Quyết định 3383/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 3383/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 28/10/2016
Ngày có hiệu lực 28/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3383/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (NHÓM 6) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014;

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

Căn cNghị định s 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phquy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu t chc của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng th kinh tế - xã hội và Nghđịnh số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đi, bsung một sđiểm của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1037/QĐ-TTg ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Thủ tướng Cnh phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét Tờ trình số 4855/TTr-CHHVN ngày 25 tháng 11 năm 2015, văn bản số 2547/CHHVN-KHĐT ngày 23 tháng 6 năm 2016 tiếp thu, giải trình các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định, văn bn số 3025/CHHVN-KHĐT ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Cục Hàng hải Việt Nam hoàn thiện hsơ điều chnh quy hoạch kèm theo h sơ quy hoạch; Biên bn Hội đng thẩm định tháng 6 năm 2016 về Quy hoạch chi tiết nhóm cng biển đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm 6) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Phạm vi quy hoạch

Nhóm 6 bao gồm các cảng biển thuộc 13 tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cu Long, đảo Phú Quốc và các đảo thuộc vùng biển Tây Nam (riêng cảng biển trên sông Soài Rạp của Long An thuộc phạm vi quy hoạch của nhóm cảng biển số 5).

II. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

- Phát triển các cảng phù hợp vi khả năng và tiến trình cải tạo nâng cấp luồng cửa sông tại đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu khả năng phát triển cảng hướng mạnh ra biển, tạo động lực phát triển các khu kinh tế, công nghiệp - đô thị ven biển.

- Phát triển hợp lý giữa cảng tổng hợp đầu mối khu vực, cảng chuyên dùng, cảng địa phương; phù hợp với đặc điểm nhu cầu vận chuyển và mạng lưới giao thông thủy bộ trong vùng; đồng thời gắn kết chặt chẽ trong một tổng thể thống nhất với các cảng biển thuộc nhóm 5.

- Tập trung nguồn lực hoàn thành đầu tư xây dựng luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu, duy trì và có giải pháp phù hợp để nâng năng lực thông qua của luồng làm cơ sở cho việc phát triển hạ tầng các bến cảng trên sông Hậu trong đó có cảng tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực tại Cần Thơ. Duy trì độ sâu luồng qua cửa Định An cho tàu trọng tải 5.000 tấn đầy tải và 10.000 tấn vơi tải ra vào có lợi dụng triều. Phát triển đồng bộ cảng biển với cơ sở hạ tầng kết nối với cảng và dịch vụ sau cảng.

- Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển phù hợp, ổn định các bến phao, điểm chuyn tải hàng hóa trên quan điểm không làm ảnh hưởng đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận tải đường biển, góp phần giảm áp lực vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên đường bộ.

- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn đều được cấp phép ra, vào cảng.

- Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu bến phải gắn liền với đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (kho hàng, bãi...) và đầu tư trang thiết bị bốc dỡ đồng bộ, phù hợp với cỡ tàu tiếp nhận, đảm bảo công suất thiết kế của cảng.

2. Mục tiêu, định hướng phát triển

a) Mục tiêu chung: Phát triển cảng biển ở đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu hàng hóa thông qua cảng, đảm bảo thực hiện tốt vai trò là động lực phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Tạo tiền đề quan trọng để hình thành hệ thống giao thông vận tải đồng bộ liên hoàn, tiền đề để tổ chức hiệu quả quá trình vận tải trong khu vực, nâng cao hiệu quả sử dụng đối với mạng giao thông nội vùng và liên vùng, giảm áp lực trên các trục giao thông liên kết đồng bằng sông Cửu Long với thành phố Hồ Chí Minh, giảm thời gian, chi phí tiếp chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu khu vực đồng bằng sông Cửu Long qua nhóm cảng biển số 5.

b) Mục tiêu cụ thể:

Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng các giai đoạn quy hoạch như sau:

- Khoảng t44,0 đến 50,0 triệu tấn (trong đổ hàng tổng hp, công ten nơ khoảng từ 12,0 đến 14,0 triệu tấn) vào năm 2020.

- Khoảng từ 97,2 đến 156 triệu tấn (trong đó hàng tổng hợp, công ten nơ khoảng từ 22,0 đến 26,5 triệu tấn) vào năm 2030.

[...]