ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3314/QĐ-UBND
|
Thanh
Hóa, ngày 30 tháng 8 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC THÔNG QUA PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH
VỰC DƯỢC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục
hành chính;
Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP
ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BTP
ngày 24/2/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn
việc đánh giá tác động của thủ tục hành chính và rà
soát, đánh giá thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 1256/QĐ-UBND
ngày 11/4/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế
hoạch rà soát, đánh giá thủ tục hành chính năm 2016
của UBND tỉnh Thanh Hóa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại
Tờ trình số 1555/TTr-SYT ngày 16/8/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Thông qua phương án đơn giản hóa 03 thủ tục hành
chính trong lĩnh vực Dược phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của UBND tỉnh Thanh Hóa (có Phụ lục đính kèm).
Điều 2. Giao Sở Y tế dự thảo báo cáo kết quả rà soát,
đánh giá thủ tục hành chính của UBND tỉnh, kèm phương án đơn giản hóa, sáng kiến
cải cách thủ tục hành chính đã được phê duyệt tại Quyết định này, trình Chủ tịch
UBND tỉnh xem xét, phê duyệt gửi Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Điều 3. Giao Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc
các sở, ngành, đơn vị có liên quan thực hiện Quyết định này.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Y tế,
Tư pháp; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 5 QĐ;
- Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Cục KSTTHC - Bộ Tư pháp (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh
(để báo cáo);
- Lưu: VT, NC (02).
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Thị Thìn
|
PHỤ LỤC
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC DƯỢC PHẨM THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA UBND TỈNH THANH HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
3314/QĐ-UBND ngày 30 tháng 8
năm 2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh
Hóa)
I. Thủ tục hành
chính: “Cấp Chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân là công dân Việt Nam”.
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Về cách thức
thực hiện: Cần quy định rõ ràng, cụ
thể để công dân có quyền lựa chọn các hình thức nộp hồ sơ, trong
đó đề xuất các cách thức sau: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Lý do: Tại các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa quy định
về cách thức thực hiện.
1.2. Về thành phần
hồ sơ:
- Bỏ yêu cầu nộp Bản sao có chứng thực
các Văn bằng chuyên môn (trong trường hợp
nộp hồ sơ trực tiếp).
Lý do: Để tạo sự thuận lợi cho công
dân và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính khi thực hiện, nên để công dân
lựa chọn nộp các loại thành phần hồ sơ phù hợp
với cách thức thực hiện, như: Nộp bản sao có chứng thực
các văn bằng chuyên môn trường hợp nộp qua bưu điện hoặc bản sao và xuất trình
bản chính để đối chiếu nếu hồ sơ nộp trực tiếp.
- Bỏ thành phần hồ sơ: Giấy chứng nhận
sức khỏe do cơ quan y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 12 tháng.
Lý do: Giấy chứng nhận đủ sức khỏe chỉ
có giá trị xác định người hành nghề có đủ sức khỏe trước
thời điểm đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề mà không phải trong suốt quá trình
hành nghề trong khi chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của thủ tục này là khá lớn.
1.3. Về thời hạn
giải quyết: Đề nghị giảm thời hạn giải quyết từ 30 ngày làm việc xuống còn 20
ngày làm việc.
Lý do: Thời hạn 30 ngày làm việc kể
từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ đề
nghị cấp là quá dài. Trên thực tế, việc thẩm định cấp chứng chỉ chỉ diễn ra tại
01 cơ quan là Sở Y tế, chỉ cần 20 ngày làm việc là
đủ thời gian giải quyết các công việc liên quan đến việc cấp
chứng chỉ hành nghề dược cho công dân.
1.4. Về phí: Mức
phí thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược
500.000đ/lần thẩm định là quá cao. Đề nghị giảm mức phí xuống còn 300.000đ/lần
thẩm định, để giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính của
công dân.
Lý do: Việc thẩm định hồ sơ chủ yếu dựa
trên các thông tin đã có trong
từng phần hồ sơ để đối chiếu với các điều kiện đã được quy định cụ thể rõ ràng
tại Luật dược để xem xét cấp hay không cấp chứng chỉ hành nghề dược.
2. Kiến nghị thực thi
2.1. Kiến nghị sửa đổi Nghị định số
89/2012/NĐ-CP ngày 24/10/2012 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 79/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật dược. Cụ thể như sau:
- Sửa đổi điểm b, Khoản 2 Điều 16 Nghị
định số 79/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số
89/2012/NĐ-CP) như sau: “b) Bản sao có chứng thực các văn bản chuyên môn trường
hợp nộp qua bưu điện hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu trường hợp
hồ sơ nộp trực tiếp”.
- Bỏ điểm đ, Khoản 2 Điều 16 Nghị định
số 79/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Nghị định số
89/2012/NĐ-CP).
- Sửa đổi, bổ sung Khoản 1, 2 Điều 18 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP (được sửa đổi,
bổ sung tại Khoản 4 Điều 1 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP) như sau:
“1. Người đề nghị cấp, cấp lại chứng
chỉ hành nghề dược nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Sở Y tế
(đối với cá nhân là công dân Việt Nam) hoặc Bộ Y tế (đối với cá nhân là người
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài) sau đây gọi chung là cơ quan
tiếp nhận hồ sơ.
Đối với hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược,
cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi trả lại hồ sơ cho cá nhân nộp
hồ sơ.
2. Đối với hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được hồ sơ đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề dược hoặc trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị
cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định
và cấp, cấp lại Chứng chỉ hành nghề dược; nếu không cấp, cấp lại thì cơ quan tiếp
nhận hồ sơ phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do”.
2.2. Kiến nghị sửa đổi Khoản 12, Mục
II Biểu mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực
y, dược ban hành kèm theo Thông tư số 03/2013/TT-BTC ngày 08/01/2013 của Bộ trưởng
Bộ Tài chính quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định
tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất,
nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành
nghề y dược; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh. Cụ thể như
sau: “12. Thẩm định hồ sơ cấp chứng chỉ hành nghề dược:
300.000đ/lần thẩm định”.
3. Lợi
ích phương án đơn giản hóa
- Tổng
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 124.832.688 đồng/năm.
- Tổng chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 65.768.563 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 59.064.125
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa:
47,31%.
II. Thủ tục hành
chính: “Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ thuốc
(Cấp liên thông với cấp giấy GPP)”.
1. Nội dung đơn giản hóa
1.1. Về cách thức
thực hiện: Cần quy định rõ ràng, cụ thể đề công dân có quyền lựa chọn các hình
thức nộp hồ sơ, trong đó đề xuất các cách thức sau: Trực tiếp hoặc qua bưu điện.
Lý do: Tại các văn bản quy phạm pháp
luật liên quan chưa quy định về cách thức thực hiện.
1.2. Về thành phần
hồ sơ;
- Quy định nộp Bản sao có chứng thực
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá
thể hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh
nghiệp hoặc Bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu
xác nhận (nếu là doanh nghiệp) là chưa hợp lý.
Lý do: Để công dân tự lựa chọn nộp
các loại thành phần hồ sơ phù hợp với cách thức thực hiện, tạo sự thuận lợi cho
công dân và giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính khi thực hiện, như: Nộp bản
sao và xuất trình bản chính để đối chiếu trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp hoặc nộp
bản sao có chứng thực hoặc bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu xác nhận
(nếu là doanh nghiệp) trường hợp nộp qua bưu điện.
- Bỏ Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc” trong trường hợp Cơ sở bán lẻ thuốc đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đồng thời với đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)”.
Lý do: Trường hợp này chỉ cần 01 Đơn đề nghị trong có chứa nội dung của cả 02 việc trên là đề nghị cấp Giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc và đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)” để giảm thời gian, chi phí và tạo điều
kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khi
có nhu cầu thực hiện thủ tục này.
- Bỏ thành phần hồ sơ “Bản tự kiểm
tra GPP theo Danh mục kiểm tra (Checklist) tại Phụ lục II Thông tư
số 46/2011/TT-BYT”.
Lý do: Thứ nhất, việc tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc (GPP)” đã nêu lên được
quan điểm rõ ràng của các cơ sở kinh doanh thuốc trong việc tìm hiểu, nghiên cứu nguyên tắc, tiêu chuẩn cơ bản trong thực hành nghề
nghiệp tại nhà thuốc của dược sỹ và nhân sự dược trên cơ sở
tự nguyện tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và chuyên môn ở
mức cao hơn những yêu cầu pháp lý tối thiểu (Nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành
tốt nhà thuốc” được Bộ Y tế quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày
21/12/2011) và bản thân các cơ sở đã cảm thấy đáp ứng được
các nguyên tắc, tiêu chuẩn quy định; thứ hai, việc kiểm tra, đối chiếu tình
hình thực hiện của các cơ sở kinh doanh thuốc với các nguyên tắc, tiêu chuẩn
“Thực hành tốt nhà thuốc” được quy định tại Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày
21/12/2011 của Bộ Y tế, là trách nhiệm của Sở Y tế, trong quá trình kiểm tra,
thẩm định, Sở Y tế
có trách nhiệm chấm điểm các cơ sở trong việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức
và chuyên môn. Vì vậy, việc yêu cầu các cơ sở kinh doanh thuốc tự chấm điểm và
nộp bản kiểm tra GPP theo Danh mục kiểm tra là không cần
thiết.
1.3. Về số lượng
hồ sơ: cần quy định rõ ràng, cụ thể, số lượng phù hợp là
01 bộ.
Lý do: Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan chưa quy định về số lượng hồ
sơ của thủ tục này.
1.4. Về mẫu đơn,
mẫu tờ khai:
- Sửa lại nội dung Đơn đề nghị cấp giấy
chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (Mẫu số 4a/ĐĐN-ĐKKD - Thông tư số
10/2013/TT-BYT).
Lý do: Đối với trường hợp đề nghị cấp
Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc đồng thời với đề nghị đăng ký kiểm tra “Thực
hành tốt nhà thuốc (GPP)” thì nên sửa lại một số nội dung cho phù hợp với việc
cấp liên thông và giảm thiểu thời gian, giấy tờ khi thực hiện thủ tục hành
chính. Do đã đề xuất ghép đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận
đủ điều kiện kinh doanh thuốc đồng thời với đề nghị đăng ký kiểm tra “Thực hành tốt nhà thuốc
(GPP)” và đã đề xuất bỏ thành phần hồ sơ “Bản tự kiểm tra
GPP theo Danh mục kiểm tra”.
- Bỏ quy định: Bản tự kiểm tra GPP
theo Danh mục kiểm tra quy định tại phần liệt kê thành phần
hồ sơ trong mẫu đơn Đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
(Mẫu số 1/GPP-Thông tư
46/2011/TT-BYT).
Lý do: Quá trình rà soát đã đề nghị bỏ
thành phần hồ sơ “Bản tự kiểm tra GPP theo Danh mục kiểm tra quy định, tại Phụ lục II Thông tư số 46/2011/TT-BYT
ngày 21/12/2011” do đã đề xuất bỏ thành phần hồ sơ này tại
quy định về thành phần hồ sơ.
1.5. Về yêu cầu,
điều kiện: Bỏ quy định về yêu cầu điều kiện tại Khoản 1, Điều 23 Nghị định số
79/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ.
Lý do: Quy định trên nhắc lại nội dung đã được quy định tại điểm b,
Khoản 2, Điều 11 Luật dược số 34/2005/QH11 ngày 14/6/2005.
2. Kiến nghị thực thi:
2.1. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung Nghị định số 89/2012/NĐ-CP ngày
24/10/2012 của Chính phủ. Cụ thể như sau:
- Sửa
đổi, bổ sung điểm b, Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP (được sửa
đổi, bổ sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP) như sau:
“b) Bản chính Chứng chỉ hành nghề dược
của người quản lý chuyên môn về dược phù hợp với hình thức tổ chức kinh doanh.
Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh
cá thể hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nộp bản sao có chữ ký của chủ
cơ sở và đóng dấu xác nhận (nếu là doanh nghiệp) hoặc bản sao và xuất trình bản
chính để đối chiếu trường hợp nộp trực tiếp hoặc nộp bản sao có chứng thực hoặc
bản sao có chữ ký của chủ cơ sở và đóng dấu xác nhận (nếu
là doanh nghiệp) trường hợp nộp qua bưu điện”.
- Sửa
đổi, bổ sung điểm a, Khoản 1 Điều
30 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP (được sửa đổi,
bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số
89/2012/NĐ-CP) như sau:
“a) Cơ sở kinh doanh thuốc đề nghị cấp,
cấp lại, gia hạn, bổ sung phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Y tế
(đối với cơ sở sản xuất thuốc, làm dịch vụ bảo quản thuốc, làm dịch vụ kiểm
nghiệm thuốc); Sở Y tế (đối với các trường hợp còn lại) hoặc sau đây gọi chung
là cơ quan tiếp nhận hồ sơ.
Đối với trường hợp phải thẩm định
cơ sở kinh doanh thuốc (cấp liên thông), trong
thời hạn tối đa 40 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp, bổ sung, gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện
kinh doanh thuốc hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải tổ chức thẩm định và cấp, bổ sung, gia hạn Giấy chứng
nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc”.
2.2. Kiến nghị sửa đổi nội dung tại mẫu đơn Đề
nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc (Mẫu số 4a/ĐĐN-ĐKKD ban hành kèm theo
Thông tư số 10/2013/TT-BYT) như sau:
- Sửa
đổi, bổ sung nội dung: “Cơ sở
chúng tôi đề nghị Bộ Y tế/Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở, hình thức tổ chức kinh doanh và phạm vi kinh doanh sau:”
thành “Cơ sở chúng tôi đề nghị Bộ Y tế/Sở Y
tế cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở, hình thức tổ chức kinh doanh, phạm vi kinh doanh sau:
……….
Và đề nghị Bộ Y tế/Sở Y tế kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận thực hành tốt (GMP □, GSP □, GLP □,
GDP □, GPP □) phù hợp với hình thức và phạm vi kinh doanh của cơ sở”.
- Bổ sung phần liệt kê các thành phần có trong thủ tục hồ sơ thành như sau:
“Chúng tôi xin gửi
kèm theo các tài liệu sau:
1. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
2. Bản chính Chứng chỉ hành nghề của người quản lý chuyên môn;
3. Bản kê khai cơ sở vật chất trang
thiết bị;
4. Bản kê khai danh sách nhân sự”.
2.3. Kiến nghị sửa đổi Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày
21/12/2011 của Bộ Y tế ban hành nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”.
Cụ thể như sau:
- Sửa đổi Khoản 1 Điều 2 như sau: “1.
Đơn đăng ký kiểm tra điều kiện bán lẻ thuốc
theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc” (Mẫu số 1/GPP) trừ trường hợp thực hiện đồng thời với thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc”.
- Bãi bỏ Khoản 3 Điều 2 Thông tư.
- Bỏ nội dung “Bản tự kiểm tra GPP
theo Danh mục kiểm tra quy định tại Phụ
lục II Thông tư số 46/2011/TT-BYT ngày 21/12/2011 ra tại phần liệt kê các
thành phần hồ sơ trong đơn Đăng ký kiểm
tra điều kiện bán lẻ thuốc theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”
(Mẫu số 1/GPP-Thông tư
46/2011/TT-BYT).
3. Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
- Tổng chi phí tuân thủ thủ tục hành
chính trước khi đơn giản hóa: 189.248.375 đồng/năm.
- Tổng
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 160.957.875 đồng/năm.
- Tổng chi phí tiết kiệm: 28.290.500
đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 14,95%.
III. Thủ tục hành
chính: “Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ
thuốc (Cấp liên thông với cấp giấy GPP)”.
1. Nội dung đơn giản hóa
Đề nghị bãi bỏ thủ tục hành chính này. Lý do:
- Các cơ sở kinh doanh thuốc đều mong muốn kinh doanh thời gian lâu dài, ổn định, không có cơ sở nào muốn kinh doanh trong thời gian ngắn.
- Để đảm bảo các
quy định của pháp luật về kinh doanh thuốc được thực thi thì cơ quan quản lý
nhà nước phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoặc đột xuất
(để ổn định nên duy trì mức 03 năm) để
xem xét, đánh giá việc tuân thủ quy định pháp luật về kinh
doanh thuốc của các cơ sở, trường hợp phát hiện có sai phạm thì xử lý vi phạm một
cách nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
- Tại thủ tục “Giấy chứng nhận đủ điều
kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở bán lẻ thuốc (Cấp liên thông với cấp giấy GPP)”
đã đề xuất bỏ quy định về thời hạn hiệu lực của giấy phép.
2. Kiến nghị thực thi
Kiến nghị bãi bỏ các nội dung quy định
về thủ tục “Cấp Gia hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở
bán lẻ thuốc (Cấp liên thông với cấp
giấy GPP)” tại Khoản 3 Điều 28 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ
sung tại Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 89/2012/NĐ-CP); Điều
30 Nghị định số 79/2006/NĐ-CP (được sửa đổi,
bổ sung tại Khoản 8 Điều 1 Nghị định số
89/2012/NĐ-CP); Khoản 10 Mục II Thông tư số 02/2007/TT-BYT
ngày 24/01/2007 của Bộ Y tế (được sửa đổi,
bổ sung tại Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 10/2013/TT-BYT ngày 29/03/2013 của Bộ Y tế).
3. Lợi
ích phương án đơn giản hóa:
- Tổng
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính trước khi đơn giản hóa: 165.650.125 đồng/năm.
- Tổng
chi phí tuân thủ thủ tục hành chính sau khi đơn giản hóa: 0 đồng/năm.
- Tổng
chi phí tiết kiệm: 165.650.125 đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm sau đơn giản hóa: 100%./.