Quyết định 921/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 921/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/05/2015
Ngày có hiệu lực 19/05/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
------------------

Số: 921/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 19 tháng 05 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH NGÀNH DỆT MAY TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2020 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 3218/QĐ-BCT ngày 11 tháng 4 năm 2014 của Bộ Công Thương về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030; Căn cứ Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 932/QĐ-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt nhiệm vụ đề án quy hoạch ngành Dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề án quy hoạch ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

- Phát triển ngành dệt may Thừa Thiên Huế phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và phát triển công nghiệp của tỉnh; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của miền Trung.

- Phát triển tối đa thị trường nội địa (trong tỉnh, trong nước) đồng thời mở rộng thị trường xuất khẩu, lấy xuất khẩu làm mục tiêu cho sự phát triển của ngành.

- Phát triển ngành theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại hóa, ổn định, bền vững và hiệu quả. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ dệt may. đẩy mạnh khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm, xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm; hình thành và phát triển ngành công nghiệp thời trang.

- Phát triển ngành gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp nông thôn.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

- Đến năm 2030, ngành công nghiệp dệt may vẫn là ngành công nghiệp chủ lực, đẩy mạnh xuất khẩu và có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao.

- Đảm bảo cho các doanh nghiệp dệt may phát triển bền vững, hiệu quả trên cơ sở công nghệ hiện đại, hệ thống quản lý chất lượng, quản lý lao động, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.

- Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung.

2. Mục tiêu cụ thể

- Giai đoạn 2015 - 2020: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn ngành bình quân đạt 17,5% - 18%/năm, trong đó ngành dệt tăng 17,5% - 18%/năm, ngành may tăng 17% - 17,5%/năm.

Tăng trưởng xuất khẩu đạt 14,5 – 15,0%.

- Giai đoạn 2021 - 2025: Tốc độ tăng giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 15,5% - 16%/năm, trong đó ngành dệt tăng 15,5% - 16%/năm, ngành may tăng 15% -15,5%/năm.

Tăng trưởng xuất khẩu đạt 8,0 - 8,5%.

(xem Phụ lục 1).

III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

1. Định hướng chung

[...]