Quyết định 318/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 318/QĐ-TTg
Ngày ban hành 04/03/2014
Ngày có hiệu lực 04/03/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

 THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 318/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 3 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam);

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 808/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

- Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam, Chiến lược phát triển giao thông vận tải và quy hoạch phát triển của các ngành có liên quan.

- Hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý nhà nước về dịch vụ vận tải nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, thúc đẩy sự phát triển các đơn vị kinh doanh vận tải, hình thành thị trường vận tải có tính xã hội hóa, tính cạnh tranh cao, bình đẳng và lành mạnh; khuyến khích đầu tư phát triển vận tải trong nước, vận tải quốc tế và có cơ chế hỗ trợ, ưu đãi đối với các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực vận tải.

- Phát triển hài hoà, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế của từng phương thức vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận ti phục vụ mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế.

- Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách theo hướng hiện đại; thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao năng lực và chất lượng dịch vụ, giảm chi phí vận tải, tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế; đẩy mạnh phát triển vận tải đa phương thức; chủ động hội nhập, hợp tác phát triển năng lực vận tải quốc tế, tham gia vào chui cung ứng toàn cu; đy nhanh tiến độ phát triển vận tải hành khách công cộng trong đô thị và trên các hành lang vận tải chính.

- Phát trin hợp lý về số lượng và chủng loại phương tiện vận tải theo hướng hiện đại, tiện nghi, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

- Phát triển các doanh nghiệp vận tải ở Việt Nam áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh, làm chủ thị trường vận tải trong nước, chiếm vai trò quan trọng trong vận tải xuất, nhập khẩu hàng hóa, từng bước vươn ra đầu tư kinh doanh có hiệu quả trên thị trường vận tải quốc tế.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học, làm chủ và phát triển các công nghệ mới trong quản trị và cung ứng dịch vụ vận tải; lấy nhân lực và công nghệ làm cơ sở chủ yếu để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của các ngành vận tải.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bo vệ môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và tăng khnăng cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Việt Nam từng bước trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và hành khách của khu vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quc phòng, an ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn đến năm 2020

Đến năm 2020, tổng sản lượng vận tải toàn ngành khoảng 1.300 tỷ tn.km (tương đương 2,2 tỷ tấn hàng hoá), 340 tỷ hành khách.km (tương đương 6,3 tỷ lượt khách) với tc độ tăng trưởng bình quân hàng năm sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2013 - 2020 là 9,1%, hành khách là 10,7% (chi tiết tại Phụ lục).

Tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính; thị phần vận tải hàng hóa liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 54,4%; đường sắt 4,3%; đường thủy nội địa 32,4%. Thị phn vận tải hành khách liên tỉnh đường bộ đến năm 2020 khoảng 93,2%; đường sắt 3,4% (chi tiết tại Phụ lục).

Đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%; của thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị 4 - 5%.

Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp, góp phần giảm chi phí logistics của nền kinh tế xuống còn khoảng 15% GDP; hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh trong các đô thị từ loại 1 trở lên, đưa vào vận hành từ 01 đến 02 tuyến đường sắt đô thị tại Thđô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, phát triển phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi đảm bảo gom khách cho dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị.

Tăng cường an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải, phấn đấu giảm 5 - 10% bình quân hàng năm về số người chết do tai nạn giao thông có nguyên nhân từ phương tiện kinh doanh vận tải, hạn chế tối đa sự cố an toàn hàng không.

[...]