Quyết định 199/2006/QĐ-UBND ban hành Quy định về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
Số hiệu | 199/2006/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 16/08/2006 |
Ngày có hiệu lực | 26/08/2006 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Nguyễn Hoàng Sơn |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 16 tháng 8 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2006/NQ -HĐND7 ngày 14/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh
về việc phê chuẩn chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh
Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 199/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực quy định tại văn bản này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ; động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nâng cao tinh thần học tập; thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh có trình độ cao về công tác tại tỉnh theo các lĩnh vực, ngành nghề tỉnh có nhu cầu; tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nội dung, chương trình học và đạt kết quả cao nhất. Chấp hành sự phân công của tổ chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 2. Điều kiện, tiêu chuẩn cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và công việc đang đảm trách; có độ tuổi đúng quy định, phù hợp với quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, cơ quan, đơn vị và của tỉnh.
Hàng năm tỉnh dành một khoản kinh phí để đảm bảo việc thực hiện chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực.
1. Là cán bộ, công chức, viên chức các Ban Đảng, Đoàn thể, các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc diện quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, tu nghiệp của các ngành, các cấp được cử đi học nhằm:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/2006/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 16 tháng 8 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và
UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 08/2006/NQ -HĐND7 ngày 14/7/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh
về việc phê chuẩn chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh
Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy định về chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực tỉnh Bình Dương.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc các Sở, Ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, THU HÚT VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TỈNH BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số : 199/2006/QĐ-UBND ngày 16/8/2006 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Bình Dương)
1. Chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực quy định tại văn bản này nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ; động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức nâng cao tinh thần học tập; thu hút nguồn nhân lực trong và ngoài tỉnh có trình độ cao về công tác tại tỉnh theo các lĩnh vực, ngành nghề tỉnh có nhu cầu; tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải hoàn thành tốt nội dung, chương trình học và đạt kết quả cao nhất. Chấp hành sự phân công của tổ chức sau khi được đào tạo, bồi dưỡng.
Điều 2. Điều kiện, tiêu chuẩn cử đi đào tạo, bồi dưỡng
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng phải phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ và công việc đang đảm trách; có độ tuổi đúng quy định, phù hợp với quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của các ngành, cơ quan, đơn vị và của tỉnh.
Hàng năm tỉnh dành một khoản kinh phí để đảm bảo việc thực hiện chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực.
1. Là cán bộ, công chức, viên chức các Ban Đảng, Đoàn thể, các cơ quan hành chính, sự nghiệp; cán bộ chuyên trách, công chức và cán bộ không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thuộc diện quy hoạch cán bộ và kế hoạch đào tạo, tu nghiệp của các ngành, các cấp được cử đi học nhằm:
- Đạt đủ các tiêu chuẩn quy định đối với từng ngạch công chức, viên chức, từng chức danh, chức vụ cán bộ quản lý đã được Nhà nước ban hành.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tương xứng với công việc đang đảm trách và đáp ứng yêu cầu quy hoạch các chức danh, chức vụ chủ chốt.
2. Cán bộ, công chức thuộc các cơ quan, đơn vị hưởng lương ngành dọc khi đi học các lớp quản l ý hành chính Nhà nước, lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng và đào tạo sau đại học sẽ được ngân sách tỉnh hỗ trợ cấp bù thêm cho đủ nếu định mức của ngành, Trung ương thấp hơn quy định của tỉnh và trợ cấp tiền thực hiện và bảo vệ luận văn tốt nghiệp theo chính sách của tỉnh. Đối với các lớp đào tạo sau đại học do tỉnh mở sẽ do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét giải quyết cụ thể.
3. Cán bộ lãnh đạo các cấp của tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính Nhà nước, lý luận chính trị, kiến thức quốc phòng; cán bộ ấp, khu phố được cử đi bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ theo chức danh.
4. Cán bộ, công chức thuộc Công an, Quân đội được áp dụng chính sách này khi đi học các lớp về quản lý hành chính Nhà nước, lý luận chính trị. Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách các cấp.
5. Các doanh nghiệp Nhà nước được phép vận dụng chính sách quy định tại văn bản này trong công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức và người lao động ở đơn vị. Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng do doanh nghiệp chi trả.
Điều 5. Thẩm quyền cử đi đào tạo, bồi dưỡng
1. Các đối tượng quy định tại điều 4 khi đi học phải được một trong các cấp sau đây quyết định:
- Thường vụ Tỉnh ủy.
- Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy (khi được Thường vụ Tỉnh ủy ủy quyền).
- Sở Nội vụ (khi được Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền).
2. Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Sở Nội vụ chịu trách nhiệm tham mưu cho Thường vụ Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác chiêu sinh và chọn cử các đối tượng nêu trên đi học.
1. Đối với các lớp lý luận chính trị, quản lý nhà nước, kiến thức quốc phòng:
a) Tại Hà Nội: Học tập trung 1.000.000 đồng/người/tháng; học tại chức 30.000 đồng/người/ngày.
b) Các tỉnh, thành khác: Học tập trung 760.000 đồng/người/tháng; học tại chức 22.000 đồng/người/ngày.
c) Trong tỉnh, có cự ly từ cơ quan làm việc đến trường:
- Từ 20 km trở lên: Học tập trung 550.000 đồng/người/tháng; học tại chức 18.000 đồng/người/ngày.
- Dưới 20 km: Học tập trung 300.000 đồng/người/tháng; học tại chức 10.000 đồng/người/ngày.
2. Đối với các lớp đào tạo, bồi dưỡng (trên 01 tháng) về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học:
a) Tại Hà Nội: Học tập trung 850.000 đồng/người/tháng; học tại chức 25.000 đồng/người/ngày.
b) Các tỉnh, thành khác: Học tập trung 550.000 đồng/người/tháng; học tại chức 15.000 đồng/người/ngày.
c) Trong tỉnh, có cự ly từ cơ quan làm việc đến trường:
- Từ 20 km trở lên: 12.000 đồng/người/ngày.
- Dưới 20 km: 10.000 đồng/người/ngày.
3. Đối với các lớp đào tạo có liên kết với nước ngoài:
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo các khóa học có liên kết với nước ngoài được thanh toán học phí, chế độ trợ cấp đi học theo chính sách của tỉnh.
4. Đối với các lớp bồi dưỡng, tập huấn ngắn hạn dưới 01 tháng:
a) Học trong tỉnh: 15.000 đồng/người/ngày đối với cấp tỉnh; 10.000 đồng/người/ngày đối với cấp huyện, xã.
b) Học ngoài tỉnh: Được trợ cấp mỗi ngày học bằng mức công tác phí hiện hành của tỉnh.
Tất cả các trường hợp học các lớp bồi dưỡng, tập huấn nêu trên phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về phân cấp cán bộ.
5. Các chi phí khác:
a) Học phí:
- Học phí, giáo trình, y tế phí được thanh toán theo phiếu thu của nhà trường.
- Đối với các lớp đào tạo dài hạn mà cơ quan công tác cách xa trường từ 20 km trở lên phải ở nội trú thì được thanh toán theo phiếu thu của nhà trường; trường hợp không có phiếu thu thì được hỗ trợ tiền trọ 10.000 đồng/người/ngày. Đối với các lớp ngắn hạn dưới 01 tháng được thanh toán theo mức lưu trú dành cho cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.
b) Trợ cấp tiền thực hiện và bảo vệ luận án tốt nghiệp:
- Tiến sĩ: 40.000.000 đồng
- Thạc sĩ: 30.000.000 đồng
- Chuyên khoa cấp II: 20.000.000 đồng.
- Chuyên khoa cấp I: 12.000.000 đồng.
- Có bằng chuyên khoa cấp I học Thạc sĩ: 18.000.000 đồng
- Có bằng chuyên khoa cấp II học Tiến sĩ: 20.000.000 đồng
Riêng các khóa đào tạo sau đại học liên kết với nước ngoài được hưởng 50% các mức nêu trên.
c) Tiền tàu xe:
- Học ở các tỉnh phía Bắc (từ Đ à Nẳng trở ra): Mỗi năm được thanh toán tiền đi về vào dịp hè và tết nguyên đán 02 lần (4 lượt/năm).
Trong đó:
+ Cán bộ, công chức có chức vụ từ Thường vụ Huyện - Thị ủy trở lên; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện-thị xã; Giám đốc, Phó Giám đốc Sở và tương đương tr ở lên; cán bộ, công chức là chuyên viên chính và các chức danh khác có mức lương từ hệ số 5,76 trở lên được thanh toán tiền vé máy bay.
+ Cán bộ, công chức, viên chức còn lại được thanh toán tiền vé tàu hỏa thông thường (vé ngồi).
- Học ở các tỉnh còn lại mỗi tháng được thanh toán tiền vé xe công cộng 01 lần (02 lượt).
- Học trong tỉnh đối với các lớp lý luận Chính trị, quản lý Nhà nước, kiến thức quốc phòng được thanh toán tiền vé xe công cộng mỗi tuần 01 lần (02 lượt) cho các trường hợp có cự ly từ cơ quan làm việc đến trường từ 20 km trở lên.
d) Ngoài mức trợ cấp nêu trên, nếu là nữ, dân tộc ít người khi đi học các lớp có thời gian từ 01 tháng trở lên thì mỗi tháng học được cấp thêm 150.000 đồng/người/tháng.
6. Trợ cấp khuyến khích tự đào tạo:
Đối với cán bộ, công chức, viên chức thu xếp đi học tự túc để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc chuyên môn đang đảm trách, khi học xong tiếp tục làm việc tại đơn vị cũ hoặc chấp hành theo sự phân công của tổ chức sẽ được trợ cấp một lần. Khi đi học phải có thỏa thuận với Sở Nội vụ hoặc Ban Tổ chức Tỉnh ủy và có quyết định cử đi học của thủ trưởng cơ quan. Các mức trợ cấp khuyến khích tự đào tạo gồm:
- Tiến sĩ: 20.000.000 đồng
- Thạc sĩ: 15.000.000 đồng
- Chuyên khoa cấp II: 10.000.000 đồng
- Chuyên khoa cấp I: 6.000.000 đồng
- Đại học: 4.000.000 đồng.
Điều 7. Bồi hoàn kinh phí và trợ cấp đào tạo
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo sau khi tốt nghiệp phải chấp hành theo sự phân công của tổ chức, nếu không chấp hành sự phân công của tổ chức hoặc thực hiện không đủ thời gian yêu cầu phục vụ sau khi đi học (thời gian phục vụ sau khi đào tạo bằng 3 lần thời gian được hưởng trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng; riêng các lớp đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ có liên kết với nước ngoài là 10 năm) thì phải bồi hoàn toàn bộ kinh phí đào tạo và trợ cấp trong thời gian đi học; kinh phí học lại, thi lại do kết quả học tập không đạt yêu cầu do các cá nhân tự trang trãi mà không được hưởng chế độ theo chính sách này.
ĐÀO TẠO, TU NGHIỆP Ở NƯỚC NGOÀI
Điều 8. Điều kiện và tiêu chuẩn cử đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài
1. Người được cử đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài phải hội đủ các điều kiện và tiêu chuẩn sau:
- Có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có tinh thần đoàn kết, hợp tác, tinh thần trách nhiệm trước cơ quan Nhà nước.
- Có trình độ chuyên môn phù hợp với nội dung, chương trình của khóa đào tạo, bồi dưỡng, có khả năng tiếp thu kiến thức phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ của cơ quan.
- Có thành tích xuất sắc trong học tập (đối với sinh viên mới tốt nghiệp đại học), trong công tác và nghiên cứu khoa học (đối với những người đang làm việc).
- Về độ tuổi: Không quá 45 đối với đào tạo sau đại học; không quá 30 đối với đào tạo đại học. Nếu là cán bộ, công chức, viên chức đang công tác thì phải có thời gian làm việc trong ngành ít nhất là 03 năm.
- Chấp nhận cam kết làm việc theo sự bố trí của tỉnh sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, tu nghiệp. Thời gian phục vụ sau đào tạo là 10 năm.
2. Việc xét chọn đối tượng để cử đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài được thực hiện theo Quy chế tuyển chọn của tỉnh.
1. Cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng tạo nguồn được học bổng đi đào tạo, tu nghiệp ở nước ngoài, ngoài chế độ theo quy định của Trung ương, được trợ cấp thêm như sau:
a) Đại học:
- Các nước thuộc nhóm I: 300 USD/người/tháng
- Các nước thuộc nhóm II: 240 USD/người/tháng
- Các nước thuộc nhóm III: 180 USD/người/tháng
b) Sau đại học:
- Các nước thuộc nhóm I: 360 USD/người/tháng
- Các nước thuộc nhóm II: 300 USD/người/tháng
- Các nước thuộc nhóm III: 240 USD/người/tháng
c) Ngoài mức trợ cấp nêu trên, nếu là nữ khi đi học được cấp thêm 20 USD/người/tháng.
Việc phân nhóm các nước quy định tại điểm a, b của khoản này được áp dụng theo quy định phân nhóm trong bản Phụ lục kèm theo Thông tư số 91/2005/TT-BTC ngày 18/10/2005 của Bộ Tài chính.
2. Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài: Chế độ trợ cấp thực hiện theo quy định tài chính hiện hành.
3. Cán bộ, công chức, viên chức và đối tượng tạo nguồn được cử đi đào tạo nước ngoài theo kế hoạch của tỉnh: Được ngân sách tỉnh tạm ứng trước 100% kinh phí đào tạo và chi phí ăn nghỉ, đi lại và các chi phí khác theo quy định của Bộ Tài chính. Kết quả học tập và bảo vệ luận văn, luận án sẽ là căn cứ để Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định mức ưu đãi như sau:
- Đạt loại khá trở lên không phải hoàn trả kinh phí trên.
- Đạt loại trung bình phải hoàn trả 20% kinh phí trên.
Trường hợp không tốt nghiệp hoặc tự ý bỏ dở không học hết chương trình, bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý không trở về nước, về nước nhưng không chấp hành sự phân công của tổ chức thì cá nhân phải hoàn trả 100% kinh phí trên. Trường hợp phải học lại, thi lại do kết quả học tập không đạt yêu cầu, thì kinh phí học lại, thi lại do các cá nhân tự trang trãi mà không được hưởng chế độ theo chính sách này.
CHÍNH SÁCH THU HÚT NGUỒN
NHÂN LỰC
Sinh viên tốt nghiệp ra trường (không kể trong hay ngoài tỉnh) được tuyển dụng, hợp đồng trong chỉ tiêu được cấp có thẩm quyền giao vào một ngạch công chức, viên chức ở tỉnh Bình Dương đối với những ngành, nghề tỉnh cần và có cam kết công tác tại tỉnh ít nhất 7 năm.
1. Người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy, sau đại học trong nước; đại học và sau đại học ở nước ngoài được phụ cấp thêm cho đủ 100% lương bậc khởi điểm của ngạch công chức, viên chức đang xếp trong thời gian tập sự và được trợ cấp thêm như sau:
a) Nếu tốt nghiệp đại học đạt loại giỏi, loại xuất sắc (không phân biệt hình thức đào tạo, kể cả trong và ngoài nước) được cấp thêm một lần 2.000.000 đồng.
b) Nếu có bằng Chuyên khoa cấp I (không phân biệt h ình thức đào tạo, kể cả trong và ngoài nước) được cấp một lần 6.000.000 đồng; tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được cấp thêm 3.000.000 đồng.
c) Nếu có bằng Thạc sĩ:
- Tốt nghiệp các trường trong nước được cấp một lần 15.000.000 đồng; tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được cấp thêm 4.000.000 đồng.
- Tốt nghiệp các trường ở nước ngoài (có thời gian học toàn bộ ở nước ngoài) được cấp một lần 25.000.000 đồng; tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được cấp thêm 6.000.000 đồng.
d) Nếu có bằng Tiến sĩ:
- Tốt nghiệp các trường trong nước được cấp một lần 20.000.000 đồng; tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được cấp thêm 5.000.000 đồng.
- Tốt nghiệp các trường ở nước ngoài (có thời gian học toàn bộ ở nước ngoài) được cấp một lần 30.000.000 đồng; tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc được cấp thêm 7.000.000 đồng.
2. Đối với những chức danh, ngành nghề tỉnh cần nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét cấp thêm mỗi tháng từ 50% đến 200% mức lương đang hưởng (áp dụng cho cả cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh).
3. Cán bộ, công chức, viên chức có trình độ sau đại học, không quá 45 tuổi ở ngoài tỉnh được tiếp nhận về Bình Dương công tác trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp, đảng, đoàn thể và có cam kết công tác tại tỉnh ít nhất 7 năm, được cấp 01 lần theo định mức:
- Tiến sĩ: 20.000.000 đồng.
- Thạc sĩ: 15.000.000 đồng
- Chuyên khoa cấp II: 13.000.000 đồng
- Chuyên khoa cấp I: 8.000.000 đồng
4. Người có học hàm, học vị, có năng lực chuyên môn (không kể trong hay ngoài tỉnh) làm việc trong một thời gian nhất định cho một công việc cụ thể theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh, được chi trả thù lao theo thỏa thuận nhưng không vư ợt quá các mức quy định sau đây:
- Giáo sư: 12.000.000 đồng/tháng
- Phó Giáo sư, Tiến sĩ: 10.000.000 đồng/tháng
- Thạc sĩ: 7.000.000 đồng/tháng
- Chuyên khoa cấp II: 6.000.000 đồng/tháng
- Chuyên khoa cấp I: 4.000.000 đồng/tháng
5. Cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh có chương trình, đề tài, dự án ứng dụng khoa học cấp tỉnh được Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá đạt kết quả xuất sắc và được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sẽ được hỗ trợ không quá 20.000.000 đ ồng/đề án.
6. Đối với sinh viên có hộ khẩu tại tỉnh:
a) Theo học hệ chính quy tại các trường Đại học trong và ngoài tỉnh thuộc các ngành nghề tỉnh cần đào tạo (theo danh mục Ủy ban nhân dân tỉnh công bố hàng năm):
- Được hỗ trợ tiền ăn, ở mỗi tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) bằng 1,86 lần so với mức lương tối thiểu theo quy định của Nhà nước.
- Được khen thưởng nếu kết quả điểm học tập trung bình mỗi năm đạt:
+ Từ 7,5 đến 8,5: được khen thưởng 1.000.000 đồng.
+ Từ 8,6 đến 9,0: được khen thưởng 1.500.000 đồng.
+ Từ 9,1 trở lên: được khen thưởng 2.500.000 đồng.
b) Các trường hợp được nhà trường cho học chuyển tiếp sau đại học hoặc được tỉnh cử đi học sau đại học thuộc các ngành nghề tỉnh cần (theo danh mục tỉnh công bố hàng năm) thì được Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết chế độ đi học như công chức của tỉnh được cử đi đào tạo tu nghiệp.
c) Những trường hợp sinh viên của tỉnh đi học được hưởng trợ cấp theo quy định của chính sách này phải có cam kết sau khi tốt nghiệp trở về phục vụ trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp của tỉnh theo sự phân công của tổ chức với thời gian công tác bằng 3 lần thời gian được hưởng trợ cấp đào tạo, bồi dưỡng. Nếu không về công tác thì phải bồi hoàn kinh phí đã được đài thọ cho ngân sách tỉnh; trường hợp không công tác đủ thời gian tối thiểu thì phải bồi hoàn kinh phí theo tỉ lệ thời gian phục vụ.
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TĂNG CƯỜNG VỀ CÔNG TÁC TẠI XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
1. Sinh viên đại học có nguyện vọng công tác lâu dài (ít nhất là 5 năm) tại các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Bình Dương.
2. Cán bộ, công chức có trình độ đại học được luân chuyển về công tác tại các xã, phường, thị trấn.
3. Cán bộ chuyên trách và không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn có trình độ đại học.
Ngoài cán bộ, công chức được luân chuyển, sinh viên tốt nghiệp đại học có nguyện vọng về công tác tại xã, phường, thị trấn có độ tuổi không quá 35.
1. Sinh viên tốt nghiệp đại học và cán bộ, công chức được luân chuyển có trình độ đại học:
a) Công tác tại vùng sâu, vùng xa (theo tiêu chí của Trung ương và tỉnh) được trợ cấp 500.000 đồng/người/tháng;
b) Các xã thuộc huyện Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uyên, Dầu Tiếng 400.000 đồng/người/tháng;
c) Thị trấn các huyện phía Bắc và các xã thuộc các huyện, thị xã phía Nam 300.000 đồng/người/tháng;
d) Thị trấn thuộc huyện Thuận An, Dĩ An và các phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một 200.000 đồng/người/tháng.
2. Đối với cán bộ tại chỗ có trình độ đại học trong trường hợp không hưởng chế độ đào tạo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Công tác tại vùng sâu, vùng xa (theo tiêu chí của Trung ương và tỉnh) được trợ cấp 400.000 đồng/người/tháng;
b) Các xã thuộc huyện Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uy ên, Dầu Tiếng 300.000 đồng/người/tháng;
c) Thị trấn các huyện phía Bắc và các xã thuộc các huyện, thị xã phía Nam 200.000 đồng/người/tháng;
d) Thị trấn thuộc huyện Thuận An, Dĩ An và các phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một 150.000 đồng/người/tháng.
3. Đối với cán bộ tại chỗ có trình độ đại học trong trường hợp hưởng chế độ đào tạo theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Công tác tại vùng sâu, vùng xa (theo tiêu chí của Trung ương và tỉnh) được trợ cấp 300.000 đồng/người/tháng;
b) Các xã thuộc huyện Bến Cát, Phú Giáo, Tân Uy ên, Dầu Tiếng 200.000 đồng/người/tháng;
c) Thị trấn các huyện phía Bắc và các xã thuộc các huyện, thị xã phía Nam 150.000 đồng/người/tháng;
d) Thị trấn thuộc huyện Thuận An, Dĩ An và các phường thuộc thị xã Thủ Dầu Một 100.000 đồng/người/tháng.
4. Ngoài các mức nêu trên, cán bộ, công chức tăng cường, cán bộ chuyên trách và không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn và sinh viên nếu tốt nghiệp đại học hệ chính quy công tác tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh được hưởng thêm 100.000 đồng/người/tháng.
Hội đồng tư vấn thực hiện chính sách đào tạo, thu hút và phát triển nguồn nhân lực có nhiệm vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành danh mục ngành nghề tỉnh cần hàng năm và quyết định các trường hợp được hưởng chế độ thu hút nguồn nhân lực.
Điều 16. Trách nhiệm của các Sở Ngành, huyện-thị xã
1. Các Sở Ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện -thị xã có quy hoạch cán bộ, có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm gửi về Sở Nội vụ và Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổng hợp để có kế hoạch mở lớp và cử người đi học.
2. Các Sở Ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện -thị xã vào tháng 01 hàng năm có đăng ký nhu c ầu hợp đồng người có trình độ về công tác tại cơ quan nhằm thực hiện một công việc cụ thể; đăng ký nhu cầu các ngành nghề cần khuyến khích học sinh của tỉnh đi học cho Sở Nội vụ để tổng hợp, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét ban hành danh mục theo nhu cầu. Đối với các cơ quan Đảng, đoàn thể gửi về Ban Tổ chức Tỉnh ủy.
3. Sở Khoa học và Công nghệ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xét hỗ trợ đối với các công trình đề án, ứng dụng khoa học được Hội đồng nghiệm thu của tỉnh đánh giá đạt kết quả xuất sắc.
Điều 17. Thời gian hưởng các chế độ trợ cấp
Thời gian được hưởng các chế độ trợ cấp được xác định cụ thể theo từng quyết định của cấp có thẩm quyền khi cán bộ, công chức, viên chức được chọn cử đi đào tạo, bồi dưỡng, thu hút về tỉnh công tác, tăng cường về công tác tại xã, phường, thị trấn.
Điều 18. Giao Sở Nội vụ phối hợp Sở Tài chính có hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách này. Trong quá trình thực hiện, nếu cần thay đổi, bổ sung hay hủy bỏ bất kỳ điều, khoản nào của bản quy định này, Giám đốc Sở Nội vụ tổng hợp đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét quyết định./.