Quyết định 3800/QĐ-BYT năm 2017 về phê duyệt tài liệu Hướng dẫn thực hiện can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 3800/QĐ-BYT
Ngày ban hành 21/08/2017
Ngày có hiệu lực 21/08/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Viết Tiến
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3800/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 21 tháng 8 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI Ở TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI ĐỂ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế;

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt tài liệu "Hướng dẫn thực hiện can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020” ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch-Tài chính, Cục trưởng: Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Chánh thanh tra Bộ, Thủ trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Giám đốc các Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Giám đốc các Bệnh viện, Viện có giường bệnh; Giám đốc các Học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp có đào tạo nhân lực y tế; Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng Bộ Y tế (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- Vụ KHTC, Cục YTDP;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ Y tế ;
- Lưu: VT, BMTE.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

HƯỚNG DẪN

CAN THIỆP PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG THỂ THẤP CÒI Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI THUỘC CTMTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Kèm theo Quyết định số 3800 /QĐ-BYT ngày 21 tháng 8 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. Đặt vấn đề

Suy dinh dưỡng (SDD) ở trẻ em ảnh hưởng đến phát triển cả về thể chất, tinh thần của trẻ và làm giảm khả năng học tập và lao động trong tương lai. Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành tựu về phòng chống SDD (đạt được mục tiêu Thiên niên kỷ về giảm tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ dưới 5 tuổi trước 3 năm - năm 2012). Tuy vậy, tỷ lệ SDD trẻ em ở nước ta vẫn ở mức cao và có sự khác biệt giữa các vùng miền, nhất là SDD thấp còi (năm 2015 là 24,6%). Như vậy, cứ 4 trẻ dưới 5 tuổi ở nước ta thì có một trẻ SDD thấp còi.

Hiện nay chiều cao trung bình của người Việt Nam vẫn còn thấp hơn một số nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan …. Và nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, SDD thấp còi (đặc biệt trong 3 năm đầu đời) sẽ có nguy cơ thấp hơn chiều cao tối đa của chính họ 10cm khi trưởng thành.

Vi chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với phát triển tầm vóc, thể lực và trí tuệ đặc biệt là trong giai đoạn đầu đời. Các thiếu hụt vi chất dinh dưỡng phổ biến nhất và gây ảnh hưởng rõ rệt lên sự phát triển của trẻ đó là: sắt, kẽm, vitamin A, i-ốt, canxi và vitamin D. Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ở bà mẹ và trẻ em hiện nay vẫn còn ở mức có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng. Kết quả Tổng điều tra vi chất dinh dưỡng toàn quốc năm 2014-2015 cho thấy, tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai (PNMT) là 32,8%, thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 27,8% và thiếu máu ở trẻ dưới 5 tuổi là 25,5%; tình trạng thiếu kẽm lần lượt là 63,6%, 80,3% và 69,4%; tỷ lệ thiếu vitamin A tiền lâm sàng ở trẻ em là 13,0%... Do vậy, cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng và giảm SDD thấp còi ở trẻ em cần tiếp tục được quan tâm nhằm đạt được các chỉ tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chiến lược quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn 2030, góp phần cải thiện tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe và tầm vóc của trẻ em Việt Nam.

2. Phạm vi thực hiện, đối tượng áp dụng

2.1. Phạm vi thực hiện: Toàn quốc (tất cả các xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai 2016-2020)

2.2. Đối tượng áp dụng

a) Các xã đăng ký chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020.

b) Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện và thụ hưởng từ Chương trình.

3. Nguồn kinh phí và định mức chi tiêu

- Nguồn kinh phí: Được sử dụng từ nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và nguồn kinh phí các chương trình, dự án phối kết hợp khác.

- Định mức chi: Áp dụng theo Thông tư Hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 và định mức các chương trình, dự án hỗ trợ khác.

4. Mục tiêu đến năm 2020

[...]
7
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ