QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2009 - 2010
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm
2004;
Căn cứ Quyết định
222/2005/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010;
Căn cứ Chỉ thị số
14/2006/CT-BTM ngày 06 tháng 12 năm 2006 của Bộ Thương mại về việc triển khai kế
hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 - 2010;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 828/TTr-SCT ngày 21 tháng 9 năm 2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch
phát triển thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận (kèm theo kế hoạch của
Sở Công Thương), với các nội dung chủ yếu như sau:
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu tổng quát:
- Tổ chức
tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về thương mại điện tử cho cán bộ,
công chức, viên chức của các sở, ngành, địa phương; cộng đồng
doanh nghiệp; cơ sở sản xuất - kinh doanh và người dân trên địa bàn;
- Thực hiện các khoá đào tạo về
kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh; giúp nắm vững cách thức
tham gia và kinh doanh bằng thương mại điện tử;
- Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh tham gia và ứng dụng
thương mại điện tử; giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường, giảm
chi phí giao dịch;
- Tổ chức thực thi các quy định
pháp luật liên quan về thương mại điện tử, thanh tra - kiểm tra các hoạt động
thương mại điện tử trên địa bàn nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới
thương mại trên môi trường mạng và bảo vệ người tiêu dùng.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Đạt 100% doanh nghiệp đầu tư máy
tính, ứng dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp;
- Đạt 80% doanh nghiệp vừa và nhỏ
biết tới tiện ích của thương mại điện tử và tiến hành giao dịch thương mại điện
tử loại hình “doanh nghiệp với người tiêu dùng” (B2C) hoặc “doanh nghiệp với
doanh nghiệp” (B2B);
- Đạt 10% hộ gia đình tiến hành
giao dịch thương mại điện tử loại hình “doanh nghiệp với người tiêu dùng” (B2C)
hoặc “người tiêu dùng với người tiêu dùng” (C2C).
II. Nội dung
các hoạt động triển khai
1. Thông tin, phổ biến, tuyên truyền về thương mại điện tử
1.1 Tổ chức phổ biến, tuyên truyền
- Đối tượng:
cán bộ, công chức các sở, ban,
ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cộng đồng
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung: giới thiệu tổng quan về
thương mại điện tử; những kiến thức cơ bản về thương mại điện tử; vai trò, nhiệm
vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này; tuyên truyền, phổ biến
chính sách và các văn bản quy phạm pháp luật về thương mại điện tử. Trang bị kiến
thức cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà
nước làm công tác thực thi pháp luật, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, chống cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử.
-
Hình thức thực hiện: mở 3 lớp, trong đó: 1 lớp năm 2009 và 2 lớp năm 2010.
- Kinh phí thực hiện: 60 triệu đồng;
1.2. Phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
- Đối tượng
tham gia: rộng rãi đến quần chúng nhân dân.
- Nội
dung: tổng quan và lợi ích của thương mại điện tử; tình
hình thương mại điện tử Việt Nam và thế giới; phổ biến
tuyên truyền những văn bản pháp luật, những kiến thức cơ bản, những ứng dụng thực
tiển và lợi ích tiện dụng về thương mại điện tử.
- Hình thức: đưa tin trên bản tin Công Thương Ninh Thuận; Báo Ninh Thuận; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
- Kinh phí thực hiện: 30 triệu đồng;
1.3. Tổ chức
hội thảo chuyên đề:
- Đối tượng tham gia: cán bộ,
công chức các sở, ban, ngành, Ủy
ban nhân dân các huyện, thành phố và cộng đồng doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh.
- Nội dung:
+ Báo cáo chuyên đề về họat động
thương mại điện tử tại Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, giúp cho
các sở, ngành và các doanh nghiệp
thấy rõ những cơ hội và thách thức trước ngưỡng cửa khi Việt Nam là thành viên
chính thức WTO, gia nhập vào nền kinh tế hội nhập toàn cầu; thông qua đó cũng
giúp cho các tổ chức, cá nhân thấy được vai trò của thương mại điện tử trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong kinh doanh.
+ Giới thiệu các mô hình thành
công trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, giới thiệu đến các doanh
nghiệp các hoạt động thực tế diễn ra trong quá trình kinh doanh thương mại điện
tử. Từ đó cho các doanh nghiệp có được những hiểu biết cụ thể các họat động
trong việc triển khai thương mại điện tử, thấy được những lợi ích và tiềm năng
mà thương mại điện tử sẽ mang đến cho các doanh nghiệp.
+ Các vấn đề cần thiết và liên quan về thương mại điện tử,
thông qua đó sẽ góp phần khuyến khích, tạo động lực thúc đẩy các doanh nghiệp mạnh
dạn tham gia đầu tư và ứng dụng thương mại điện tử.
- Hình thức: tổ chức 2 hội thảo
vào năm 2010.
- Kinh phí
thực hiện: 30 triệu đồng.
2. Bồi dưỡng,
tập huấn về kỹ thuật và kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử
- Đối tượng tham gia: cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Nội dung:
+ Đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật và
kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử tạo nguồn nhân lực về thương mại điện tử
cho tỉnh để triển khai các hoạt động liên quan tới thương mại điện tử thuộc mọi
lĩnh vực kinh tế; giúp cho doanh
nghiệp lựa chọn giải pháp, triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với
hoạt động sản xuất, kinh doanh.
+ Đào tạo về kỹ năng ứng dụng công
nghệ thông tin cho đội ngũ quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp; về kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin theo chuyên ngành cho bộ phận trực tiếp sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
+ Đào tạo nâng cao về xây dựng,
triển khai, quản lý giám sát các dự án Thương mại điện tử dành cho các lãnh đạo
thông tin trong doanh nghiệp.
+ Giới thiệu những quy định về
cung cấp các loại giấy phép liên quan tới dịch vụ công, kinh doanh dịch vụ thương
mại, xuất khẩu, nhập khẩu, chứng nhận xuất xứ hàng hoá trên mạng, ...;
-
Hình thức thực hiện: mở 3 lớp, trong đó: 1 lớp năm 2009 và 2 lớp năm 2010;
- Kinh phí
thực hiện: 60 triệu đồng.
3. Hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xây dựng website của
doanh nghiệp
- Đối tượng: các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất - kinh doanh trong tỉnh;
- Nội dung: hỗ trợ giúp doanh
nghiệp xây dựng website riêng nhằm phục vụ giao dịch kinh doanh, quảng bá sản
phẩm của mỗi doanh nghiệp; đồng thời giúp cho khách hàng đặt hàng trực tiếp,
thanh toán trực tuyến; website là công cụ không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp
trong quá trình hội nhập;
- Số doanh nghiệp được hỗ trợ:
40 đơn vị;
- Hình thức thực hiện: xây dựng
trang website riêng cho doanh nghiệp; thực hiện vào năm 2010;
- Kinh
phí: 280 triệu đồng.
4. Tổ chức
hướng dẫn, tư vấn, giới thiệu cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào cổng
thương mại điện tử quốc gia (ECVN) www.ecvn.gov.vn của Bộ Công Thương và các
sàn giao dịch có liên quan khác
- Đối tượng tham gia: cộng đồng doanh nghiệp, cơ
sở sản xuất - kinh doanh đóng trên địa bàn tỉnh;
-
Nội dung: tổ chức hội thảo giới
thiệu về ECVN; hỗ trợ, tư vấn cho cộng đồng doanh nghiệp về cách thức tham gia vào ECVN; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động tập
huấn, đào tạo về thương mại điện tử do ECVN tổ chức nhằm giúp các doanh nghiệp
nhanh chống làm quen và tham gia vào phương thức kinh doanh thương mại điện tử
trên ECVN, giúp cộng đồng doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm của doanh nghiệp mình với đối tác trên khắp thế giới, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp
trong hội nhập kinh tế quốc tế;
- Hình thức thực hiện: tổ chức giới thiệu, tư vấn, tập huấn, …;
- Kinh
phí: 30 triệu đồng.
5. Tổ chức
Đoàn khảo sát nghiên cứu, học tập
kinh nghiệm việc triển khai thương mại điện tử
- Đối tượng tham gia: cán bộ quản
lý Nhà nước, các doanh nghiệp.
- Nội dung: khảo sát, nghiên cứu,
học tập kinh nghiệm việc triển khai thương mại điện tử tại các tỉnh, thành phố
trong nước đã triển khai thực hiện; có kết quả thực hiện tốt;
- Hình thức: tổ chức Đoàn, 1 đợt vào năm 2010;
- Kinh
phí: 40 triệu đồng.
III. Kinh
phí thực hiện
1. Tổng kinh phí: 530 triệu đồng, trong đó:
- Năm 2009: 60 triệu đồng;
- Năm 2010: 470 triệu đồng.
2. Nguồn kinh phí: do ngân sách địa phương phân bổ (thực hiện theo Thông tư số 107/2006/TT-BTC ngày
20 tháng 11 năm 2006 về việc hướng dẫn tổ chức thực hiện dự toán ngân sách Nhà
nước năm 2007).
3. Phân kỳ kinh phí
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
|
Nội dung thực hiện
|
Kinh phí thực hiện
|
Ghi chú
|
Năm 2009
|
Năm 2010
|
1
|
Thông tin, tuyên truyền về
thương mại điện tử
|
30
|
90
|
|
1.1
|
Tổ chức phổ biến, tuyên truyền;
|
20
|
40
|
|
1.2
|
Phổ biến, tuyên truyền trên các phương tiện
thông tin;
|
10
|
20
|
|
1.3
|
Tổ chức Hội thảo chuyên đề.
|
|
30
|
|
2
|
Bồi dưỡng, tập huấn về kỹ thuật
và kỹ năng ứng dụng thương mại điện.
|
20
|
40
|
|
3
|
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng website thương mại
điện tử.
|
|
280
|
hỗ trợ 7 triệu
đồng/ website/doanh nghiệp, tổng 40 đơn vị.
|
4
|
Hỗ trợ doanh nghiệp tham
gia vào cổng thương mại điện tử quốc gia (ECVN) www.ecvn.gov.vn của Bộ Công
Thương và các sàn giao dịch có liên quan khác.
|
10
|
20
|
|
5
|
Tổ chức các đoàn khảo sát
nghiên cứu, học tập kinh nghiệm việc triển khai Thương mại điện tử.
|
|
40
|
|
|
Tổng cộng
|
60
|
470
|
530
|
|
(Năm
trăm, ba mươi triệu đồng chẵn)
|
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Công Thương là đơn vị chủ
trì, cùng phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các
đơn vị có liên quan triển khai kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2009 - 2010, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng và quảng bá thông
tin sản phẩm lên mạng internet.
- Phối hợp với các Cục Thương mại
điện tử và Công nghệ thông tin của Bộ Công Thương, phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tập
huấn, đào tạo, hội thảo phổ biến pháp luật về thương mại điện tử; hỗ trợ doanh
nghiệp tham gia các dự án thương mại điện tử; cung cấp trực tuyến các dịch vụ
thương mại điện tử;
- Phối hợp
với các báo, đài địa phương, báo ngành và các đơn vị liên quan thường xuyên cập
nhật, phổ biến thông tin đến cộng đồng doanh nghiệp về các quy định, hướng dẫn
thủ tục tham gia thương mại điện tử; đào tạo kỹ năng thực hiện giao dịch thương
mại điện tử;
- Tổ chức
đoàn khảo sát cho các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các
doanh nghiệp tham quan học tập và nghiên cứu mô hình ứng dụng có hiệu quả của
các tỉnh, thành phố về thương mại điện tử.
2. Các sở,
ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Hiệp hội doanh
nghiệp tỉnh Ninh Thuận:
- Cùng với Sở Công Thương tổ chức
triển khai và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển
thương mại điện tử của tỉnh;
- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính có trách nhiệm cân đối nguồn vốn để đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện Kế
hoạch thương mại điện tử;
- Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố thực hiện công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực thương mại điện tử tại
địa bàn và phù hợp với tình hình phát triển thương mại điện tử chung của tỉnh;
- Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh
Ninh Thuận có trách nhiệm triển khai, vận động doanh nghiệp ứng dụng thương mại
điện tử trong hoạt động kinh doanh và tích cực tham gia các sàn giao dịch
thương mại điện tử.
3. Các
doanh nghiệp
- Có trách nhiệm triển khai, hưởng
ứng việc ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
nhằm sớm được sử dụng các tiện ích thương mại điện tử như: thu thập được nhiều
thông tin, giảm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, tiếp thị và giao dịch, xây
dựng quan hệ với đối tác, tạo điều kiện sớm tiếp cận kinh tế tri thức, ...;
- Tích cực tham gia các sàn
giao dịch điện tử nhằm giới thiệu
sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tìm kiếm đối tác, xúc tiến thương mại, tiến
hành các giao dịch, sử dụng các công cụ để thu thập thông tin thị trường, định
kỳ báo cáo, còn có thể tìm hiểu thông tin về đối tác tiềm năng và giới thiệu
các sản phẩm dịch vụ của mình ra thị trường.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ
ngày ký ban hành
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân
tỉnh, Giám đốc sở, ban, ngành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.