Thông tư liên tịch 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 do Uỷ ban Dân tộc - Bộ kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài Chính - Bộ Xây dựng - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT
Ngày ban hành 30/08/2006
Ngày có hiệu lực 14/09/2006
Loại văn bản Thông tư liên tịch
Cơ quan ban hành Bộ Kế hoạch và Đầu tư,Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,Bộ Tài chính,Bộ Xây dựng,Uỷ ban Dân tộc
Người ký Đỗ Hoàng Anh Tuấn,Đinh Tiến Dũng,Hoàng Công Dung,Hứa Đức Nhị,Nguyễn Đức Hoà
Lĩnh vực Đầu tư,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN DÂN TỘC-BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ XÂY DỰNG-BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
******

Số: 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 8 năm 2006

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

SỐ 676/2006/TTLT-UBDT-KHĐT-TC-XD-NNPTNT NGÀY 8 THÁNG 8 NĂM 2006 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2006 – 2010

Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg  ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010 (sau đây gọi chung là Chương trình 135 giai đoạn II); liên Bộ: Uỷ ban Dân tộc, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện như sau:

Phần 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

1.Thông tư này hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ của Chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi chung là Quyết định 07/2006/QĐ-TTg) và được thực hiện trên địa bàn xã và thôn, bản, buôn, làng, xóm, ấp (sau đây gọi là thôn bản) theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

2. Chương trình 135 giai đoạn II được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phư ơng, huy động đóng góp, trong đó Ngân sách Trung ương là hỗ trợ. Phát huy vai trò tự lực, tự cường của các hộ nghèo và toàn thể cộng đồng vươn lên thoát nghèo, gắn quyền lợi, trách nhiệm của đồng bào các dân tộc vào việc tham gia thực hiện chương trình. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND tỉnh) có trách nhiệm huy động nguồn lực của địa phương, của các đơn vị, tổ chức, các tầng lớp dân cư trong và ngoài tỉnh và lồng ghép các chương trình, dự án khác trên địa bàn để thực hiện;

3. Các nguồn vốn phải đưa vào kế hoạch quản lý thống nhất. Việc phân bổ vốn Ngân sách Trung  ương (NSTW) hỗ trợ cho địa phương hàng năm phải bảo đảm tất cả các xã, thôn, bản thuộc chương trình đều được thụ hưởng, thông báo đến từng xã, đầu tư đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả, không để thất thoát. Trung ương phân bổ vốn hỗ trợ cho tỉnh bình quân theo xã, thôn bản của tỉnh; ở địa phương, việc phân bổ vốn phải thực hiện theo tiêu chí. UBND tỉnh xây dựng tiêu chí theo điều kiện về vị trí địa lý, diện tích, số dân, tỷ lệ hộ nghèo và điều kiện đặc thù của từng xã, thôn bản trình Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh quyết định làm cơ sở phân bổ vốn cụ thể cho xã, thôn bản, không bình quân chia đều;

4.Thực hiện chương trình phải công khai, dân chủ từ cơ sở, phát huy mạnh mẽ sự tham gia của người dân trong quá trình thực hiện. UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức thực hiện công khai theo quy định hiện hành;

5. Tăng cường phân cấp cho cấp xã quản lý từng dự án của chương trình. UBND tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã (sau đây gọi là UBND huyện) có trách nhiệm hướng dẫn và tăng cường cán bộ giúp đỡ các xã để xã trực tiếp quản lý.

6. Thực hiện chương trình ở xã phải đạt được các lợi ích: Xã được hỗ trợ đầu tư  để phát triển kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực; người dân có việc làm, tăng thêm thu nhập từ việc tham gia thực hiện chương trình của xã.

7. Từ năm 2008 trở đi, hàng năm thực hiện rà soát các xã, thôn bản hoàn thành mục tiêu để đưa ra khỏi diện đầu tư chương trình.

Phần 2:

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN VÀ CHÍNH SÁCH

Chương trình 135 giai đoạn II có bốn nhiệm vụ, các nhiệm vụ của chương trình được thực hiện bằng các dự án và chính sách, cụ thể như sau:

1. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc (gọi tắt là dự án hỗ trợ phát triển sản xuất).

2. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu.

3. Dự án Đào tạo,bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng

4. Chính sách Hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật

Sau đây là những quy định cụ thể về thực hiện các dự án, chính sách của Chương trình 135 giai đoạn II.

1. Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất

1.1 Đối tượng 

    a) Hộ nghèo (theo chuẩn nghèo tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010) được  ưu tiên hỗ trợ thêm các hoạt động mang tính dịch vụ của dự án;

    b) Nhóm hộ đang sinh sống trên địa bàn các xã, thôn bản thuộc phạm vi chương trình được hỗ trợ một phần cho đầu tư phát triển của dự án.

    Những hộ được thụ hưởng chính sách phải được bình chọn công khai, dân chủ từ cơ sở, UBND xã lập thành danh sách  thông qua thường trực HĐND xã trình UBND  huyện phê duyệt.

    1.2. Nội dung đầu tư Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất gồm các nội dung hoạt động sau:

    1.2.1. Hỗ trợ các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công;

[...]