UỶ
BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
399-QĐ
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 6 năm 1992
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH BẢN “QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT CÁC
HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ”
CHỦ NHIỆM UỶ BAN KHOA HỌC NHÀ NƯỚC
Căn cứ Pháp lệnh Chất lượng
hàng hoá ngày 27 tháng 12 năm 1990 và Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính ngày
30 tháng 11 năm 1989;
Căn cứ Nghị định số 327-HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng Quy định
về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá;
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban Khoa học Nhà nước quy định
tại Nghị định số 192-CP ngày 13-10-1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số
244-NQ-HĐNN8 của Hội đồng Nhà nước;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này bản "Quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt các hành vi
vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá".
Điều 2. Các cơ quan quản
lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng các cấp, các ngành, các địa
phương và các cơ sở phải thực hiện đúng Quy định này trong việc xử phạt các
hành vi vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá.
Điều 3. Tổng cục trưởng Tổng
cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng chịu trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc và
kiểm tra việc thi hành Quyết định này.
Điều 4. Quyết định có hiệu
lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
QUY ĐỊNH
VỀ
THẨM QUYỀN VÀ THỦ TỤC XỬ PHẠT CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 399-QĐ ngày 10-6-1992 của Chủ nhiệm Uỷ ban
Khoa học Nhà nước)
1. Quy định chung
1.1. Việc xử phạt các hành vi vi
phạm Pháp luật chất lượng hàng hoá theo Chương VII "Quy định về việc thi
hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá" ban hành kèm theo Nghị định số
327-HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng nhằm ngăn chặn các hành vi vi
phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá, tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, bảo
vệ quyền lợi và lợi ích của người tiêu dùng.
1.2. Tất cả các cơ quan tiêu chuẩn
- đo lường - chất lượng các cấp (viết tắt TC-ĐL-CL) có thẩm quyền xử phạt được
quy định trong văn bản này phải có trách nhiệm tiến hành thanh tra Nhà nước về
chất lượng hàng hoá, xem xét, giải quyết các khiếu nại, tố cáo về chất lượng
hàng hoá, đồng thời phải thực hiện các hình thức và biện pháp xử phạt các hành
vi vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá.
1.3. Nghiêm cấm các hành vi trốn
tránh nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật chất
lượng hàng hoá và các hành vi lạm dụng thẩm quyền xử phạt làm thiệt hại đến lợi
ích của Nhà nước, người kinh doanh và người tiêu dùng.
2. Thẩm quyền xử phạt
2.1. Trưởng đoàn thanh tra,
thanh tra viên Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng (viết tắt là
TC-ĐL-CL) ngoài nhiệm vụ và quyền hạn được Nhà nước quy định tại Điều 30 Pháp lệnh
Chất lượng hàng hoá khi tiến hành thanh tra về chất lượng hàng hoá trong phạm
vi, lĩnh vực được phân công, được quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000 đồng.
2.2. Thủ trưởng và chánh thanh
tra của cơ quan TC-ĐL-CL các cấp được áp dụng tất cả các hình thức xử phạt quy
định tại Chương VII của "Quy định về việc thi hành Pháp lệnh Chất lượng
hàng hoá" ban hành kèm theo Nghị định số 327-HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội
đồng Bộ trưởng. Việc phân cấp về thẩm quyền và địa bàn xử phạt áp dụng tương ứng
với việc phân cấp tổ chức thực hiện thanh tra Nhà nước về chất lượng hàng hoá.
3. Thủ tục xử phạt
3.1. Thủ tục đơn giản
Trường hợp xử phạt bằng hình thức
cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000đ thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra
viên Nhà nước về chất lượng hàng hoá có quyền phạt tại chỗ sau khi đã lập biên
bản. Tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hàng hoá vi phạm phải nộp tiền phạt và được
nhận lại biên lai thu tiền phạt (biên lai thu tiền phạt theo quy định thống nhất
của Bộ Tài chính).
3.2. Thủ tục xử phạt bằng quyết
định
Nếu hành vi vi phạm trên mức quy
định xử phạt bằng thủ tục đơn giản thì thực hiện xử phạt bằng quyết định theo
trình tự sau:
3.2.1. Lập biên bản vi phạm pháp
luật chất lượng hàng hoá
Khi phát hiện có hành vi vi phạm
pháp luật chất lượng hàng hoá thì trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà
nước về TC-ĐL-CL phải tiến hành lập biên bản vi phạm (trừ trường hợp xử phạt
theo thủ tục đơn giản).
Biên bản vi phạm phải lập theo
quy định của Điều 21 Pháp lệnh xử phạt hành chính và theo mẫu phụ lục 1 văn bản
này. Khi lập xong biên bản người lập biên bản phải đọc lại cho người vi phạm
nghe và yêu cầu họ ký vào biên bản.
Trường hợp tổ chức hoặc cá nhân
kinh doanh hàng hoá vi phạm từ chối không ký vào biên bản thì trong biên bản phải
ghi rõ lý do. Biên bản vi phạm phải lập thành 2 bản, một bản giao cho tổ chức
hoặc cá nhân kinh doanh hàng hoá vi phạm còn một bản gửi cho cơ quan có thẩm
quyền xử phạt.
3.2.2. Tạm giữ hoặc niêm phong
hàng hoá vi phạm
Khi xét thấy cần phải ngăn chặn
ngay vi phạm hoặc để xác minh thêm những tình tiết làm căn cứ xử phạt, thì đồng
thời với việc lập biên bản vi phạm, trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên
Nhà nước về chất lượng hàng hoá phải tạm giữ hoặc niêm phong hàng hoá để chờ
quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
3.2.3. Quyết định xử phạt
Biên bản vi phạm pháp luật về chất
lượng hàng hoá là căn cứ để thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm pháp luật
chất lượng hàng hoá. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản vi phạm, Thủ
trưởng hoặc Chánh thanh tra cơ quan TC-ĐL-CL có thẩm quyền được quy định ở mục
2.2 nói trên, phải ra quyết định xử phạt vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá.
Nội dung quyết định xử phạt theo mẫu phụ lục 2.
3.2.4. Chuyển hồ sơ vi phạm để
truy cứu trách nhiệm hình sự
Đối với các vi phạm nghiêm trọng,
gây nguy hại đến sức khoẻ và tính mạng người tiêu dùng, làm thiệt hại lớn đến
tài sản của Nhà nước, có dấu hiệu của tội phạm thì phải chuyển ngay hồ sơ sang
cơ quan điều tra hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 30 của Pháp
lệnh Xử phạt hành chính.
4. Thi hành quyết định xử phạt
4.1. Quyết định xử phạt phải gửi
cho tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh hàng hoá bị phạt chậm nhất không quá 5 ngày
kể từ ngày ra quyết định, đồng thời phải gửi cho cơ quan quản lý cấp trên, cơ
quan tài chính và ngân hàng cùng cấp nơi tổ chức hoặc cá nhân bị xử phạt mở tài
khoản để phối hợp thi hành. Đối với những quyết định xử phạt từ 500.000 đồng trở
lên thì quyết định xử phạt phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
4.2. Tổ chức hoặc cá nhân kinh
doanh hàng hoá vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá khi nhận được quyết định xử
phạt phải thi hành ngay theo Điều 31 của Pháp lệnh xử phạt hành chính; trường hợp
không nhất trí với quyết định xử phạt thì tổ chức hoặc cá nhân vi phạm có quyền
khiếu nại, nhưng trong thời gian chờ giải quyết khiếu nại thì vẫn phải thực hiện
quyết định xử phạt.
4.3. Nếu tổ chức hoặc cá nhân
kinh doanh hàng hoá bị phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì bị
cưỡng chế để thi hành quyết định xử phạt.
Việc cưỡng chế để thi hành quyết
định xử phạt vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá được thực hiện theo Điều 32
của Pháp lệnh Xử phạt hành chính.
5. Trình tự giải quyết khiếu nại
quyết định xử phạt
5.1. Tổ chức hoặc cá nhân kinh
doanh hàng hoá bị phạt có quyền khiếu nại quyết định xử phạt trong thời hạn 10
ngày, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt.
Khiếu nại phải gửi lên cơ quan
quản lý cấp trên của cơ quan ra quyết định xử phạt, hoặc gửi cho Thủ trưởng trực
tiếp của người ra quyết định xử phạt (đối với các quyết định xử phạt của trưởng
đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên).
5.2. Tổng cục trưởng Tổng cục
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định
xử phạt của Chánh thanh tra về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng của Tổng cục
và các quyết định xử phạt của Giám đốc Trung tâm TC-ĐL-CL khu vực.
5.3. Chánh thanh tra tỉnh, thành
phố, trực thuộc Trung ương giải quyết các khiếu nại đối với các quyết định xử
phạt của Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Trong quá
trình giải quyết khiếu nại cần tham khảo ý kiến của Giám đốc Trung tâm Tiêu chuẩn
- Đo lường - Chất lượng khu vực.
5.4. Thủ trưởng cơ quan quản lý
đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về TC-ĐL-CL giải quyết các khiếu nại
đối với việc xử phạt của trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên.
5.5. Việc giải quyết khiếu nại
không quá 15 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhận được
đơn khiếu nại. Đối với những vụ việc phức tạp thì việc giải quyết khiếu nại
không quá 30 ngày.
Quyết định của cơ quan có thẩm
quyền giải quyết khiếu nại có hiệu lực thi hành ngay.
6. Quản lý và sử dụng tiền phạt
6.1. Cơ quan TC-ĐL-CL có thẩm
quyền xử phạt được quy định ở mục 2.2 nói trên được mở tài khoản "Tiền gửi
tạm giữ xử lý vi phạm pháp luật chất lượng hàng hoá" tại ngân hàng. Tài
khoản này dùng để thu, chi và trả lại tiền phạt cho tổ chức hoặc cá nhân kinh
doanh hàng hoá khi có quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.
6.2. Cơ quan TC-ĐL-CL có thẩm
quyền xử phạt được sử dụng 15% số tiền phạt để khen thưởng cho đơn vị hoặc cá
nhân có thành tích trong việc phát hiện ngăn ngừa và trong việc thi hành công vụ
xử phạt các vi phạm pháp luật về chất lượng hàng hoá. Phần tiền còn lại nộp vào
ngân sách Nhà nước.
Phụ lục 1
TÊN
CƠ QUAN LẬP
BIÊN BẢN...........
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...,
ngày... tháng... năm ...
|
BIÊN BẢN
VI
PHẠM PHÁP LUẬT CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
1. Họ và tên người lập biên bản:
- Chức danh:
- Cơ quan công tác:
2. Tên tổ chức hoặc cá nhân vi
phạm:
- Địa chỉ:
- Điện thoại:
- Số tài khoản:
3. Nội dung vi phạm:
- Thời điểm vi phạm (ngày....
tháng.... năm...)
- Địa điểm xảy ra vi phạm:
- Tên hàng hoá vi phạm:
- Số lượng hàng hoá vi phạm:
- Giá trị hàng hoá vi phạm:
- Tình trạng hàng hoá vi phạm
4. Số lượng hàng hoá tạm giữ chờ
xử lý:
5. Số lượng hàng hoá niêm phong
chờ xử lý:
6. Giải trình và đề nghị của tổ
chức hoặc cá nhân vi phạm:
7. Kết luận và kiến nghị biện
pháp xử lý của người lập biên bản:
8. Biên bản này được lập thành 2
bản.
TỔ
CHỨC HOẶC CÁ NHÂN VI PHẠM
(Họ
tên, chữ ký và đóng dấu nếu có)
|
NGƯỜI
LẬP BIÊN BẢN
(Họ
tên và chữ ký)
|
Phụ lục 2
TÊN
CƠ QUAN RA QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
Số:.........-QĐ
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
...,
ngày... tháng... năm ...
|
QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT
VI
PHẠM PHÁP LUẬT CHẤT LƯỢNG HÀNG HOÁ
(thủ trưởng cơ quan ra quyết định xử phạt)
Căn Cứ Pháp Lệnh Chất Lượng
Hàng Hoá ngày 27-12-1990;
Căn cứ Nghị định số 327-HĐBT ngày 19-10-1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc
thi hành Pháp lệnh Chất lượng hàng hoá;
Căn cứ quy định về thẩm quyền và thủ tục xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật
chất lượng hàng hoá ban hành kèm theo Quyết định số.
.../QĐ.....ngày....tháng....năm 1992 của Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước;
Căn cứ biên bản vi phạm chất lượng hàng hoá ngày... tháng... năm... được lập
đối với (tên tổ chức hoặc cá nhân vi phạm)
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phạt...........
(tên tổ chức hoặc cá nhân vi phạm)....... thuộc.............. (tên cơ quan chủ
quản của tổ chức vi phạm) số tiền........... (ghi số tiền phạt) vì đã vi phạm..................
(ghi theo kết luận về hành vi vi phạm trong biên bản vi phạm).
Điều 2. Số tiền phạt nói
trên phải được nộp vào tài khoản................ (ghi tài khoản của cơ quan ra
quyết định xử phạt)............. trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định
này.
Nếu nộp chậm phải chịu phạt thêm
2 phần nghìn trên số tiền mỗi ngày nộp chậm.
Điều 3. Đình chỉ.................
(xuất xưởng, sản xuất, lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu v.v. tuỳ theo từng trường
hợp).
- Huỷ bỏ hàng hoá đã vi phạm..........
(tuỳ theo từng trường hợp).............
- Tịch thu tang vật hàng hoá đã
vi phạm (tuỳ theo từng trường hợp) v.v...
Điều 4. ........... (Ghi
tên tổ chức hoặc cá nhân vi phạm, tên cơ quan liên quan đến việc thi hành quyết
định xử phạt) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Điều 5. Quyết định này có
hiệu lực từ ngày ký.
Nơi gửi:
.........................
.........................
|
(Thủ
trưởng cơ quan ra quyết định)
(Ký
tên, đóng dấu và ghi rõ họ tên, chức vụ)
|