Quyết định 42/2007/QĐ-UBND về quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách thuộc chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Ngãi do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành
Số hiệu | 42/2007/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 31/12/2007 |
Ngày có hiệu lực | 10/01/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Ngãi |
Người ký | Nguyễn Xuân Huế |
Lĩnh vực | Đầu tư,Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2007/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu
tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc
công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày
08/8/2006 của Liên Bộ: Uỷ ban Dân tộc - Kế hoạch và Đầu tư- Tài chính - Xây dựng
- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng, Thông tư số
01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng
dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tư số
79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi,
bổ sung một số nội dung của thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007;
Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ
các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng
cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ngày 19/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc Ban hành
Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện
Chương trình 135 giai đoạn II;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 319/TTr-BDT ngày 16/10/2007
về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách
thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn II,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 14/2002/QĐ-UB ngày 02/02/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định số 160/2003/QĐ-UB ngày 12/9/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện miền núi, các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010 và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, CHÍNH SÁCH
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/2007/QĐ-UBND
ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy chế này áp dụng để quản lý đầu tư Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội 43 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) và 31 thôn ĐBKK thuộc các xã khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của tỉnh theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.
2. Quy chế được áp dụng cho việc quản lý đầu tư thực hiện các dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật và được thực hiện theo quy định tại các văn bản:
- Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của Liên Bộ: Uỷ Ban Dân tộc - Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn đặc ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 676);
- Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
- Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007;
- Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg;
- Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ngày 19/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc Ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.
1. Thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình phải công khai, phát huy mạnh mẽ dân chủ từ cơ sở và sự tham gia của người dân trong quá trình lựa chọn thực hiện các hạng mục của dự án, chính sách; Hội đồng Nhân dân xã quyết định quy mô, danh mục ưu tiên đầu tư của từng dự án.
2. Tăng cường phân cấp cho xã quản lý từng dự án của Chương trình. UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban hướng dẫn và tăng cường cán bộ giúp đỡ các xã để xã trực tiếp quản lý.
3. Thực hiện Chương trình ở xã, thôn phải đạt được các lợi ích: Xã, thôn được hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ xã, thôn và cộng đồng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia thực hiện Chương trình tại xã, thôn.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 42/2007/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 31 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ
chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu
tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng
bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc
công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày
08/8/2006 của Liên Bộ: Uỷ ban Dân tộc - Kế hoạch và Đầu tư- Tài chính - Xây dựng
- Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng, Thông tư số
01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng
dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn
vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tư số
79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi,
bổ sung một số nội dung của thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007;
Căn cứ Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ
các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng
cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg;
Căn cứ Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ngày 19/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc Ban hành
Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện
Chương trình 135 giai đoạn II;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh tại Tờ trình số 319/TTr-BDT ngày 16/10/2007
về việc đề nghị ban hành Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách
thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn II,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý đầu tư thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2006 - 2010) của tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 14/2002/QĐ-UB ngày 02/02/2002 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi và Quyết định số 160/2003/QĐ-UB ngày 12/9/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Tài Chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Lao động - Thương binh và Xã hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi; Chủ tịch UBND các huyện miền núi, các thành viên Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2006 - 2010 và Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN, CHÍNH SÁCH
THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II CỦA TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 42/2007/QĐ-UBND
ngày 31/12/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng
1. Quy chế này áp dụng để quản lý đầu tư Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội 43 xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) theo Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (Chương trình 135 giai đoạn II) và 31 thôn ĐBKK thuộc các xã khu vực II vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi của tỉnh theo Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006 của Uỷ ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.
2. Quy chế được áp dụng cho việc quản lý đầu tư thực hiện các dự án: Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc; Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ cơ sở, nâng cao trình độ quản lý hành chính và kinh tế, đào tạo nâng cao năng lực cộng đồng; Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật và được thực hiện theo quy định tại các văn bản:
- Thông tư liên tịch số 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT ngày 08/8/2006 của Liên Bộ: Uỷ Ban Dân tộc - Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã, thôn đặc ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch 676);
- Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010;
- Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Hướng dẫn thực hiện dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc và miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010 và Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007;
- Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg;
- Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ngày 19/7/2007 của Uỷ ban Dân tộc Ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.
1. Thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình phải công khai, phát huy mạnh mẽ dân chủ từ cơ sở và sự tham gia của người dân trong quá trình lựa chọn thực hiện các hạng mục của dự án, chính sách; Hội đồng Nhân dân xã quyết định quy mô, danh mục ưu tiên đầu tư của từng dự án.
2. Tăng cường phân cấp cho xã quản lý từng dự án của Chương trình. UBND huyện có trách nhiệm chỉ đạo các phòng, ban hướng dẫn và tăng cường cán bộ giúp đỡ các xã để xã trực tiếp quản lý.
3. Thực hiện Chương trình ở xã, thôn phải đạt được các lợi ích: Xã, thôn được hỗ trợ đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ xã, thôn và cộng đồng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia thực hiện Chương trình tại xã, thôn.
1. Đối tượng: Đối tượng được dự án Phát triển sản xuất hỗ trợ gồm hộ nghèo và nhóm hộ nghèo trên địa bàn 43 xã ĐBKK và 31 thôn ĐBKK ở xã khu vực II vùng dân tộc và miền núi tỉnh Quảng Ngãi.
Hộ nghèo và nhóm hộ nghèo thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 phần II của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007.
2. Nội dung dự án: Thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 1 Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007.
Tỷ lệ hỗ trợ từ dự án Phát triển sản xuất cho từng nội dung của dự án do Sở Nông nhiệp và Phát triển nông thôn xây dựng phù hợp với tình hình thực tế của địa phương trình UBND tỉnh phê duyệt để thực hiện.
3. Tổ chức quản lý dự án:
a) Chủ đầu tư:
Chủ tịch UBND huyện quyết định giao Chủ tịch UBND xã làm chủ đầu tư; trường hợp do năng lực cán bộ xã không đảm đương được thì UBND huyện trực tiếp làm chủ đầu tư.
b) Ban quản lý dự án:
Chủ đầu tư sử dụng Ban quản lý dự án Chương trình 135 của xã, huyện và bổ sung nhiệm vụ, thành phần về dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất. Đối với những xã chưa có Ban quản lý dự án Chương trình 135 phải thành lập mới theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 676, cấp xã có một Ban quản lý dự án do UBND huyện quyết định thành lập theo đề nghị của UBND xã.
Nhiệm vụ cụ thể của Ban quản lý dự án:
- Xây dựng dự án, dự toán chi tiết và kế hoạch thực hiện.
- Lựa chọn và ký hợp đồng với các đơn vị tư vấn, tổ chức, cá nhân đủ điều kiện về năng lực và tư cách pháp nhân cung cấp các dịch vụ cho dự án theo uỷ quyền của chủ đầu tư.
- Chủ động phối hợp với Ban giám sát xã, giám sát việc thực hiện dự án trên địa bàn.
- Quản lý khối lượng, chất lượng, tiến độ, chi phí của dự án.
- Báo cáo tiến độ thực hiện dự án.
- Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán theo hợp đồng ký kết.
- Bàn giao các nội dung dự án đã hoàn thành.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của chủ dự án.
c) Ban giám sát xã:
Sử dụng Ban giám sát xã của Chương trình 135 để thực hiện. Ban giám sát xã có nhiệm vụ giám sát thực hiện dự án trên địa bàn xã từ giai đoạn lập dự án đến nghiệm thu, bàn giao thanh quyết toán nguồn vốn kể cả công trình dở dang và duy tu bảo dưỡng công trình.
4. Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt dự án và kế hoạch đầu tư:
Trên cơ sở các nguồn vốn: Vốn sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của Chương trình 135, các nguồn vốn lồng ghép khác và số lượng đối tượng được thụ hưởng trên địa bàn, UBND huyện giao cho một đơn vị thích hợp xây dựng Đề án tổng thể dự án này trên địa bàn huyện cho cả giai đoạn 2006 - 2010 và cho từng năm có phân chia cho từng xã gửi phòng Tài chính - Kế hoạch thẩm định trình UBND huyện phê duyệt làm cơ sở cho việc xây dựng phương án triển khai thực hiện dự án trên địa bàn từng xã; đây cũng là điều kiện cần thiết để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tổng thể dự án Phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh và cũng là căn cứ để Chủ tịch UBND huyện giao cho xã làm chủ đầu tư hoàn toàn dự án này.
a) Đối với nguồn vốn sự nghiệp: Thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007.
b) Đối với nguồn vốn đầu tư phát triển:
Thực hiện theo hướng dẫn tại Khoản 3 Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007.
Chi phí lập, thẩm định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006 - 2010.
c) Thực hiện dự án: Thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 4.2, Khoản 4 phần II Quy định cụ thể của Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007.
Căn cứ mức vốn Trung ương giao hàng năm và các nguồn huy động khác, tổng hợp kế hoạch thực hiện dự án của các huyện, UBND tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch hàng năm cho các huyện triển khai thực hiện.
5. Tổ chức thực hiện:
Thực hiện theo hướng dẫn tại các Khoản: 2, 3, 4 phần III Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 và Khoản 4 Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007.
Điều 4. Dự án phát triển cơ sở hạ tầng
1. Yêu cầu: Kế hoạch hỗ trợ đầu tư Dự án phát triển cơ sở hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn II phải dựa trên Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của các xã, thôn ĐBKK thuộc Chương trình 135 đã được UBND huyện phê duyệt. Danh mục công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được hỗ trợ đầu tư phải có tên trong quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương được phê duyệt; công trình phải phục vụ được cho nhiều hộ dân sống tập trung; không đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng ở những nơi dân cư sống quá phân tán, nhỏ lẻ.
2. Đối tượng đầu tư: Công trình đầu tư tại xã và công trình đầu tư tại thôn, bản ĐBKK thuộc xã khu vực II thực hiện theo các điểm 2.1, Khoản 2, Mục I, phần II Thông tư liên tịch 676.
3. Chủ đầu tư:
a) Công trình hạ tầng Chương trình 135 là công trình có quy mô nhỏ, xây dựng trong phạm vi xã, thôn; UBND tỉnh uỷ quyền cho UBND huyện quyết định đầu tư toàn bộ công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 trên địa bàn huyện.
- Chủ tịch UBND huyện quyết định đầu tư công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135 có mức vốn từ 3 tỷ đồng trở xuống.
- Những công trình hạ tầng có quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản giao cho xã làm chủ đầu tư như:
+ Các công trình xây dựng tại thôn bản ĐBKK thuộc xã khu vực II giao cho xã làm chủ đầu tư.
+ Những công trình nước sinh hoạt tập trung cho thôn cung cấp cho ít nhất từ 20 hộ trở lên.
+ Công trình giao thông đến thôn, bản thi công bằng phương pháp thủ công.
+ Công trình thuỷ lợi: chủ yếu là đào, đắp kênh mương.
+ Lớp tiểu học, lớp mẫu giáo, mầm non thôn, bản.
+ Nhà sinh hoạt cộng đồng.
+ Các công trình khác có mức vốn đầu tư dưới 300 triệu đồng.
- Tuỳ theo quy mô, tính chất công trình và trên cơ sở trình độ, năng lực quản lý, điều hành của cán bộ xã, UBND huyện xem xét quyết định phân cấp cho xã làm chủ đầu tư các công trình thuộc dự án này có mức vốn từ 700 triệu đồng trở xuống khi xã có Tờ trình xin làm chủ đầu tư và phải đảm bảo thanh, quyết toán công trình thuộc dự án đúng quy trình, thời gian theo quy định của Nhà nước.
b) Những công trình ngoài quy định trên do huyện làm chủ đầu tư; trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình 135, UBND huyện căn cứ vào tiêu chí phân loại xã ĐBKK do UBND tỉnh quy định để phân bổ vốn, không bình quân chia đều. UBND huyện chủ động điều hoà vốn của các công trình giữa các xã trong nằm kế hoạch để đảm bảo thực hiện hết vốn được phân bổ, hoàn thành công trình theo kế hoạch đã được duyệt.
4. Ban quản lý dự án và nhiệm vụ của Ban quản lý dự án:
Thực hiện theo tiết 2.3, Khoản 2, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
5. Quy hoạch xây dựng công trình cơ sở hạ tầng:
a) Các thôn ĐBKK thuộc xã khu vực II mới được bổ sung vào Chương trình phải tổ chức lập quy hoạch cơ sở hạ tầng trước khi triển khai các hoạt động xây dựng. Các xã chuyển tiếp vào diện đầu tư của Chương trình 135 phải tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cơ sở hạ tầng xây dựng phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư ở xã, thôn. Các công trình hạ tầng phải tính toán đầu tư có hiệu quả, phục vụ cho nhiều hộ dân sống tập trung.
b) Trường hợp công trình cơ sở hạ tầng không phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư ở xã, thôn trong giai đoạn II; UBND xã lựa chọn đơn vị tư vấn có đủ năng lực lập, điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho phù hợp với quy hoạch sản xuất và bố trí dân cư ở xã, thôn trong giai đoạn II và phải tuân thủ theo Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về quy hoạch xây dựng thông qua HĐND xã trình UBND huyện phê duyệt. Vốn để lập quy hoạch được bố trí trong kế hoạch từ nguồn vốn ngân sách đầu tư cho Chương trình 135.
6. Kế hoạch đầu tư: Thực hiện theo tiết 2.6, Khoản 2, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
7. Lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình:
a) Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã, thôn bao gồm công trình quy mô nhỏ không phải lập dự án đầu tư, chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình và phải đầu tư hoàn thành dứt điểm không quá 2 năm. Những công trình có mức vốn dưới 500 triệu đồng đã nằm trong quy hoạch thì báo cáo kinh tế - kỹ thuật chỉ phải nêu: Tên công trình, tên chủ đầu tư, địa điểm xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn, thời gian thi công, thời gian hoàn thành và thiết kế bản vẽ thi công, dự toán.
b) Báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình do chủ đầu tư lựa chọn đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực lập và gửi cơ quan chuyên môn thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt. Quy trình phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật như sau:
Đối với những công trình có mức vốn đầu tư dưới mức vốn do UBND tỉnh quy định phân cấp quản lý đầu tư xây dựng cho UBND huyện theo quy định hiện hành thì thiết kế bản vẽ thi công trong báo cáo kinh tế kỹ thuật phải được các phòng, ban chức năng của huyện, hoặc đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt. Riêng các công trình do UBND xã làm chủ đầu tư thì Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo các phòng, ban chức năng của huyện thẩm định trước khi trình UBND huyện phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật.
c) Quản lý chi phí đầu tư công trình hạ tầng: Thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng.
8. Thực hiện đầu tư xây dựng công trình:
Việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình tuân theo Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình, Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 16/2005/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Đối với các công trình hạ tầng thuộc Chương trình 135, do tính đặc thù, một số quy định cụ thể thực hiện như sau:
a) Lựa chọn nhà thầu xây dựng:
a.1- Khuyến khích hình thức đấu thầu với tất cả các hoạt động xây dựng. Các trường hợp sau đây được áp dụng hình thức chỉ định thầu: Gói thầu về dịch vụ tư vấn xây dựng có giá trị dưới 300 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng thuộc dự án mua sắm thường xuyên; các trường hợp trên nếu thấy cần thiết thì tổ chức đấu thầu.
a.2- Việc chọn nhà thầu xây lắp là các doanh nghiệp, Ban quản lý dự án phải thông báo công khai tại nơi công cộng, trên đài, báo và truyền hình địa phương và gửi thư cho các nhà thầu trước 10 ngày về các thông tin của công trình và điều kiện tuyển chọn. Mỗi công trình phải có ít nhất 05 nhà thầu tham gia tuyển chọn, Ban quản lý dự án lựa chọn nhà thầu phù hợp nhất để trình Chủ tịch UBND huyện quyết định.
a.3- Đối với hình thức đấu thầu: Quy trình thực hiện theo luật đấu thầu.
a.4- Đối với hình thức chỉ định thầu: Quy trình thực hiện:
- Phát hành hồ sơ yêu cầu;
- Chuẩn bị hồ sơ đề xuất;
- Đánh giá hồ sơ đề xuất;
- Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu;
- Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
a.4.1- Hồ sơ yêu cầu:
- Là toàn bộ tài liệu sử dụng cho hình thức chỉ định thầu, chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp; lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ đề xuất nhằm lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu; là căn cứ cho sự thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng. Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết định nội dung của hồ sơ yêu cầu;
- Bên mời thầu lập hồ sơ yêu cầu, đối với gói thầu dịch vụ tư vấn không cần nêu tiêu chuẩn đánh giá tổng hợp; đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu lựa chọn tổng thầu xây dựng (trừ gói thầu lựa chọn tổng thầu thiết kế) không cần nêu các yếu tố để xác định giá đánh giá. Hồ sơ yêu cầu có nội dung tương tự hồ sơ mời thầu;
- Chủ đầu tư chịu trách nhiệm phê duyệt hồ sơ yêu cầu theo quy định trên để bên mời thầu gửi cho nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất.
a.4.2- Hồ sơ đề xuất: Là toàn bộ tài liệu do nhà thầu đề xuất theo hồ sơ yêu cầu và được nộp cho bên mời thầu theo quy định nêu trong hồ sơ yêu cầu.
Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu chuẩn bị hồ sơ đề xuất có nội dung tương tự hồ sơ dự thầu, bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính, thương mại.
a.4.3- Đánh giá hồ sơ đề xuất:
- Bên mời thầu tiến hành đánh giá hồ sơ đề xuất của nhà thầu theo tiêu chuẩn đánh giá nêu trong hồ sơ yêu cầu;
- Nhà thầu được đề nghị trúng chỉ định thầu khi hồ sơ đề xuất đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có đủ năng lực và kinh nghiệm theo hồ sơ yêu cầu;
+ Có đề xuất về kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu của hồ sơ yêu cầu căn cứ theo tiêu chuẩn đánh giá;
+ Có giá đề nghị chỉ định thầu không vượt dự toán (giá gói thầu) được duyệt cho gói thầu.
a.4.4- Trình duyệt, thẩm định và phê duyệt kết quả chỉ định thầu:
Trên cơ sở báo cáo kết quả chỉ định thầu, báo cáo thẩm định, chủ đầu tư phê duyệt kết quả chỉ định thầu gói thầu dịch vụ tư vấn có giá gói thầu dưới 300 triệu đồng; gói thầu mua sắm hàng hoá, xây lắp có giá trị dưới 1 tỷ đồng thuộc dự án đầu tư phát triển; gói thầu mua sắm hàng hoá có giá trị dưới 100 triệu đồng thuộc dự án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên.
a.4.5- Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng
Trên cơ sở quyết định phê duyệt kết quả chỉ định thầu, bên mời thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng với nhà thầu được chỉ định thầu để chủ đầu tư ký kết hợp đồng.
a.5- Đối với các gói thầu thuộc trường hợp sự cố bất khả kháng:
Do thiên tai, địch họa, sự cố cần khắc phục ngay theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 20 của Luật Đấu thầu thì việc chỉ định thầu không phải thực hiện theo quy định từ điểm a.4 tiết a Khoản 8 Điều này, nhưng sau không quá 15 ngày, kể từ ngày chỉ định thầu, chủ đầu tư hoặc cơ quan chịu trách nhiệm quản lý công trình, tài sản đó và nhà thầu phải tiến hành các thủ tục xác định khối lượng và giá trị công việc để hai bên ký kết hợp đồng làm cơ sở cho việc thực hiện và thanh toán.
b) Về quy trình ký kết hợp đồng:
b.1- Hợp đồng được ký kết căn cứ vào các tài liệu sau đây:
- Kết quả thương thảo, hoàn thiện hợp đồng.
- Quyết định phê duyệt và văn bản thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Hồ sơ dự thầu và các tài liệu giải thích làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn.
- Hồ sơ mời thầu.
b.2- Việc ký kết hợp đồng phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Hồ sơ dự thầu của nhà thầu được lựa chọn còn hiệu lực.
- Thông tin về năng lực kỹ thuật, tài chính của nhà thầu được cập nhật tại thời điểm ký hợp đồng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Đối với khối lượng công việc chủ yếu sử dụng lao động thủ công, nhân dân trong xã có thể làm được thì chủ đầu tư giao cho UBND xã tự tổ chức thi công và tự chịu trách nhiệm. Chủ đầu tư giao cho Ban Quản lý trực tiếp ký hợp đồng với dân thông qua Trưởng thôn có công trình; nếu công trình có liên quan từ 2 - 3 thôn trong xã, thì chủ đầu tư giao Ban Quản lý ký hợp đồng trực tiếp với các hội đoàn thể của xã để tạo điều kiện nhân dân tham gia lao động, tăng thêm thu nhập, giảm hộ nghèo ở địa phương. Việc thực hiện hợp đồng và thanh toán cho dân có sự giám sát của Ban giám sát xã.
Chủ đầu tư tạo điều kiện để nhân dân trong xã, thôn và lực lượng lao động khác như bộ đội biên phòng, bộ đội đóng quân tại địa bàn được tham gia xây dựng công trình hạ tầng và phát triển kinh tế ở các xã, thôn thực hiện Chương trình 135.
- Công trình do nhân dân trong xã tự làm được tạm ứng tối đa 50% kế hoạch vốn hàng năm của công trình; công trình do các doanh nghiệp thi công được tạm ứng tối đa 30% kế hoạch vốn hàng năm của công trình.
c) Giám sát hoạt động xây dựng:
Thực hiện theo điểm 2.8.2, tiết 2.8, Khoản 2, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
d) Nghiệm thu, bàn giao, quản lý khai thác công trình:
Thực hiện theo điểm 2.8.3, tiết 2.8, Khoản 2, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
Về công tác duy tu, bảo dưỡng: Tất cả các công trình cơ sở hạ tầng tại các xã miền núi, trọng tâm là các công trình thuộc chương trình 135 và TTCX thực hiện theo Quy chế Quản lý, duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng tại xã miền núi đã được UBND tỉnh ban hành tại Quyết định số 43/2005/QĐ-UB ngày 28/3/2005.
Điều 5. Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn và cộng đồng:
1. Đối tượng được đào tạo bồi dưỡng:
Thực hiện theo tiết 3.1 Khoản 3, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
2. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng:
Thực hiện theo Quyết định số 04/2007/QĐ-UBDT ngày 19/7/2007 Uỷ ban Dân tộc ban hành Chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ cơ sở và cộng đồng thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II.
3. Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng:
Tài liệu đào tạo, bồi dưỡng do Uỷ ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức biên soạn và xuất bản; tài liệu đặc thù của địa phương, UBND tỉnh uỷ quyền cho Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành chức năng biên soạn tài liệu, sử dụng thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.
4. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng:
Thực hiện theo tiết 3.4, Khoản 3, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
5. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng:
Thực hiện theo tiết 3.5, Khoản 3, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
6. Về kinh phí thực hiện dự án:
Thực hiện theo điểm 3.5.5, tiết 3.5, Khoản 3, Mục I, Phần II Thông tư liên tịch 676.
Thực hiện theo Thông tư số 06/2007/TT-UBDT ngày 20/9/2007 của Uỷ ban Dân tộc Hướng dẫn thực hiện mức hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý, để nâng cao nhận thức pháp luật theo Quyết định 112/2007/QĐ-TTg ngày 20/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
1. Ban Giám sát xã: Do UBND xã đề xuất (sau khi có ý kiến thống nhất của HĐND xã) trình UBND huyện quyết định thành lập. Trưởng ban là Chủ tịch HĐND hoặc Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã. Các thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể xã hội, những người có uy tín, người có chuyên môn, kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng, tổ chức sản xuất của xã; công trình, dự án được xây dựng ở thôn nào thì Trưởng thôn đó là thành viên Ban Giám sát; công trình, dự án thuộc ngành nào thì đại diện của ngành đó là thành viên Ban Giám sát.
2. Ban Giám sát xã có nhiệm vụ:
Giám sát toàn diện trên tất cả các mặt, các khâu của các dự án thuộc Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện trên địa bàn xã từ giai đoạn lập khảo sát xây dựng đến thi công, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Giám sát việc quản lý, sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng các công trình và có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cấp có thẩm quyền để xử lý những hành vi vi phạm quy định trong quá trình tổ chức thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng các công trình thuộc Chương trình 135 trên địa bàn:
a) Kiểm tra việc thực hiện các chính sách thuộc dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất; xây dựng cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, thôn và cộng đồng; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.
b) Giám sát việc lập quy hoạch xây dựng Chương trình 135 giai đoạn II, giám sát công tác khảo sát, chọn địa điểm, quy mô xây dựng công trình.
c) Kiểm tra số lượng, chất lượng, chủng loại vật tư, vật liệu, đưa đến tại công trình theo đúng tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật được duyệt.
d) Giám sát chất lượng con giống, cây giống; chất lượng xây lắp, thiết bị máy móc chế biến, bảo quản kể cả phần việc do nhân dân trong xã đảm nhận.
e) Đôn đốc kiểm tra tiến độ thi công các dự án, chính sách theo kế hoạch được duyệt.
g) Vận động nhân dân địa phương tham gia thực hiện công trình để có thêm thu nhập, tạo ý thức bảo vệ trong quá trình khai thác sử dụng và phát huy hiệu quả các công trình; công khai những việc đã giám sát cho nhân dân biết và có trách nhiệm giải thích những vướng mắc trong nhân dân.
h) Phối hợp với Ban quản lý dự án giải quyết những khó khăn nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hịên công trình có liên quan đến địa phương như: Đền bù giải phóng mặt bằng (nếu có), chất lượng vật liệu do dân khai thác, vận chuyển vật liệu đến chân công trình, tiến độ và chất lượng phần việc do xã đảm nhận và các vấn đề liên quan đến phong tục, tập quán của đồng bào.
i) Trong quá trình thi công công trình, Ban Giám sát xã phối hợp với giám sát của chủ đầu tư (giám sát của ban quản lý dự án, tư vấn giám sát), giám sát tác giả có nhiệm vụ giám sát chất lượng, khối lượng, giá vật liệu, tiến độ thi công.
k) Tham gia nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu cấu kiện, thiết bị chạy thử và nghiệm thu công trình hoàn thành.
l) Giám sát việc thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình.
3. Quyền hạn của Ban giám sát xã:
a) Được các ngành chức năng cấp huyện tổ chức tập huấn, quán triệt chủ trương, chính sách đối với đồng bào vùng dân tộc và miền núi; nghiệp vụ tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình hạ tầng.
b) Được chủ đầu tư cung cấp bản vẽ thiết kế, dự toán và hợp đồng xây dựng công trình (bản sao).
c) Có quyền yêu cầu đơn vị thi công sửa chữa hoặc dỡ bỏ những bộ phận công trình xây dựng không đúng thiết kế đã được phê duyệt; loại bỏ những vật tư, thiết bị kém chất lượng.
d) Yêu cầu Ban quản lý dự án, đơn vị thi công (bao gồm phần việc xã, thôn bản tự làm) báo cáo toàn bộ dự toán công trình, trong đó phân tách khối lượng, phần việc dân tự làm, khoản kinh phí dân được hưởng để vận động nhân dân tham gia và một số nội dung thiết kế, kỹ thuật cơ bản đã được phê duyệt để giám sát.
e) Có quyền đề nghị Ban quản lý dự án đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng thi công nếu phát hiện nhà thầu hoặc phần việc xã, thôn đảm nhận có những sai phạm nghiêm trọng.
g) Không ký biên bản nghiệm thu những hạng mục công trình không đạt chất lượng theo thiết kế đã được phê duyệt.
QUẢN LÝ, CẤP PHÁT VÀ THANH QUYẾT TOÁN VỐN
Điều 8. Quản lý thống nhất nguồn vốn
1. Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách Trung ương và huy động các nguồn lực của địa phương, trong đó ngân sách trung ương là hỗ trợ. Việc huy động các nguồn lực của địa phương bao gồm ngân sách địa phương đầu tư trực tiếp; nguồn lực của đơn vị, tổ chức, các tầng lớp dân cư trong và ngoài tỉnh và thông qua lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn các xã ĐBKK để thực hiện. UBND huyện, xã triển khai thực hiện tốt các nguồn vốn thuộc chương trình, dự án đúng mục đích, đúng đối tượng; có trách nhiệm phát huy vai trò tự lực, tự cường của các hộ nghèo và toàn thể cộng đồng trên địa bàn vươn lên thoát nghèo, gắn quyền lợi, trách nhiệm của đồng bào các dân tộc vào việc tham gia thực hiện chương trình.
2. Các nguồn vốn phải đưa vào kế hoạch để quản lý thống nhất. Việc phân bố vốn Trung ương hỗ trợ cho địa phương hàng năm phải đảm bảo tất cả các xã, thôn bản thuộc chương trình 135 đều được thụ hưởng, được thông báo đến từng xã, thôn; đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả và không để thất thoát. Việc phân bổ vốn phải thực hiện theo tiêu chí phân loại xã ĐBKK và tính cấp thiết của từng dự án, công trình; khả năng chuẩn bị đầu tư của từng xã mà bố trí cho hợp lý, không bình quân chia đều. Công trình ghi kế hoạch chỉ nên thực hiện trong một năm, chậm nhất không quá hai năm.
Điều 9. Vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư
1. Vốn đầu tư: Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn quy định tại Quyết định 07/2006/QĐ-TTg:
a) Ngân sách Trung ương (bao gồm cả vốn vay và vốn viện trợ ngoài nước) đầu tư trực tiếp cho Chương trình 135.
b) Ngân sách tỉnh, huyện đầu tư trực tiếp cho Chương trình 135.
c) Vốn huy động hợp pháp tại địa phương; nguồn hỗ trợ của các ngành, đơn vị kinh tế, các tổ chức xã hội và các địa phương khác đóng góp bằng tiền, vật tư, ngày công; nguồn huy động tại chỗ của dân, chủ yếu là vật tư, lao động, không huy động bằng tiền đối với hộ nghèo.
Sở tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, tổng hợp tất cả các nguồn vốn quy định tại Khỏan này vào ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và cấp phát, thanh toán theo Quy chế này.
Ngoài ra còn có nguồn vốn Ngân sách Nhà nước đầu tư qua các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác cùng đầu tư trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn.
2. Sử dụng nguồn vốn:
a) Các nguồn vốn quy định ở Khoản 1 Điều này chỉ hỗ trợ đầu tư cho các dự án, chính sách trên địa bàn các xã, thôn bản thuộc các đối tượng đã quy định tại Khoản 1 Điều 1 của Quy chế này, không sử dụng đầu tư cho các công trình ngoài các đối tượng đã quy định.
b) Vốn xây dựng cơ bản đầu tư cho công trình được chia ra: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị và chi phí khác, thực hiện theo Thông tư 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006.
- Chi phí khác chi cho: Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật; lệ phí thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế bản vẽ thi công và dự toán; chi phí khảo sát xây dựng; giám sát thi công; chi phí hoạt động của Ban quản lý dự án huyện, xã; chi phí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và nhà thầu cung cấp thiết bị; chi đền bù đất đai; bồi thường thiệt hại hoa màu; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí lán trại (nếu có); chi thẩm định quyết toán và nghiệm thu công trình được tính và thanh toán trong dự toán công trình. Mức chi cụ thể cho các công việc trên áp dụng theo Thông tư hướng dẫn số 01/2006/TT-BXD ngày 17/5/2006 của Bộ Xây dựng.
- Đối với chi phí Ban quản lý: Giao cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện, hoặc xã căn cứ vào mức chi cụ thể của từng công trình tổng hợp lập dự toán thu, chi trình UBND huyện phê duyệt để thực hiện.
c) Chi cho công tác quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình tỉnh, huyện, xã được bố trí trong kế hoạch vốn ngân sách đầu tư cho Chương trình 135 tại địa phương.
- Ban Dân tộc lập dự toán chi cho Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Phòng Dân tộc (hoặc Dân tộc - Tôn giáo) - cơ quan Thường trực chương trình 135 các huyện lập dự toán chi cho các hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình 135 của huyện và xã trình UBND huyện phê duyệt.
Điều 10. Cấp phát, thanh quyết toán vốn đầu tư
1. Cấp phát vốn đầu tư Chương trình 135:
- Tất cả các nguồn vốn đầu tư cho Chương trình 135 đều phải quản lý tập trung thống nhất qua Kho bạc Nhà nước để cấp phát, thanh toán cho từng công trình theo dự án đã được duyệt (nếu bằng hiện vật, công lao động thì thực hiện ghi thu, ghi chi theo lệnh của cơ quan tài chính).
- Vốn đầu tư cho Chương trình 135 được thông báo cho Thường trực Ban chỉ đạo chương trình 135 tỉnh biết để tham mưu UBND tỉnh phân bổ kế hoạch hàng năm.
- Căn cứ vào quyết định phân bổ vốn do ngân sách Trung ương trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách tỉnh và các tổ chức hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Tài chính chuyển kịp thời, đầy đủ sang hệ thống Kho bạc Nhà nước.
- Hệ thống Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, tạm ứng thanh toán vốn cho khối lượng thực hiện của dự án, công trình theo quy định của Nhà nước.
- UBND các huyện có xã thực hiện chương trình 135 có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan trên địa bàn phối hợp thực hiện đảm bảo vốn đầy đủ kịp thời cho các dự án.
2. Kiểm soát thanh toán vốn đầu tư:
Quy trình quản lý, thanh toán vốn Chương trình 135 giai đoạn II được thực hiện theo quy định của Kho bạc Nhà nước Trung ương tại Công văn số 2849/KBNN-KHTH ngày 29/12/2006 và các quy định hiện hành khác của Nhà nước.
3. Báo cáo quyết toán hàng năm và báo cáo quyết toán công trình hoàn thành:
a) Báo cáo định kỳ: Theo định kỳ hàng tháng, quý, năm:
- Kho bạc Nhà nước huyện báo cáo cấp phát, tạm ứng, thanh toán vốn cho Kho bạc Nhà nước tỉnh, đồng gửi UBND, Phòng Tài chính và Phòng Dân tộc của huyện.
- Kho bạc Nhà nước tỉnh báo cáo tổng hợp cấp phát, tạm ứng, thanh toán vốn trong tỉnh cho UBND tỉnh, Sở Tài chính, Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh (Ban dân tộc tỉnh).
- Cơ quan thường trực Chương trình 135 huyện (phòng Dân tộc và Tôn giáo) có trách nhiệm tổng hợp toàn bộ và báo cáo tiến độ thực hiện các công trình, dự án, chính sách thuộc Chương trình trên địa bàn huyện. Nội dung báo cáo bao gồm: Dự toán, khối lượng, giá trị thực hiện, vốn đã được cấp phát từng công trình cho UBND huyện và Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 tỉnh để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh. Trước khi gửi báo cáo, yêu cầu các Chủ đầu tư phải đối chiếu số liệu có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tại nơi mở tài khoản.
b) Báo cáo quyết toán công trình:
Chủ đầu tư dự án báo cáo tài chính (gồm báo cáo quyết toán năm và báo cáo quyết toán công trình hoàn thành) theo quy định hiện hành.
Kết thúc công trình, chủ đầu tư dự án (huyện hoặc xã) lập báo cáo quyết toán công trình. Đối với những công trình do UBND huyện, xã quyết định đầu tư thì gửi Phòng Tài chính huyện chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định, trình UBND huyện phê duyệt quyết toán công trình hoàn thành. Các báo cáo quyết toán đã được phê duyệt gửi về Thường trực Ban Chỉ đạo chương trình 135 của tỉnh để tổng hợp báo cáo Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình 135 Trung ương và UBND tỉnh.
4. Giám sát đánh giá:
- Căn cứ những mục tiêu của Chương trình 135 giai đoạn II và điều kiện thực tế của tỉnh; UBND tỉnh ban hành Bản Lộ trình thực hiện các dự án chính sách thuộc Chương trình làm công cụ cho Ban Chỉ đạo Chương trình của tỉnh giám sát đánh giá tiến trình thực hiện các mục tiêu của dự án, chính sách cần đạt được trong từng giai đoạn và khi kết thúc chương trình. Lộ trình là cơ sở đánh giá kết quả thực hiện Chương trình trên địa bàn toàn tỉnh.
- Trên cơ sở Bản Lộ trình thực hiện Chương trình 135 giai đoạn II của tỉnh; UBND các huyện miền núi xây dựng Lộ trình thực hiện Chương trình 135 của địa phương, trong đó thể hiện rõ những chỉ tiêu cần đạt được theo tiến độ từng năm, đối tượng ưu tiên hỗ trợ của Chương trình để phân bổ nguồn lực; thực hiện được sự phân cấp, giao quyền; xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phát triển xã có sự tham gia của cộng đồng.
- UBND huyện chỉ đạo các đơn vị, địa phương tạo điều kiện thuận lợi để HĐND, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan đoàn thể xã hội các cấp, cộng đồng dân cư tham gia giám sát và phối hợp giám sát thực hiện Chương trình ở địa phương, nhằm thiết lập được một hệ thống biện pháp và công cụ quản lý, theo dõi một cách minh bạch, rõ ràng và tin cậy các thông tin về đối tượng được đầu tư, hỗ trợ và hưởng lợi trong Chương trình 135 giai đoạn II ở huyện, xã.
- Ban Dân tộc chủ trì phối hợp với các Sở, Ban ngành có liên quan xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức kiểm tra, giám sát thường xuyên, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hàng năm, giữa kỳ và khi kết thúc chương trình.
1. Thành lập Ban chỉ đạo Chương trình:
a) Ở tỉnh, thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã ĐBKK, vùng đồng bào dân tộc miền núi và vùng sâu, vùng xa của tỉnh do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban, đồng chí Trưởng Ban Dân tộc làm phó ban thường trực; (Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan thường trực Chương trình). Giúp việc cho Ban Chỉ đạo Chương trình có Tổ chuyên viên gồm gồm các thành viên là cán bộ, công chức công tác tại cơ quan là thành viên Ban chỉ đạo.
b) Ở huyện, Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập Ban chỉ đạo Chương trình 135 cấp huyện do một đồng chí lãnh đạo UBND huyện làm Trưởng ban, Trưởng Phòng Dân tộc (hoặc Phòng Dân tộc và Tôn giáo) làm Phó ban thường trực và các thành viên khác là lãnh đạo các phòng, ban: Kế hoạch - Tài chính, Hạ tầng Kinh tế - Kỹ thuật, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Kho bạc Nhà nước huyện.
2. Ban quản lý dự án:
a) Cấp huyện là chủ đầu tư:
Sử dụng Ban Quản lý dự án đầu tư và xây dựng huyện để thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các dự án thuộc Chương trình 135 trên địa bàn huyện; tuỳ theo điều kiện thực tế và năng lực cán bộ ở địa phương, Chủ tịch UBND huyện quyết định giao các dự án thành phần của Chương trình cho từng đơn vị quản lý chuyên ngành. Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện và sử dụng con dấu riêng. Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND huyện không làm Trưởng Ban quản lý dự án. Cơ quan thường trực Chương trình 135 của huyện tham mưu giúp UBND huyện quản lý, chỉ đạo, kiểm tra và tổng hợp báo cáo thực hiện chương trình từ đơn vị quản lý thực hiện dự án và các xã có dự án trên địa bàn huyện.
b) Cấp xã là chủ đầu tư:
- Ở những xã đã có Ban quản lý dự án chung của xã thì sử dụng Ban quản lý này để thực hiện, những nơi chưa có ban quản lý dự án của xã thì UBND xã đề nghị Chủ tịch UBND huyện quyết định thành lập Ban quản lý Chương trình 135 để thực hiện.
- Ban quản lý dự án xã do một đồng chí lãnh đạo UBND xã làm Trưởng Ban, kế toán UBND xã kiêm kế toán Ban quản lý, các cán bộ chuyên môn của xã theo dõi các dự án thành phần, Trưởng thôn đại diện thôn và người hưởng lợi làm thành viên Ban quản lý. Ban Quản lý dự án cấp xã có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước huyện và sử dụng con dấu của UBND xã để giao dịch. Ban quản lý dự án làm nhiệm vụ quản lý chung các dự án, chính sách trên địa bàn được UBND huyện giao.
Điều 12. Nhiệm vụ của các Sở, ngành, địa phương có liên quan
1. Ban Dân tộc là cơ quan thường trực Chương trình:
a) Thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính hướng dẫn các huyện lập kế hoạch hàng năm, tổng hợp kế hoạch vốn thực hiện từng năm báo cáo UBND tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch vốn thực hiện các dự án, chính sách thuộc Chương trình 135 để thực hiện lồng ghép các nguồn vốn trên địa bàn.
c) Trực tiếp thực hiện một số nội dung của dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ cơ sở và cộng đồng khi được UBND tỉnh giao.
d) Phối hợp với các Sở, ngành, địa phương quản lý các dự án: Phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở; hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
e) Chủ trì giúp Ban Chỉ đạo Chương trình 135 của tỉnh tổ chức kiểm tra, theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo theo quy định của UBND tỉnh và Uỷ Ban Dân tộc.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính bố trí vốn ngân sách cho các chính sách, dự án thuộc Chương trình 135 theo thông báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
b) Phối hợp với Ban Dân tộc phân bổ chi tiết nguồn vốn của Chương trình 135 cho các địa phương.
3. Sở Tài chính:
a) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn cho các chính sách, dự án của Chương trình.
b) Thông báo vốn đầu tư cho các chủ dự án và chuyển kinh phí về Kho bạc Nhà nước để cấp phát, thanh toán theo quy định của Nhà nước.
c) Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng, thanh quyết toán nguồn vốn của Chương trình 135 tại các cơ quan quản lý vốn từ tỉnh đến xã.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất, thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Xây dựng kế hoạch tổng thể Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất. Hướng dẫn huyện, xã lập dự án và kế hoạch đầu tư. Tổng hợp kế hoạch đầu tư, xây dựng kế hoạch phân bổ vốn chi tiết dự án cho các huyện, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình 135 và gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính để trình UBND tỉnh phê duyệt.
b) Hướng dẫn chi tiết tỷ lệ hỗ trợ từ Dự án, chủng loại, quy mô máy, công cụ, trang thiết bị bảo quản, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của địa phương.
c) Kiểm tra, giám sát thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; chỉ đạo, tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa bàn.
d) Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và một năm về cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh, gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
5. Sở Xây dựng:
a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý nhà nước về chất lượng công trình thuộc Chương trình 135 trên địa bàn.
b) Hướng dẫn các chủ đầu tư thực hiện các thủ tục xây dựng cơ bản theo Luật xây dựng và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng đối với công trình thuộc Chương trình 135.
6. Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi:
a) Chịu trách nhiệm hướng dẫn cơ chế giải ngân các chính sách, dự án thuộc Chương trình 135.
b) Tổ chức giải ngân theo đúng tiến độ; chịu trách nhiệm báo cáo kết quả giải ngân hàng tháng, hàng quý và cả Chương trình về cơ quan thường trực Chương trình 135 tỉnh và Kho bạc Nhà nước Trung ương theo quy định.
7. Các Sở, ngành có liên quan của tỉnh, theo chức năng, nhiệm vụ và căn cứ mục tiêu của Chương trình, có trách nhiệm tổ chức, xây dựng và chỉ đạo phối hợp thực hiện các chương trình mục tiêu Quốc gia trên địa bàn để đạt mục tiêu của Chương trình đề ra.
8. Uỷ ban nhân dân các huyện thực hiện Chương trình 135:
a) Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình 135 của huyện; quyết định thành lập Ban Giám sát các xã theo hướng dẫn tại Điều 7 Quy chế này.
b) Tổ chức tuyên truyền mục đích, nội dung của Chương trình đến cộng đồng để người dân hiểu và tự giác tham gia thực hiện Chương trình.
c) Tổ chức rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng các công trình hạ tầng; tổ chức phân loại xã ĐBKK, bình xét, xếp loại ưu tiên để thực hiện phân khai vốn đầu tư cho các dự án, chính sách của Chương trình tránh tình trạng bình quân chia đều, đảm bảo được tính minh bạch, chính sách thực sự đến với hộ nghèo.
d) Tổ chức huy động các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện Chương trình.
e) Đối với những xã đội ngũ cán bộ đủ năng lực, trình độ, UBND huyện giao cho UBND xã làm chủ đầu tư để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ xã qua việc tham gia quản lý Chương trình. Ban Chỉ đạo cấp huyện có kế hoạch phân công cán bộ, công chức thuộc các Phòng, Ban chuyên môn cấp huyện giúp Ban quản lý các xã thực hiện quản lý các chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn xã, thôn.
g) Chủ tịch UBND huyện chịu trách nhiệm toàn diện trước Chủ tịch UBND tỉnh về hiệu quả của Chương trình trên địa bàn.
9. Các Sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện có Chương trình 135 trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra giám sát, đôn đốc thực hiện đúng Quy chế này.
Điều 13. Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các địa phương, đơn vị phản ánh về Ban Dân tộc để nghiên cứu trình UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung cho phù hợp./.