Nghị quyết 90/2008/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 90/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 30/07/2008
Ngày có hiệu lực 09/08/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Lương Ngọc Bính
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 90/2008/NQ-HĐND

ngày 30 tháng 7 năm 2008 

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
KHOÁ XV, KỲ HỌP THỨ 12

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi một số điều, khoản của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1649/TTr-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của các Ban của Hội đồng nhân dân và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Nhất trí thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu như sau:

(Có nội dung quy hoạch cụ thể kèm theo)

Điều 2. Hội đồng nhân dân giao Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020 theo đúng quy định; định kỳ báo cáo tình hình tổ chức thực hiện quy hoạch tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3. Hội đồng nhân dân tỉnh giao cho Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp hoạt động, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết này.

Điều 4. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận tích cực động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình khoá XV, kỳ họp thứ 12 thông qua.

 

 

Nơi nhận:
- Uỷ ban Thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- VP Quốc hội, VP Chủ tịch nước, VP Chính phủ;
-
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ;
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể, đơn vị cấp tỉnh;
- Thường trực HĐND, UBND các huyện, TP;
- Báo Quảng Bình, Đài PTTH Quảng Bình;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Lưu VP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh.

CHỦ TỊCH




Lương Ngọc Bính

 

QUY HOẠCH

TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Nghị quyết số 90/2008/NQ-HĐND ngày 30 tháng 7 năm 2008 của HĐND tỉnh Quảng Bình khoá X, kỳ họp thứ 12)

1. Quan điểm phát triển

1.1. Tiếp tục xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh với mức tăng trưởng hai con số, đưa tỉnh Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển trong khu vực miền Trung. Gắn kết nền kinh tế với thị trường trong nước và quốc tế, hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong cả nước, đặc biệt là các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

1.2. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, coi đó là khâu bứt phá để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển; hình thành rõ nét những sản phẩm mũi nhọn, những vùng động lực của tỉnh; nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ. Đầu tư có trọng điểm vào một số lĩnh vực mà Quảng Bình lợi thế như: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ; các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản... Khai thác tối đa các lợi thế của Khu Kinh tế cửa khẩu Cha Lo, của từng huyện, thành phố. Hình thành và phát triển nhanh Khu Kinh tế Hòn La; các khu du lịch ở phía Bắc và Nam tỉnh. Xây dựng thành phố Đồng Hới là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, ngang tầm với các đô thị trong vùng; nâng cấp thị trấn Ba Đồn, Hoàn Lão thành thị xã thuộc tỉnh.

1.3. Coi trọng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của tỉnh và bên ngoài.

1.4. Gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giảm bớt sự chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa đô thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển vùng nông thôn miền núi, vùng bãi ngang ven biển.

1.5. Phát triển kinh tế xã hội gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên và môi trường.

1.6. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát

[...]