BỘ
NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
370/QĐ-BNN-VP
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VĂN HOÁ CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số
01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế văn hoá công sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này: “Quy chế văn hoá công sở
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, ban
hành; những quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các đơn vị, cơ quan, tổ chức
và các cá nhân thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lãnh đạo Bộ;
- Lưu VT,VP.
|
BỘ
TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
QUY CHẾ
VĂN HÓA CÔNG SỞ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 370 /QĐ-BNN-VP ngày28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế
này quy định về trang phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức
khi thi hành nhiệm vụ, về bài trí tại các công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn.
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế
này áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các công sở của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (tại số
2 Ngọc Hà và số 10 Nguyễn Công Hoan - Hà Nội, số 135 Pasteur - TP. Hồ Chí Minh
và các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc Bộ có trụ sở riêng).
Điều 2.
Nguyên tắc thực hiện văn hoá công sở
Việc thực hiện
văn hoá công sở tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
1. Phù hợp với truyền thống, bản
sắc văn hoá dân tộc và điều kiện kinh tế - xã hội.
2. Phù hợp với định hướng xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp hiện đại; đáp ứng yêu cầu cải
cách hành chính và chủ trương hiện đại hoá nền hành chính Nhà nước.
3. Phù hợp với các quy định của
pháp luật có liên quan và Quy chế làm việc của Bộ.
Điều 3. Mục
đích
Việc thực hiện văn hoá công sở
nhằm các mục đích sau đây:
1. Bảo đảm tính trang nghiêm và
hiệu quả hoạt động của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn.
2. Xây dựng phong cách giao tiếp
và ứng xử chuẩn mực cho cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công vụ được;
hướng tới mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
Điều 4. Các
hành vi bị cấm
1. Hút thuốc lá trong phòng làm
việc, phòng họp;
2. Sử dụng đồ uống có cồn tại
công sở, trừ trường hợp được sự đồng ý của lãnh đạo Bộ vào các dịp liên hoan, lễ
tết, tiếp khách ngoại giao;
3. Các hình thức quảng cáo
thương mại tại công sở.
Chương II.
TRANG PHỤC, GIAO TIẾP VÀ
ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Mục 1. TRANG
PHỤC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 5.
Trang phục
1. Khi thực hiện nhiệm vụ, cán bộ,
công chức, viên chức của Bộ phải ăn mặc gọn gàng, lịch sự; không được đi dép
lê, guốc, giày thể thao; nam giới không được bỏ áo ngoài quần; nữ giới không được
mặc áo không có tay, minizýp.
2. Cán bộ, công chức, viên chức có
trang phục riêng theo quy định chuyên ngành thì phải thực hiện theo quy định của
pháp luật và của Bộ.
Điều 6. Lễ
phục
Lễ phục của cán bộ, công chức,
viên chức là trang phục chính thức được sử dụng trong những buổi lễ, cuộc họp
trọng thể, các cuộc tiếp khách nước ngoài, cụ thể:
1. Lễ phục của nam cán bộ, công chức, viên chức: Bộ comple, áo sơ mi,
cravat, đi giầy da.
2. Lễ phục của nữ cán bộ, công
chức, viên chức: Áo dài truyền thống, bộ comple nữ, đi giầy.
3. Đối với cán bộ, công chức,
viên chức là người dân tộc thiểu số, trang phục ngày hội dân tộc cũng coi là lễ
phục.
Trong một số trường hợp cụ thể,
sẽ có thông báo trước về sử dụng lễ phục.
Điều 7. Thẻ
cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ, công chức, viên chức
phải đeo thẻ khi thi hành nhiệm vụ.
2. Thẻ cán bộ, công chức, viên
chức phải có tên cơ quan, có ảnh, họ và tên, chức danh, số hiệu của cán bộ,
công chức, viên chức theo quy định.
3. Mẫu thẻ và cách đeo thẻ đối với
cán bộ, công chức, viên chức theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Nội vụ.
Mục 2. GIAO
TIẾP VÀ ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC
Điều 8. Giao
tiếp và ứng xử
Cán bộ, công chức, viên chức của
Bộ khi thi hành nhiệm vụ phải thực hiện các quy định về những việc phải làm và
những việc không được làm theo quy định của pháp luật
Trong giao tiếp và ứng xử, cán bộ,
công chức, viên chức của Bộ phải có thái độ lịch sự, tôn trọng. Ngôn ngữ giao
tiếp phải rõ ràng, mạch lạc; không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt.
Điều 9. Giao
tiếp và ứng xử với nhân dân
Trong giao tiếp và ứng xử với nhân
dân, cán bộ, công chức và viên chức của Bộ phải nhã nhặn, lịch sự; lắng nghe ý
kiến và tôn trọng nhân dân; giải thích, chỉ dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định
liên quan đến giải quyết công việc.
Cán bộ, công chức, viên chức của
Bộ không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu, gây khó khăn, phiền hà khi thực
hiện nhiệm vụ.
Điều 10.
Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp
Trong giao tiếp và ứng xử với đồng
nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức của Bộ phải có thái độ trung thực, thân
thiện và hợp tác;
Tránh thái độ bề trên, hách dịch
hoặc sự nồng nhiệt giả tạo; không dùng những lời thoá mạ, ám chỉ hay nhắc nhở
mang tính cá nhân, châm biếm không mang tính xây dựng.
Điều 11.
Giao tiếp qua điện thoại
Khi giao tiếp qua điện thoại, cán
bộ, công chức, viên chức của Bộ phải xưng tên, cơ quan, đơn vị nơi công tác;
trao đổi ngắn gọn, rõ ràng, tập trung vào nội dung công việc, không ngắt điện
thoại đột ngột; kết thúc trao đổi cần nói lời chào hoặc lời cám ơn cần thiết.
Khi tiếp thoại cần xác định người
đàm thoại, địa chỉ của người đó, nếu đúng là đối tượng mình cần trao đổi, thì
đi thẳng vào nội dung cuộc gọi, nếu không thì tìm cách chuyển đạt tiếp hoặc đề
nghị gửi lời nhắn.
Chương
III.
BÀI TRÍ CÔNG SỞ
Mục 1. QUỐC
KỲ
Điều 12.
Treo Quốc kỳ
1. Quốc kỳ được treo phải đúng
tiêu chuẩn về kích cỡ, màu sắc đã được Hiến pháp quy định;
2. Quốc kỳ được treo nơi trang
trọng trước trụ sở hoặc toà nhà chính của công sở. Thời gian treo từ 06 giờ đến
18 giờ trong các ngày làm việc; ngày lễ, tết treo 24/24giờ.
3. Việc treo Quốc kỳ trong các
buổi lễ, đón tiếp khách nước ngoài và lễ tang tuân theo quy định về nghi lễ Nhà
nước.
Mục 2. BÀI
TRÍ KHUÔN VIÊN CÔNG SỞ
Điều 13. Biển
tên cơ quan
1. Biển tên cơ quan được đặt tại
cổng chính trụ sở của cơ quan; trên đó có ghi rõ tên gọi đầy đủ bằng tiếng Việt
và địa chỉ, điện thoại của cơ quan.
2. Biển tên của đơn vị thuộc Bộ
được đặt tại cổng của trụ sở hoặc toà nhà chính.
3. Cách thể hiện biển tên cơ
quan được thực hiện thống nhất theo quy định của Bộ Nội vụ.
Điều 14.
Phòng làm việc
Việc sắp xếp, bài trí phòng làm
việc phải bảo đảm gọn gàng, ngăn nắp, khoa học và hợp lý.
1. Phòng làm việc phải có biển
tên, ghi rõ tên đơn vị; họ và tên, chức danh của từng cán bộ, công chức, viên
chức trong phòng. Vị trí đặt biển tên phải ở chỗ dễ nhìn, dễ trông thấy.
2. Không lập bàn thờ, thắp
hương; không đun, nấu trong phòng làm việc.
3. Bàn làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức phải có biển ghi họ tên, chức vụ của cán bộ, công chức, viên chức;
tài liệu, phương tiện làm việc phải được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.
Điều 15.
Phòng họp
Bố trí treo Quốc kỳ, cờ Đảng, ảnh
và tượng Bác Hồ; phông, cỡ chữ và vị trí treo khẩu ngữ, băng rôn; kê bàn ghế ở
trong phòng họp phải hợp lý và theo quy định chung.
Điều 16.
Khu vực ngoài phòng làm việc trong công sở
Bố trí gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo
vệ sinh môi trường cho công sở của Bộ; ở đầu hành lang, lối vào các phòng làm
việc có biển chỉ dẫn cụ thể.
Điều 17.
Khu vực để phương tiện giao thông
Thủ trưởng các đơn vị có trách
nhiệm bố trí khu vực để phương tiện giao thông cho cán bộ, công chức, viên chức
và của người đến giao dịch, làm việc với cơ quan.
Không thu phí gửi phương tiện
giao thông của người đến giao dịch, làm việc ở các công sở của Bộ.
Chương IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 18.
Các đơn vị thuộc Bộ
Thủ trưởng các đơn vị có trách
nhiệm phổ biến Quy chế này đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị;
tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra, rút kinh nghiệm để kịp thời khắc phục
những việc làm chưa đúng với Quy chế; theo dõi, báo cáo Lãnh đạo Bộ về tình
hình thực hiện văn hoá công sở do đơn vị quản lý trong báo cáo tháng, sơ kết 6
tháng, tổng kết năm của đơn vị.
Điều 19.
Văn phòng Bộ
Văn phòng Bộ chủ trì, phối hợp với
Công đoàn cơ quan Bộ tổ chức phổ biến, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc thực
hiện Quy chế này; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện văn hoá công sở trong
các cuộc họp giao ban quý, báo cáo sơ kết 6 tháng, tổng kết năm của Bộ; tiếp
thu và tổng hợp các kiến nghị sửa đổi, bổ sung và đề xuất với Bộ trưởng hoàn
thiện Quy chế này.
Điều 20.
Khen thưởng và kỷ luật
Việc thực hiện Quy chế này là một
căn cứ để tính điểm thi đua và xét khen thưởng theo Quy chế khen thưởng của Bộ.
Những đơn vị, cá nhân không chấp hành Quy chế phải kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm;
tuỳ theo mức độ sai phạm, sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Bổ
sung, sửa đổi Quy chế
Trong quá trình thực hiện Quy chế,
nếu có vướng mắc, phát sinh; đơn vị phải kịp thời thông báo và đề xuất, báo cáo
lãnh đạo Bộ (qua Văn phòng Bộ) những điểm chưa phù hợp để sửa đổi, bổ sung kịp
thời./.