ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3585/QĐ-UBND
|
Sơn
La, ngày 29 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN
RỪNG TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP
ngày 03 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội;
Căn cứ Thông tư số
05/2008/TT-BNN ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn về hướng dẫn lập Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;
Căn cứ Nghị quyết số
108/NQ-HĐND ngày 04 tháng 12 năm 2014 của HĐND tỉnh Sơn La về việc thông qua điều
chỉnh quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 445/TTr-SNN ngày 23 tháng 12 năm 2014 về
việc xin phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt điều chỉnh
Quy hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Sơn La đến năm 2015 và định hướng đến
năm 2020, với nội dung chủ yếu sau:
I. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
1.
Mục tiêu
- Thiết lập,
quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững đất và rừng được quy hoạch cho
3 loại rừng. Phấn đấu đến năm 2020 trồng mới 35.000 ha,
trong đó: rừng sản xuất 19.260 ha, rừng
phòng hộ 14.000 ha và rừng đặc dụng 1.740 ha, khoanh nuôi tái sinh 108.660 ha, bảo vệ rừng 779.595 ha tương ứng với độ che phủ
của rừng đạt 55%.
- Tập trung bảo vệ và phát triển 3
loại rừng: đặc dụng, phòng hộ và sản xuất; bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng
hiện còn gắn với bảo tồn đa dạng sinh học; ưu tiên xây dựng hệ thống các khu rừng
phòng hộ đầu nguồn lưu vực các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, rừng phòng hộ
môi trường dọc tuyến giao thông, các khu vực đô thị, di tích lịch sử văn hóa; Luôn chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu tại khu vực; hình thành vùng rừng trồng sản xuất nguyên liệu gắn với công nghiệp chế
biến.
- Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ
chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất gắn với hoàn chỉnh cơ chế Chính sách Bảo
vệ phát triển rừng phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
2. Nhiệm vụ
2.2.1. Về kinh tế
a) Giai đoạn 2014
- 2015
- Giữ giá trị sản
xuất của ngành lâm nghiệp bình quân 4%/năm, diện tích có rừng 647.722 ha tỷ lệ
độ che phủ rừng đạt 45,7%.
- Khai thác tận dụng rừng tự
nhiên, khai thác rừng trồng sản xuất đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân
dân và nhu cầu của thị trường, sản lượng khai thác bình quân 80.000 m3/năm.
Tập trung phát triển các sản phẩm lâm sản địa phương có ưu thế cạnh tranh.
- Nguồn thu từ dịch vụ môi trường
rừng, chương trình giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và
suy thoái rừng bình quân hàng năm từ 100 đến 120 tỷ/năm.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Giá trị sản xuất của ngành lâm
nghiệp bình quân 5%/năm diện tích có rừng 779.595 ha, tỷ lệ độ che phủ rừng đạt
55%.
- Khai thác rừng trồng sản xuất, tận
dụng rừng tự nhiên đảm bảo nhu cầu lâm sản tại chỗ cho nhân dân và đáp ứng nhu
cầu sản xuất của các nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh, sản lượng khai
thác bình quân 85.000 m3/năm.
- Nguồn thu từ dịch vụ môi trường
rừng bao gồm cả thị trường các bon chương trình giảm phát thải khí nhà kính
thông qua hạn chế mất rừng và suy thoái rừng bình quân hàng năm từ 120 đến 150
tỷ/năm.
2.2.2. Về xã hội
Nâng cao nhận thức hiểu biết về
pháp luật bảo vệ và phát triển rừng, kiểm soát chặt chẽ
khai thác, vận chuyển, buôn bán, chế biến lâm sản; giảm số vụ và diện tích thiệt
hại do cháy rừng gây ra.
Thông qua hoạt động sản xuất lâm
nghiệp, tạo môi trường đào tạo và chuyển giao công nghệ cho người dân làm nghề
rừng. Tạo việc làm cho trên 100.000 lao động nông
thôn/năm.
2.2.3. Về môi trường
- Góp phần nâng độ che phủ của rừng
của tỉnh lên 45,7% năm 2015 và 55% năm 2020 tăng bình quân 1,43%/năm. Quản lý bảo
vệ và sử dụng bền vững diện tích rừng có được để bảo vệ đất, bảo vệ nguồn nước
và môi trường tạo nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng để tái đầu tư trở lại
cho sản xuất kinh doanh rừng.
- Bảo tồn đa dạng sinh học của các
khu rừng đặc dụng, nhằm lưu giữ các nguồn
gen động, thực vật quý hiếm, tổ chức nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
- Đảm bảo nguồn sinh thủy cho các
công trình thủy điện trên sông Đà, thủy điện vừa và nhỏ, thủy lợi, bảo vệ và
phát triển bền vững tài nguyên rừng.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ môi
trường rừng cho các nhà máy thủy điện, nước sinh hoạt và các khu rừng phòng hộ
môi trường sinh thái dọc tuyến giao thông, các Khu di tích lịch sử văn hóa, các
khu đô thị, khu dân cư...
- Giảm áp lực nhu cầu lâm sản lên
rừng tự nhiên và các vụ vi phạm pháp luật về rừng; hạn chế canh tác nương rẫy
trên đất lâm nghiệp.
3. Định hướng quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng
3.1. Định hướng quy hoạch 3 loại
rừng
3.1.1. Quy hoạch rừng đặc dụng
- Bảo tồn và phát triển bền vững
các hệ sinh thái rừng đặc trưng vùng Tây Bắc và các khu rừng lịch sử văn hóa.
Quy hoạch diện tích đất rừng đặc dụng 86.291,9 ha, chiếm
9,3% diện tích đất lâm nghiệp.
- Trên cơ sở diện tích đất lâm
nghiệp quy hoạch cho rừng đặc dụng và điều kiện thực tiễn của tỉnh quy hoạch đến
năm 2020 đưa vào quy hoạch sử dụng 78.043,1 ha, trong đó bảo vệ diện tích rừng
là 68.829,8 ha, trồng mới rừng là 1.740,0 và khoanh nuôi tái sinh là 7.473,3
ha.
3.1.2. Quy hoạch rừng phòng hộ
- Quy hoạch diện tích đất rừng
phòng hộ là 398.709,8 ha, chiếm
43,1% diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh.
- Trên cơ sở diện tích đất lâm
nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ và điều kiện thực tiễn của tỉnh quy hoạch đến
năm 2020 đưa vào quy hoạch sử dụng 360.642,6 ha, trong đó bảo vệ diện tích rừng
là 292.834,6 ha, trồng mới rừng là 14.000 ha và khoanh nuôi tái sinh là 53.808
ha.
3.1.3. Quy hoạch rừng sản xuất
- Quy hoạch 439.310,4 ha đất
rừng sản xuất, chiếm 47,5% đất lâm nghiệp toàn tỉnh.
- Trên cơ sở đất rừng sản xuất đã
được quy hoạch và dựa vào thực tiễn đến năm 2020 diện tích đưa vào quy hoạch sử
dụng là 340.909,3 ha (có tác động bảo vệ, trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh),
còn lại 98.401,1 ha đất đồi núi chưa sử dụng đã được quy hoạch đất lâm nghiệp
tuy nhiên trong kỳ quy hoạch chưa đầu tư sản xuất.
3.2. Định hướng quy hoạch bảo vệ
và phát triển rừng theo các vùng trọng điểm kinh tế
3.2.1. Vùng dọc tuyến Quốc lộ 6
Ưu tiên thiết lập đai rừng phòng hộ
bảo vệ cảnh quan môi trường sinh thái, xây dựng các khu rừng sinh thái đô thị,
khu di tích lịch sử văn hóa; xây dựng vùng nguyên liệu cây cao su theo quy hoạch,
phát triển vùng nguyên liệu gỗ, mây tre, rừng đặc sản, rừng sản xuất; là trung
tâm dịch vụ chế biến lâm sản cung cấp gỗ và lâm sản phục vụ phát triển kinh tế
trong và thị trường ngoài tỉnh, cụ thể:
- Bảo vệ ổn định diện tích rừng hiện
có; cải tạo, tu bổ và trồng mới các đai rừng phòng hộ bảo vệ môi trường sinh
thái tại thành phố Sơn La, thị xã Hát Lót, thị xã Mộc Châu (sau này) với
khu du lịch Mộc Châu, các thị trấn, đai rừng phòng hộ tại các đèo xung yếu dọc
tuyến giao thông Quốc lộ 6 và các khu rừng di tích lịch sử văn hóa: Đền vua Lê
Thánh Tông, Nghĩa trang Tô Hiệu, Tượng đài Thanh Niên Xung phong ngã 3 Cò
Nòi,....
- Hình thành vùng nguyên liệu tập
trung gỗ, tre, lùng; cao su gắn với các cơ sở chế biến mủ cao su, nhà máy ván
tre ghép thanh tại Mộc Châu, cơ sở chế biến gỗ và lâm sản 3/2 và cụm tương hỗ
nông sản (chế biến nông, lâm sản chất lượng cao của vùng).
- Tập trung ưu tiên phát triển
vùng nguyên liệu lâm sản ngoài gỗ; Hoàn thành và đưa vào khai các sử dụng các
cơ sở chế biến theo quy hoạch và cấp phép đầu tư được duyệt.
3.2.2. Vùng dọc Sông Đà
- Duy trì bảo
vệ tốt vốn rừng hiện còn, xây dựng và củng cố các khu rừng phòng hộ đầu nguồn tại
các vị trí xung yếu, rất xung yếu các Hồ thủy điện Hòa Bình, Sơn La và các công
trình thủy điện vừa và nhỏ, trong đó đến năm 2020 hoàn thành công trình trồng rừng
phòng hộ bảo vệ môi trường thủy điện tại vị trí bảo vệ đập thủy điện Sơn La.
- Khẩn trương
thiết lập lâm phần ổn định để hình thành một số Ban quản lý rừng phòng hộ đầu
nguồn là hạt nhân hỗ trợ các tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng lưu vực Hồ
thủy điện Hòa Bình, Hồ thủy điện Sơn La trên sông Đà.
- Tập trung
triển khai có hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua kế
hoạch quản lý rừng cộng đồng tạo điều kiện cho các chủ rừng, cộng đồng được hưởng
lợi nhiều hơn từ chi trả dịch vụ môi trường rừng và có trách nhiệm cao hơn
trong bảo vệ rừng, cải tạo tu bổ và duy trì nguồn sinh thủy cho các công trình
thủy điện trên sông Đà.
- Tiếp tục
hình thành vùng nguyên liệu cây cao su theo quy hoạch; trồng rừng sản xuất (nguyên
liệu giấy, ván ghép thanh, ván nhân tạo, mây, tre) và lâm sản ngoài gỗ cung
cấp cho nhu cầu chế biến lâm sản trong và ngoài tỉnh gắn với triển khai có hiệu
quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất bền vững cho đồng bào tái định cư thủy
điện Sơn La.
3.2.3. Vùng cao và biên giới
- Bảo tồn và
phát triển bền vững hệ thống các Khu rừng đặc dụng Xuân Nha, Sốp Cộp, Copia, Tà
Xùa. Thiết lập hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn sông Mã; rừng phòng hộ vành đai
biên giới.
- Tập trung
phát triển vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung tại các huyện, trong đó thực hiện
các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng rừng hình thành vùng nguyên liệu gỗ lớn từ rừng
trồng (dự án 661) tại các huyện Sông Mã, Sốp Cộp, Yên Châu, Thuận Châu,…
- Ưu tiên phát
triển vùng nguyên liệu với các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ đặc trưng của vùng có
lợi thế như: Sơn tra, dược liệu tại các xã vùng cao các huyện Thuận Châu, Mường
La, Bắc Yên; tre, Lùng tại các xã huyện Vân Hồ; Cọ phèn tại huyện Sông Mã.
- Khuyến khích
thu hút các doanh nghiệp đầu tư chế biến các sản phẩm lâm sản đặc thù của vùng
như Sơn Tra, Tre, Lùng và dược liệu.
II. QUY HOẠCH
BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
1. Quy hoạch bảo vệ rừng
- Đến năm 2015 diện tích có rừng
647.772 ha và đến năm 2020 là 779.595 ha, rừng được tạo mới trong kỳ quy hoạch
là 143.660 ha, trong đó: Thông qua khoanh nuôi tái sinh rừng 108.660 ha và trồng
mới rừng 35.000 ha, cụ thể: Giai đoạn 2014 - 2015 là 11.837,0 ha; giai đoạn
2016 - 2020 là 131.823 ha.
- Giao khoán bảo vệ rừng: Giai
đoạn 2014 - 2015 là 140.000 ha/năm và giai đoạn 2016 - 2020 là 180.000 ha/năm.
2. Quy hoạch phát triển rừng
2.1. Khoanh nuôi tái sinh
Diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng
giai đoạn 2014 - 2015 là 108.660 ha, trong đó: Rừng đặc dụng 7.473 ha, rừng
phòng hộ 53.808 ha và rừng sản xuất là 47.379 ha; giai đoạn 2016 - 2020
quy hoạch diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng là 95.240 ha, trong đó: Rừng đặc
dụng 6.228 ha, rừng phòng hộ 44.949 ha và rừng sản xuất là 44.063 ha.
2.2. Trồng rừng tập trung
2.2.1. Trồng mới rừng
Trồng rừng mới đến năm 2020 là
35.000 ha, bình quân 5.000 ha/năm, trong đó giai đoạn 2014 - 2015 là 8.000 ha
và giai đoạn 2016 - 2020 là 27.000 ha. Trong đó: Rừng đặc dụng 1.740 ha (bình
quân 248,6 ha/năm); Rừng phòng hộ 14.000 ha (bình quân 2.000 ha/năm)
và rừng sản xuất là 19.260 ha (bình quân 2.751,4 ha).
2.2.2. Trồng thay thế diện tích rừng
chuyển mục đích sử dụng 4.011,2 ha, trong đó: giai đoạn 2014 - 2015 là 1.011
ha; giai đoạn 2016 - 2020 là 3.000 ha.
2.2.3. Trồng lại rừng sau khai
thác
Tổng diện tích trồng lại rừng sau
khai thác là 3.500 ha, giai đoạn 2014 - 2015: 500 ha, bình quân 250 ha/năm, chủ
yếu là diện tích sau khi khai thác rừng được trồng từ trước năm 2005; giai đoạn
2016 - 2020: 3.000 ha, bình quân 600
ha/năm. Đối tượng là những diện tích rừng trồng sản xuất
đã đến tuổi thành thục công nghệ sau khai thác.
2.2.4. Nuôi dưỡng rừng
Đến năm 2020, nuôi dưỡng rừng
57.470 ha (trong đó: Rừng tự nhiên 42.470 ha; rừng trồng 15.000 ha). Đối tượng
diện tích rừng tự nhiên là rừng sản xuất phục hồi trạng thái IIa, IIb và rừng
trồng các loài cây Thông mã vĩ, Lát, Tếch,... (Dự án phát triển KfW7, chương
trình bảo vệ và phát triển rừng).
2.2.5. Làm giàu rừng
Đến năm 2020 làm giàu rừng trên diện
tích 24.865 ha, đối tượng là các khu rừng tự nhiên trữ lượng trung bình trạng
thái IIIa2, tập trung nhiều tại các huyện Phù Yên, Mường La, Quỳnh Nhai, Mộc
Châu,...
2.2.6. Cải tạo rừng tự nhiên nghèo
kiệt
Diện tích cải tạo rừng đến năm
2020 là 3.800 ha. Đối tượng là rừng sản xuất có trữ lượng thấp, chất lượng kém,
khả năng tăng trưởng và năng suất thấp để trồng lại cây rừng khôi phục thành rừng có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cao
hơn.
3. Quy hoạch khai thác gỗ và
lâm sản
3.1. Khai thác gỗ
Đáp ứng nhu cầu gỗ và lâm sản cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhu cầu thị trường
trong nước và xuất khẩu. Đến năm 2020 đưa vào khai thác diện tích là 84.705,7
ha rừng, sản lượng khai thác là 910.000m3. Trong đó:
- Khai thác rừng trồng diện tích 3.500 ha (bình quân 1.258,7 ha/năm); sản lượng khai thác 210.000 m3.
- Khai thác gỗ gia dụng phục vụ
nhu cầu hàng năm diện tích 11.685,7 ha, sản lượng khai
thác 273.268 m3 gỗ tròn, bình quân 39.038 m3/năm.
- Khai thác tận dụng 65.970 ha, sản
lượng 146.732 m3.
3.2. Khai thác lâm sản ngoài gỗ
3.2.1. Khai thác nhựa thông
- Diện tích 1.930 ha, sản lượng nhựa
1.068 tấn. Đối lượng rừng đưa vào khai thác diện tích thông trồng từ năm 1996 -
2000 thuộc dự án 327, 661 đầu tư trồng tại các
huyện: Yên Châu, Phù Yên, Mộc Châu, Mai Sơn, Sông Mã, Sốp Cộp.
- Giai đoạn 2014 - 2015 khai thác
580 ha, trữ lượng bình quân 0,135 tấn/ha/năm, sản lượng nhựa 157 tấn, bình quân
52 tấn/năm; giai đoạn 2016 - 2020 khai thác 1.350 ha, trữ lượng bình quân 0,135
tấn/ha/năm, sản lượng nhựa 911,3 tấn, bình quân 182 tấn/năm.
3.2.2. Khai thác lâm sản phụ khác:
Gồm tre, luồng, vầu, song mây, sơn tra, các loài cây dược liệu, măng tươi các
loại...
4. Quy hoạch chế biến tiêu thụ
lâm sản
- Giai đoạn 2014 - 2015: Hoàn thành
xây dựng nhà máy chế biến ván tre ép, chiếu tre, đũa, tăm hương..., tại Mộc
Châu, Vân Hồ phục vụ trong nước và xuất khẩu (công suất 100.000 m3
sản phẩm/năm). Khuyến khích các cơ sở chế biến lâm sản tại Mộc Châu, Phù
Yên, Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Sơn La đổi mới công nghệ, đầu tư trang
thiết bị hiện đại phục vụ chế biến gỗ và lâm sản.
- Giai đoạn 2016 - 2020: Khi diện tích rừng trồng đi vào khai thác ổn định, đẩy mạnh các hoạt động
thu hút đầu tư các thành phần kinh tế xây dựng các cơ sở chế biến lâm sản hướng
vào ván MDF, ván ghép, ván dăm, tre ép công nghiệp, tăm hương, đũa xuất khẩu,...
mở rộng, nâng cấp cơ sở chế biến Sơn Tra ở Bắc Yên và các sản phẩm lâm sản
ngoài gỗ.
+ Đầu tư nâng
công suất nhà máy chế biến ván tre ép, chiếu tre, đũa tại huyện Mộc Châu, tăm hương tại huyện Vân Hồ phục vụ
trong nước và xuất khẩu.
+ Quy hoạch 2 cơ sở chế biến ván
MDF, ván dăm, tre ép công nghiệp công suất: 20.000 - 30.000 m3/năm/cơ
sở tại các cụm chế biến nông lâm sản chất lượng cao tại huyện Mường La và Phù Yên;
01 cơ sở chế biến đũa xuất khẩu tại huyện Quỳnh Nhai. Khuyến khích các hộ gia
đình xây dựng các cơ sở chế biến nhỏ như gỗ
bóc, gỗ dăm ..., phù hợp với vùng nguyên liệu nhỏ lẻ của địa phương.
+ Quy hoạch chế biến các sản phẩm
lâm sản ngoài gỗ: Đầu tư xây dựng mới 2 cơ sở chế biến Sơn tra (rượu vang quy mô 2 triệu lít/năm tại Mường La và Thuận Châu); xây dựng các cơ sở chế biến gắn với vùng nguyên liệu sản xuất các sản
phẩm lâm sản ngoài gỗ.
5. Quy hoạch xác lập các khu rừng
đặc dụng, phòng hộ đầu nguồn
Hình thành được 05 Ban quản lý rừng,
trong đó Ban quản lý rừng đặc dụng Mường La quy mô diện tích 17.000 ha và Ban
quản lý rừng phòng hộ tại các huyện: Quỳnh Nhai (quy mô dự kiến 8.743,9 ha),
Yên Châu (quy mô dự kiến 10.520 ha), Mai Sơn (quy mô dự kiến 12.800
ha) và Sông Mã (quy mô dự kiến 6.850 ha).
- Giai đoạn 2014 - 2015: Hoàn
thành việc xác lập 02 Ban quản lý rừng (gồm: Ban quản lý rừng đặc dụng Mường
La và Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳnh Nhai).
- Giai đoạn 2016 - 2020: Thành lập
Ban quản lý rừng phòng hộ các huyện Mai Sơn, Yên Châu và Sông Mã.
6. Quy hoạch dịch vụ môi trường
rừng
Phấn đấu đến năm 2020 diện tích được
chi trả dịch vụ môi trường rừng toàn tỉnh là 779.595 ha, nguồn thu từ dịch vụ
môi trường rừng bình quân từ 120 đến 150 tỷ/năm.
7. Quy hoạch bảo tồn thiên
nhiên và di tích lịch sử văn hóa
- Xây dựng mới 01 khu bảo tồn
thiên nhiên Mường La trên địa bàn 03 xã Hua Trai, Ngọc Chiến và Nậm Păm, quy mô
17.000 ha.
- Xây dựng thêm khu rừng đặc dụng
bảo vệ cảnh quan văn hóa - lịch sử - môi trường: Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp
quy mô 268,7 và Khu rừng lịch sử văn hóa văn bia Lê Thánh Tông 16,3 ha.
- Đầu tư và mở rộng vườn sưu tập
thực vật Chiềng Sinh, sưu tập được thêm nhiều cây quý hiếm hơn và có thể mở cửa
đón khách tham quan cũng như học tập và nghiên cứu. Đồng thời quy hoạch các nhà
bảo tàng thiên nhiên, vườn sưu tập cây thuốc, ngân hàng gen.
8. Quy hoạch các hạng mục xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng
- Nâng cấp 11 vườn ươm và
xây dựng mới 05 vườn ươm.
- Xây dựng rừng giống vô tính;
rừng giống chuyển hóa với mục đích bảo tồn các nguồn gen nhất là nguồn gen cây
bản địa quý hiếm.
- Xây dựng 46 trạm bảo vệ rừng và
20 chòi canh lửa tại các khu vực rừng tập trung; Xây dựng mới 110 km đường băng
cản lửa và 120 km đường lâm nghiệp theo tiêu chuẩn đường lâm nghiệp.
III. TỔNG HỢP NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ
1. Tổng vốn đầu tư
Nhu cầu vốn thực hiện quy hoạch giai đoạn 2014 - 2020 là: 2.158.145 triệu đồng, trong đó:
- Bảo vệ rừng là: 1.038.704 triệu
đồng, chiếm 48,1%.
- Phát triển rừng là: 769.493
triệu đồng, chiếm 35,7%.
- Chi phí thiết kế các hạng mục
bảo vệ và phát triển rừng: 9.167 triệu đồng, chiếm 0,4%.
- Xây dựng cơ bản phục vụ lâm
sinh là: 81.330 triệu đồng, chiếm 3,8%.
- Vốn khuyến lâm 4.000 triệu đồng
chiếm 0,2%.
- Chi phí quản lý là: 195.362
triệu đồng, chiếm 9,1% tổng nhu cầu vốn.
2.
Phân theo nguồn vốn
- Vốn ngân sách: Nhu cầu đầu tư 609.548 triệu đồng, chiếm 28,2% tổng vốn đầu tư.
- Vốn huy động từ dân, doanh nghiệp
và tổ chức tín dụng trong nước: nhu cầu đầu tư 392.782 triệu đồng, chiếm 18,2%
tổng vốn đầu tư;
- Vốn chi trả dịch vụ môi trường rừng
940.000 triệu đồng, chiếm 43,6% tổng vốn đầu tư.
- Vốn hỗ trợ ODA và đầu tư trực tiếp
từ nước ngoài FDI: nhu cầu đầu tư 215.815 triệu đồng, chiếm 10% tổng vốn đầu
tư.
IV. DANH MỤC
CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Dự án bảo
vệ và phát triển rừng đến năm 2020 của các huyện, thành phố và các Ban quản lý rừng đặc dụng.
2. Dự án tổng
kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp.
3. Dự án đầu tư
bảo vệ và phát triển rừng dọc tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ giai đoạn 2014 - 2020.
4. Dự án Nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy rừng tỉnh Sơn La giai đoạn 2014 - 2020.
5. Dự án phát
triển giống cây lâm nghiệp đến năm 2020.
6. Quy hoạch
phát triển lâm sản ngoài gỗ.
7. Quy hoạch bảo tồn và phát triển
rừng đặc dụng tỉnh Sơn La.
8. Đề án thành lập khu rừng đặc dụng Mường La; Dự án xác lập các khu rừng phòng hộ: Quỳnh Nhai, Mai Sơn, Yên Châu và
Sông Mã.
9. Dự án xây
dựng cơ sở chế biến Sơn tra, dược liệu và lâm sản ngoài gỗ.
10. Dự án đầu tư phát triển rừng
bền vững thông qua các nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính.
11. Dự án trồng và phát triển rừng
sản xuất tại các huyện dọc Sông Đà.
V. CÁC GIẢI
PHÁP THỰC HIỆN
1. Về quy hoạch đất lâm nghiệp
- Tổ chức quản lý ổn định diện
tích 3 loại rừng và điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý trên cơ sở thiết lập
lâm phận theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và cắm mốc ranh giới 3
loại rừng trên thực địa.
- Tăng cường
công tác quản lý sau quy hoạch của các cấp, các ngành, thực
hiện phân cấp mạnh cho cơ sở trong việc quản lý và thực hiện quy hoạch.
2. Giải pháp về tổ chức quản lý
- Rà soát sắp
xếp hệ thống tổ chức quản lý Nhà nước từ tỉnh đến cơ sở, trên cơ sở xác định rõ
vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị theo hướng gắn trách nhiệm cụ thể và
nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước theo sát với tình hình địa phương theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 và Nghị định số
37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ.
- Khuyến khích liên doanh, liên kết
giữa các chủ rừng và các cơ sở, nhà máy chế biến lâm sản trên địa bàn tạo mối
liên kết bền vững trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
3. Giải pháp về
giao rừng, giao đất lâm nghiệp
- Rà soát lại kết quả giao đất,
giao rừng theo Thông tư liên tịch số 07/2011/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29 tháng
01 năm 2011 của liên bộ: Nông nghiệp và PTNT - Tài nguyên và Môi trường. Rà soát, bố trí quỹ đất để giao cho chủ đầu tư các dự án phải trồng bù
diện tích rừng đã chuyển sang mục đích khác để phát triển kinh tế xã hội.
- Đẩy mạnh giao, cho thuê, khoán rừng,
gắn với giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các
thành phần kinh tế.
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế,
chính sách đồng bộ về đất đai, nguồn vốn đầu tư, khuyến khích thu hút nguồn lực
đầu tư từ các thành phần kinh tế, cơ chế hưởng lợi, tiêu thụ lâm sản,....
4. Giải pháp
về khoa học và công nghệ, đào tạo và khuyến lâm
- Ưu tiên đầu
tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ mới vào sản xuất,
tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu để nhanh chóng tiếp cận và chuyển
giao các công nghệ mới.
- Đẩy mạnh ứng
dụng khoa học và công nghệ tin học vào công tác quản lý, theo dõi diễn biến rừng
và đất lâm nghiệp, theo dõi công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Ứng dụng
công nghệ có tính đột phá trong ngành; Tăng cường năng lực
của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm nhằm chuyển giao, hỗ trợ đưa khoa học,
công nghệ mới vào phục vụ sản xuất.
5. Giải pháp
về vận dụng hệ thống chính sách
Tiếp tục áp dụng cơ chế, chính
sách bảo vệ và phát triển rừng trong giai đoạn 2014 - 2015 theo quy định tại
Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về
ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng
nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 - 2015; Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 9 năm 2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn
2007 - 2015; Chính sách hỗ trợ lương thực cho đồng bào miền núi trồng rừng trên
đất nương rẫy là đất lâm nghiệp; chính sách bảo vệ rừng theo Nghị quyết số
30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; Nghị định số 210/2013/NĐ-CP của Chính phủ; chính
sách khuyến khích phát triển tre mây theo Quyết định số 11/QĐ-TTg ngày 18 tháng
02 năm 2011; chính sách bảo vệ và phát triển rừng theo Quyết định số 57/QĐ-TTg
ngày 09 tháng 01 năm 2012, Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm
2012; chính sách đầu tư phát triển rừng đặc dụng giai đoạn 2011 - 2020 theo Quyết
định số 24/2012/QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ,…
6.
Giải pháp về vốn đầu tư
Thực hiện huy động lồng ghép các
nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư phát triển rừng; tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân tiếp
cận được các nguồn vốn vay tín dụng đầu tư và các nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước,
tranh thủ nguồn vốn ngân sách Trung ương để đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng
phòng hộ, rừng đặc dụng và hỗ trợ trồng rừng sản xuất theo Quyết định số
147/2007/QĐ-TTg ngày 10 tháng 9 năm 2007 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày
09 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Về phát
triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đào tạo năng lực
chuyên môn và hiểu biết về luật pháp để thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng
cho cán bộ lâm nghiệp, tổ chức đào tạo về những vấn đề liên quan đến bảo vệ và
quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Ưu tiên cử những
người địa phương tham gia vào các trường trung học và đại học ngành lâm nghiệp;
cử đi đào tạo và đào tạo nâng cao cho các cán bộ tích cực hoạt động trong lĩnh
vực lâm nghiệp.
- Tổ chức có hiệu quả chương trình
đào tạo nghề nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009
của Thủ tướng Chính phủ; Thu hút cán bộ khoa học kỹ thuật,
cán bộ quản lý giỏi để bổ sung cho các cơ quan trong ngành lâm nghiệp của tỉnh.
8.
Hỗ trợ của hợp tác quốc tế
Tăng cường vận động, thu hút và sử dụng đúng mục tiêu nguồn
vốn ODA nhằm phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học,
bảo vệ môi trường, xoá đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân sống
phụ thuộc vào rừng và nâng cao hiệu quả quản lý ngành lâm nghiệp. Tiếp cận các
tổ chức tài chính WB, KfW7, Jica… nguồn vốn của Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng
Việt Nam (VNFF), Quỹ Bảo tồn Việt Nam (VCF), Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF); cơ
chế giảm phát thải khí nhà kính thông qua hạn chế mất rừng và suy thoát rừng
(Reedd+).
9. Giải pháp về thị trường và
tiêu thụ lâm sản lâm nghiệp
Khuyến khích việc ký kết hợp đồng
xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua nguyên liệu ổn định cho bà con nông dân làm
nghề rừng; Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thu mua, chế biến
sản phẩm từ rừng; Hỗ trợ tạo điều kiện xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp chế
biến lâm sản và thương hiệu sản phẩm lâm sản.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện,
thành phố tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo vệ và phát triển rừng; đưa các nội dung
của quy hoạch vào kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh hàng năm;
Tổ chức công
bố công khai quy hoạch được phê duyệt. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành
liên quan và UBND các huyện, thành phố thực hiện các giải pháp trong quy hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính phối
hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí vốn,
tính toán các nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác để thực hiện
có hiệu quả các nội dung của quy hoạch
được duyệt.
3. Sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện,
thành phố rà soát quy hoạch sử dụng đất và giao, cho thuê
đất lâm nghiệp phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng.
4. Cục Thống
kê phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bên liên quan xác
định nội dung, tiêu chí và chỉ số giám sát đánh giá ngành lâm nghiệp; chỉ đạo,
hướng dẫn các địa phương thực hiện thống kê, kiểm kê rừng và nghiên cứu về những
đóng góp về kinh tế, môi trường.
5. Các sở, ngành khác có trách nhiệm
tổ chức thực hiện các nội dung của quy hoạch liên quan đến ngành mình. UBND các
huyện, thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện quy hoạch thông qua việc xây
dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện
và xã. Các dự án lâm nghiệp tại địa phương phải lồng ghép với các dự án xoá đói
giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn trên địa bàn.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ban
ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.