ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 36/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày
10 tháng 01 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ XÂY
DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA
CÁC SỞ, BAN, NGÀNH; UBND CẤP HUYỆN; UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM
2017
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/201 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến công tác kiểm
soát thủ tục hành chính; Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ Tư
pháp Hướng dẫn việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh
giá thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư
pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch rà
soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính và xây dựng phương án đơn giản hóa
thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban, ngành; UBND cấp huyện; UBND
cấp xã trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Điều 2. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch
UBND huyện, thành phố; Chủ tịch UBND xã,
phường, thị trấn căn cứ Kế hoạch rà soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính
của tỉnh, để chỉ đạo, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện công tác rà soát,
đánh giá quy định thủ tục hành chính năm 2017 của cơ quan, đơn vị, địa phương.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 4. Chánh văn phòng UBND
tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc các Sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện,
thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có
liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định ngày.
Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Lưu: VT, VP7.
MT01/KSTTHC/TP
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Tống Quang Thìn
|
KẾ HOẠCH
RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ QUY ĐỊNH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN ĐƠN
GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA CÁC SỞ, BAN, NGÀNH;
UBND CẤP HUYỆN; UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH NĂM 2017
(Ban hành kèm theo Quyết định số 36/QĐ-UBND
ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Ninh Bình)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tập trung triển khai thực hiện Nghị
quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải
cách hành chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải
thiện môi trường kinh doanh; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ
về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Văn bản số 409/TB-VPCP ngày 15/12/2016 về
Thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban
Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ ngày 07/12/2016; Văn bản số
184/CTr-BCĐ ngày 28/12/2016 về Chương trình Công tác cải cách hành chính; cải
thiện môi trường đầu tư, kinh doanh giai đoạn 2016 - 2020 của Ban chỉ đạo cải
cách hành chính của tỉnh.
- Thông qua việc rà soát, đánh giá
quy định, thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ngành,
UBND cấp huyện, UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện, lập danh mục đề
xuất, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ các quy định, thủ tục
hành chính không cần thiết, không phù hợp, không bảo đảm tính đồng bộ, rườm rà,
phức tạp, mâu thuẫn, chồng chéo, không quy định rõ cơ quan, đơn vị thực hiện,
thời gian giải quyết, số lượng hồ sơ, cách thức thực hiện gây khó khăn, cản trở
trong quá trình giải quyết công việc đối với tổ
chức, cá nhân.
- Trên cơ sở kết quả rà soát, đánh
giá quy định, thủ tục hành chính để đề nghị các Bộ, ngành Trung ương, Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét quyết định việc sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ các quy định, thủ tục hành chính đã được rà soát.
2. Yêu cầu
- Công tác rà soát, đánh giá quy định,
thủ tục hành chính phải được tiến hành một cách đồng bộ, hiệu quả, đúng thời
gian; thực hiện việc đánh giá TTHC theo đúng các nhóm, lĩnh vực, nội dung được
yêu cầu, không bỏ sót thủ tục hành chính, đồng thời phải phân tích rõ các mặt hạn
chế, tồn tại của từng thủ tục hành chính để kiến nghị các phương án đơn giản
trên cơ sở tiếp thu ý kiến của công dân, tổ chức và doanh nghiệp trong quá
trình thực hiện.
- Tập trung thực hiện các mục tiêu và
các chỉ tiêu chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh đã được Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày
28/4/2016 của Chính phủ đề ra.
- Đề xuất các sáng kiến cải cách thủ
tục hành chính bảo đảm mục tiêu cắt giảm được thể hiện ở các nội dung: đơn giản
hóa về trình tự, cách thức thực hiện, giảm thiểu giấy tờ, rút ngắn thời gian, giảm
chi phí thực hiện, điều kiện thực hiện và
chú trọng tới việc áp dụng công nghệ thông tin
vào giải quyết thủ tục hành chính.
II. NỘI DUNG, CÁCH
THỨC RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Nội dung rà soát, đánh giá
- Rà soát, đánh giá về sự cần thiết,
tính hợp lý, tính hợp pháp, chi phí tuân
thủ, sự phù hợp của từng thủ tục hành
chính và mức độ đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 7 và Điều 12 của Nghị
định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ.
- Rà soát, từng thủ tục hành chính về căn cứ pháp lý, hồ sơ, thời gian thực hiện,
chi phí tuân thủ, thẩm quyền giải quyết, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính.
2. Cách thức rà soát, đánh giá
a) Bước 1: Tập hợp, thống kê thủ tục hành chính được rà soát, đánh giá, các cơ
quan, đơn vị tập hợp, thống kê đầy đủ các thủ tục hành chính đang có hiệu lực
thi hành và đã được Chủ tịch UBND tỉnh
ban hành quyết định công bố, để tiến hành thực hiện việc rà soát, đánh giá.
b) Bước 2: Đánh giá về sự cần thiết, tính hợp lý,
tính hợp pháp, sự phù hợp của từng thủ tục
hành chính theo biểu mẫu 01A/ĐG-KSTT Phụ lục I; Biểu mẫu 02/RS-KSTT Phụ lục III
của Thông tư số 07/2014/TT-BTP ngày 24/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn
việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà soát, đánh giá thủ tục hành
chính;
c) Bước
3: Kiểm tra, xem
xét và tổng hợp kết quả rà soát, đánh giá
- Trên cơ sở kết quả rà soát, các cơ quan, đơn vị tiến hành kiểm tra, tập hợp kết quả, gồm: các biểu mẫu rà soát; bản tổng hợp kết quả rà soát; phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính, các kiến nghị, sáng kiến
cải cách thủ tục hành chính (theo Biểu mẫu số 05/BTP/KSTT/KTTH) gửi về Sở
Tư pháp tổng hợp (gửi bằng văn bản và
gửi File mềm theo địa chỉ email của phòng Kiểm soát thủ tục hành chính - Sở Tư
pháp kstthc.tp@gmail.com) để kiểm tra chất lượng trước khi trình các Bộ chủ
quản và UBND tỉnh phê duyệt.
- Sau khi nhận được kết quả rà soát từ
các cơ quan, đơn vị, Sở Tư pháp tiến hành
kiểm tra, xác nhận chất lượng các biểu mẫu đánh giá, bản tổng hợp
kết quả của các đơn vị. Trường hợp biểu mẫu, bản tổng hợp chưa đạt yêu cầu, thì
Sở Tư pháp có trách nhiệm gửi trả lại và yêu cầu cơ quan, đơn vị bổ sung thông
tin hoặc chỉnh sửa cho đến khi đạt yêu cầu về chất lượng. Trường hợp cơ quan, đơn vị được yêu cầu không
thực hiện, Sở Tư pháp có trách nhiệm báo cáo các Bộ chủ quản và Chủ tịch UBND tỉnh để chỉ đạo giải quyết.
d) Bước 4: Nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát và xây dựng phương án đơn giản
hóa thủ tục hành chính
- Sở Tư pháp tiến hành tổng hợp, nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát
của các cơ quan, đơn vị; huy động sự tham gia ý kiến của các bên liên quan, các
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân về phương án cải cách thủ tục hành chính đối với
các thủ tục hành chính có phạm vi tác động lớn.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, phân
tích, căn cứ vào kết quả thực hiện đơn giản
hóa của các Bộ chủ quản, Sở Tư pháp xây dựng Dự thảo Quyết định và Phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính (trong
đó nêu rõ những nội dung thuộc thẩm quyền của UBND
tỉnh và những nội dung đã được cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương xem xét quyết
định) trình Chủ tịch UBND tỉnh ký ban hành và gửi về Cục kiểm soát thủ tục hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM
VI RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ
1. Cơ quan, đơn vị thực hiện
a) Cơ quan, đơn vị thực hiện việc rà soát, đánh giá
- Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư; Tài
nguyên và Môi trường; Công Thương; Ban Quản lý các Khu Công nghiệp; Xây dựng;
Giao thông vận tải; Khoa học và Công nghệ; Tài chính; Nông nghiệp và PTNT; Văn
hóa, Thể thao; Du lịch; Thông tin và Truyền thông; Tư pháp; Nội vụ; Giáo dục và
Đào tạo; Lao động - Thương binh và Xã hội;Y tế.
- UBND các huyện, thành phố, thị xã;
UBND các xã, phường, thị trấn.
b) Cơ quan kiểm tra chất lượng kết quả rà soát: Sở
Tư pháp.
2. Phạm vi rà soát, đánh giá thủ tục
hành chính
Rà soát các quy định, thủ tục hành
chính còn hiệu lực thi hành, thuộc thẩm quyền giải quyết của các Sở, ban,
ngành; UBND cấp huyện; UBND cấp xã đang
được thực hiện trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, cụ
thể:
STT
|
Tên cơ quan,
đơn vị thực hiện việc rà soát, đánh giá
|
Lĩnh vực hoặc
nhóm lĩnh vực TTHC được rà soát, đánh
giá
|
CÁC SỞ, BAN,
NGÀNH CỦA TỈNH
|
1
|
Sở Kế hoạch
và Đầu tư
|
TTTHC thuộc các lĩnh vực thực hiện Nghị quyết số
43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành
chính trong hình thành và thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện
môi trường kinh doanh Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về
những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh,
nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm
2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như: Thành lập và hoạt động doanh nghiệp; Đầu tư nước ngoài; Đầu tư trong nước bằng nguồn
vốn NSNN; Đấu thầu; ODA; Đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
|
2
|
Sở Tài nguyên và
Môi trường
|
Nhóm TTHC có liên quan thuộc lĩnh vực đất đai thuộc
các lĩnh vực thực hiện Nghị quyết số 43/NQ-CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ về
một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính trong hình thành và thực hiện dự
án đầu tư có sử dụng đất để cải thiện môi trường kinh doanh
|
3
|
Sở Công Thương
|
TTTHC thuộc các lĩnh vực thực hiện Nghị quyết số
19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp
tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến
năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bao gồm: Quản lý cạnh tranh; Xúc tiến
thương mại; Xuất nhập khẩu; Công nghiệp
tiêu dùng; Công nghiệp địa phương; Năng lượng; Lưu thông hàng hóa trong nước;
Dầu khí.
|
4
|
Ban Quản lý các Khu Công nghiệp
|
TTTHC thuộc các lĩnh vực thực hiện Nghị quyết số
19/NQ-CP ngày 28/4/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp
tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bao
gồm: Đăng ký đầu tư; Thẩm tra, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án đầu tư
thuộc thẩm quyền
|
5
|
Sở Xây dựng
|
Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Xây dựng; Quy hoạch
xây dựng
|
6
|
Sở Giao thông vận tải
|
Lĩnh vực đường bộ; Lĩnh vực đăng kiểm; Lĩnh vực
đường thủy nội địa.
|
7
|
Sở Khoa học và Công nghệ
|
Nhóm TTHC có liên quan thuộc lĩnh vực khoa học và
công nghệ; tiêu chuẩn đo lường chất lượng
|
8
|
Sở Tài chính
|
Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực Tài chính
doanh nghiệp
|
9
|
Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
|
Thủy lợi; đê điều và phòng chống lụt bão; thú y;
quản lý nông lâm sản và thủy hải sản; lâm nghiệp; chăn nuôi; bảo vệ thực vật;
Giống cây trồng.
|
10
|
Sở Văn hóa, Thể thao
|
Nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực
văn hóa và gia đình.
|
11
|
Sở Du Lịch
|
Nhóm thủ tục hành chính có liên quan đến lĩnh vực
du lịch
|
12
|
Sở Thông tin và Truyền thông
|
Nhóm thủ tục hành chính có liên quan về lĩnh vực
xuất bản; báo chí; phát thanh truyền hình và thông tin điện tử; bưu chính viễn
thông
|
13
|
Sở Tư pháp
|
Nhóm thủ tục hành chính có liên quan về lĩnh vực
hộ tịch, quốc tịch; lý lịch tư pháp; tư vấn pháp luật; Đấu giá; Quản tài
viên; Công chứng, Chứng thực.
|
14
|
Sở Nội vụ
|
Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Cán bộ, công chức, viên
chức; Chính quyền địa phương; Công tác thanh niên; Văn thư lưu trữ; Tôn giáo.
|
15
|
Sở Giáo dục và Đào tạo
|
Nhóm thủ tục thuộc lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo;
Quy chế thi tuyển; hệ thống văn bằng chứng chỉ
|
16
|
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Nhóm TTHC có liên quan thuộc lĩnh vực dạy nghề;
việc làm; bảo trợ xã hội; Người có công.
|
17
|
Sở Y tế
|
Nhóm thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực An toàn vệ
sinh thực phẩm; Quản lý Dược; Y tế dự
phòng; Giám định Y khoa.
|
UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ
Rà soát tất cả các quy định, thủ tục hành chính
còn hiệu lực thi hành, thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện; UBND cấp
xã.
|
1. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường,
thị trấn tiến hành rà soát các thủ tục hành chính được lựa chọn theo Kế hoạch,
kết quả thực hiện gửi về Sở Tư pháp trước ngày 30/7/2017.
2. Sở Tư pháp tiến hành tổng hợp,
nghiên cứu, phân tích kết quả rà soát của các cơ quan, đơn vị; thực hiện việc
rà soát độc lập, thẩm định, tổng hợp kết quả, trình các Bộ chủ quản và UBND tỉnh phê duyệt trước 30/8/2017.
V. TRÁCH NHIỆM TRIỂN
KHAI THỰC HIỆN
1. Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về nghiệp vụ rà
soát, đánh giá quy định thủ tục hành chính cho các cơ quan, đơn vị, địa phương,
tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Văn phòng
Chính phủ, Bộ Tư pháp về kết quả rà soát theo tiến độ của Kế hoạch
này.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
trách nhiệm:
- Quán triệt nội dung Kế hoạch rà soát đến các cán bộ, công chức và
các đơn vị trực thuộc có liên quan; sao lục nội dung Kế hoạch, các biểu mẫu gửi đến các cán bộ, công chức được phân
công nhiệm vụ rà soát, đánh giá quy định,
thủ tục hành chính. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tải các biểu mẫu đánh giá thủ
tục hành chính tại mục “Kiểm soát thủ tục hành chính” (phần biểu mẫu rà soát
đơn giản hóa TTHC) trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp Ninh Bình theo địa chỉ:
www.sotuphap.ninhbinh.gov.vn
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện Kế hoạch rà soát; phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ đầu mối và các đơn vị trực
thuộc có liên quan thực hiện công tác rà soát, đánh giá thủ tục hành chính; bố
trí cán bộ, công chức có trình độ chuyên môn, hiểu biết sâu về lĩnh vực thủ tục
hành chính để thực hiện việc rà soát, đánh giá bảo đảm chất lượng, đồng thời dành
thời gian để hoàn thành đúng nội dung, tiến độ của Kế hoạch đề ra.
- Chủ tịch UBND huyện, thành phố chịu
trách nhiệm chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện việc rà soát, đánh
giá, đơn giản hóa thủ tục hành chính theo kế hoạch của UBND tỉnh và kế hoạch của đơn vị mình; kiểm tra chất lượng rà
soát của UBND xã, phường, thị trấn, tập hợp
đầy đủ các biểu mẫu; bản tổng hợp kết quả
rà soát; phương án đơn giản hóa thủ tục
hành chính gửi kết quả về Sở Tư pháp./.