Quyết định 4218/QĐ-BGTVT năm 2015 phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc” do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 4218/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 27/11/2015
Ngày có hiệu lực 27/11/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Đinh La Thăng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BGIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4218/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH AN TOÀN GIAO THÔNG TRÊN HỆ THỐNG QUỐC LỘ VÀ ĐƯỜNG BỘ CAO TỐC

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008;

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013;

Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; đã được sửa đổi, bổ sung một số điều tại Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 18/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ về Quỹ Bảo trì đường bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Thông tư số 45/2011/TT-BGTVT ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về chi phí thẩm tra an toàn giao thông đối với công trình đường bộ xây dựng mới; công trình nâng cấp, cải tạo;

Căn cứ Thông tư số 16/2012/TT-BGTVT ngày 25/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ Thẩm tra viên an toàn giao thông đường bộ;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BGTVT-BTC ngày 10/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về chi phí thm tra an toàn giao thông đi với công trình đường bộ đang khai thác;

Căn cứ Thông tư số 20/2014/TT-BGTVT ngày 30/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 52/2013/TT-BGTVT ngày 12/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ;

Căn cứ Thông tư số 50/2015/TT-BGTVT ngày 23/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ (thay thế Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải);

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ An toàn giao thông và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường công tác thẩm định an toàn giao thông trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc”, với các nội dung chủ yếu như sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Công tác thẩm định an toàn giao thông (ATGT) trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc là trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải (Bộ GTVT), trước hết là công tác tham mưu chỉ đạo, điều hành và giám sát thực hiện của các Cục, Vụ chức năng trực thuộc Bộ GTVT, sau đó là việc triển khai thực hiện của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, đầu tư, khai thác đường bộ.

2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tạo hành lang pháp lý đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác thẩm tra, thẩm định an toàn giao thông đường bộ (ATGT ĐB) nói chung và thẩm định ATGT trên hệ thống quốc lộ và đường bộ cao tốc nói riêng.

3. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường năng lực cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện công tác thẩm tra, thẩm định ATGT ĐB, đặc biệt là các Ban Quản lý dự án (QLDA), các Cục Quản lý đường bộ (QLĐB), các Sở Giao thông vận tải (GTVT) quản lý quốc lộ ủy thác và các nhà đầu tư dự án đường bộ theo hình thức PPP.

4. Huy động tối đa nguồn lực xã hội, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong việc tuyên truyn, nâng cao nhận thức về thm tra, thm định ATGT ĐB và đào tạo thẩm tra viên ATGT ĐB.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Duy trì, đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả công tác thẩm tra, thẩm định ATGT đối với công trình đường bộ nói chung và trên hệ thống quốc lộ, đường bộ cao tốc nói riêng nhằm nâng cao điều kiện an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ (TNGT ĐB) một cách bền vững, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vận tải và đi lại của người dân, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

[...]