Quyết định 3272/QĐ-UBND năm 2008 Đề án “Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề đến năm 2010 và 2015” do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 3272/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/12/2008
Ngày có hiệu lực 15/12/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Công Thuật
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3272/QĐ-UBND

Đồng Hới, ngày 15 tháng 12 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2015”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Dạy nghề số 76/2006/QH11 ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị quyết số 90/2008/NQ-HĐND ngày 30/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 60/TTr-LĐTBXH ngày 02/12/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án “Phát triển nguồn nhân lực qua đào tạo nghề tỉnh Quảng Bình đến năm 2010 và 2015”.

Điều 2. Giao Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án; hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện và định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động TB&XH;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- LĐ VPUBND tỉnh;
- Lưu VT, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Công Thuật

 

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3272/QĐ-UBND ngày 15/12/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)

Trong những năm qua công tác đào tạo nghề cho người lao động đã có bước chuyển biến tích cực. Qui mô được mở rộng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề được đầu tư nhiều hơn, số lượng người học nghề ngày càng tăng. Bên cạnh những tiến bộ đạt được; mạng lưới trường lớp, số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý của cán bộ, nhận thức của xã hội và người lao động trong định hướng nghề nghiệp và cơ chế, chính sách của Nhà nước về dạy nghề và học nghề...vẫn còn nhiều bất cập. Để kịp thời khắc phục những khó khăn nêu trên, đẩy mạnh công tác dạy nghề, nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo nghề mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV và Định hướng qui hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã được HĐND tỉnh thông qua tại kỳ họp thứ 12, khoá XV ngày 30/7/2008, công tác đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật là một trong những định hướng quan trọng để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC QUA ĐÀO TẠO NGHỀ

I. DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG

Theo dự báo dân số của tỉnh tính theo mức tăng dân số tự nhiên bình quân hàng năm cả thời kỳ 2006-2010 là 1,44% so với dân số trong độ tuổi lao động và tăng 1,54% so với số lao động tham gia hoạt động kinh tế thì năm 2008 ước khoảng: 863.552 người (trong đó nữ: 436.093 người). Dân số trong độ tuổi lao động: 459.409 người (trong đó nữ: 231.540 người). Số tham gia hoạt động kinh tế: 425.731 người (trong đó nữ: 214.568 người). Phần lớn lao động chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn.

Lực lượng lao động qua đào tạo và đào tạo nghề ước thực hiện đến năm 2008 là 147.000 người, chiếm tỷ lệ 32% so với lao động trong độ tuổi (trong đó nữ: 69.040 người, chiếm 47%). Riêng số lao động qua đào tạo nghề: 76.261 người, chiếm tỷ lệ 16,6% (trong đó nữ: 47.281 người, chiếm tỷ lệ 62%). Lao động qua đào tạo nghề chủ yếu được phân bổ trong lĩnh vực sản xuất vật chất như: các ngành công nghiệp-TTCN, xây dựng cơ bản, khai khoáng, chế biến nông lâm thuỷ sản và ngành dịch vụ, du lịch, phục vụ cộng đồng (xem phụ lục 1).

Trong tổng số lao động qua đào tạo nghề đang tham gia hoạt động kinh tế - xã hội là 76.261 người, thì số lao động có tay nghề từ bậc 4 đến bậc 7 là 7.034 người, chỉ chiếm tỷ lệ 9,2%. Bao gồm: số lao động có tay nghề bậc 4 là: 4.784 người (trong đó nữ 1.817 người, chiếm 38%), tập trung chủ yếu ở ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng cơ bản; Lao động có tay nghề bậc 5 là: 1288 người (trong đó nữ. 412 người, chiếm 32%) tập trung chủ yếu ở ngành chế biến lâm sản, SXVLXD; Lao động có trình độ tay nghề bậc 6 là: 737 người (trong đó nữ 215 người, chiếm 29%) và lao động có trình độ tay nghề bậc 7 là: 225 người (trong đó nữ 47 người, chiếm 21%) tập trung chủ yếu trong lĩnh vực chế biến lâm sản, sản xuất vật liệu cao cấp, sửa chữa cơ khí....Số lao động còn lại qua đào tạo kèm cặp tại doanh nghiệp, đào tạo sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên có tay nghề từ bậc 3 trở xuống là: 69.227 người, chiếm 90,8% lao động đã qua đào tạo nghề (trong đó nữ 41.768 người, chiếm 60,3%) được phân bổ vào các ngành nông nghiệp, dịch vụ, xây dựng, khách sạn nhà hàng và đánh bắt, chế biến thuỷ hải sản, phục vụ cộng đồng...

Ngoài số lao động được đào tạo nghề từ các cơ sở đào tạo còn có lao động, nghệ nhân được đào tạo tại các làng nghề trên toàn tỉnh như: ở làng nghề đúc-Quảng Hoà, nghề mây tre đan và làm nón ở Quảng Văn, Quảng Thọ, Quảng Thuận, làm bánh ở Quảng Thanh - Quảng Trạch, chế biến hải sản, đóng tàu thuyền ở Bảo Ninh, Hải Thành - Đồng Hới và một số làng nghề mộc gia dụng, gia công cơ khí, sửa chữa, nuôi trồng, đánh bắt, chăn nuôi, chế biến nông sản thực phẩm... ở các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Tuyên Hóa, Minh Hóa góp phần truyền nghề, dạy nghề và tạo công ăn việc làm cho con em lao động.

II. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ

1. Hệ thống tổ chức

Trước năm 2002 trên địa bàn tỉnh chỉ có trường công nhân kỹ thuật (nay là trường trung học kỹ thuật công nông nghiệp Quảng Bình) và các trung tâm Kỹ thuật Tổng hợp hướng nghiệp ở các huyện, thị thuộc ngành Giáo dục - Đào tạo có dạy nghề. Từ năm 2002 đến nay đã hình thành, phát triển 11 đơn vị dạy nghề bao gồm: Các đơn vị chuyên dạy nghề: Trường Trung cấp nghề Quảng Bình, Trường Trung cấp nghề số 9 thuộc Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, Trung tâm dạy nghề Lệ Thuỷ, trung tâm dạy nghề Quảng Trạch, trung tâm dạy nghề Tuyên Hoá. Các đơn vị có hoạt động dạy nghề: Trường trung học Kỹ thuật Công nông nghiệp Quảng Bình, Trường trung học Y tế Quảng Bình, trung tâm Giới thiệu Việc làm Quảng Bình, trung tâm Giới thiệu Việc làm Thanh Niên, trung tâm Giới thiệu Việc làm Nông Dân và Cơ sở đào tạo thuyền viên - Đường sông Quảng Bình.

2. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy nghề

[...]