Quyết định 1699/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025

Số hiệu 1699/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/10/2014
Ngày có hiệu lực 28/10/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Giang
Người ký Lại Thanh Sơn
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1699/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 28 tháng 10 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT, MAY TỈNH BẮC GIANG GIAI ĐOẠN 2015-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn xác định mức cho phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu; Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 42/2008/QĐ-BCT ngày 19 tháng 11 năm 2008 của Bộ Công Thương về Quy hoạch phát triển ngành Công nghiệp dệt, may Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Trưởng Bộ Công Thương về việc Ban hành Quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 39/TTr-SCT ngày 21 tháng 10 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2025”, với một số nội dung sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG

1. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may tỉnh Bắc Giang gắn với Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt, may Việt Nam, phù hợp với Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch phát triển công nghiệp và các quy hoạch có liên quan trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển ngành dệt, may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, ưu tiên, khuyến khích thu hút các dự án may có quy mô lớn, công nghệ mới, hiện đại đầu tư về vùng nông thôn, miền núi, chuyển hình thức từ gia công thuần túy lên phương thức mua nguyên liệu bán thành phẩm (FOB), tự thiết kế, bán thành phẩm ODM, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu... quan tâm đến thiết kế mẫu mã, xây dựng hàng hóa thương hiệu Việt.

- Phát triển ngành công nghiệp dệt, may theo hướng xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho phát triển của ngành, tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, đồng thời khai thác tốt thị trường nội địa.

- Tiếp tục phát triển ngành công nghiệp dệt, may gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp và giải quyết các vấn đề xã hội ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh.

- Bố trí không gian phát triển ngành công nghiệp dệt, may một cách hợp lý, phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, giữa các huyện thành phố trên cơ sở phân bố, khai thác lợi thế, tiềm năng của từng địa phương, đa dạng hóa sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần; đa dạng hóa quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực để phát triển, quan tâm thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực trong ngành dệt, may mà các nhà đầu tư trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.

- Dựa trên sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp dệt, sản xuất nguyên phụ liệu với doanh nghiệp may trong vùng, trong cả nước theo hướng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, từng bước phát triển một số sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu hình thành chuỗi sản xuất nhằm không ngừng nâng cao hơn nữa giá trị gia tăng trên một đơn vị sản phẩm.

- Phát triển ngành dệt, may với tốc độ nhanh gắn với công tác bảo vệ môi trường và xây dựng nông thôn mới.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu chung

- Tiếp tục xây dựng ngành dệt, may trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ lực về xuất khẩu; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Đảm bảo cho ngành dệt, may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn.

- Phân bố dệt, may ở các vùng phù hợp. Thuận lợi về nguồn cung cấp lao động, giao thông.

- Xây dựng được một số thương hiệu, đáp ứng trong môi trường hội nhập thị trường thế giới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Giai đoạn 2014-2015:

[...]