Quyết định 3119/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3119/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/12/2018
Ngày có hiệu lực 28/12/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Dũng
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3119/QĐ-UBND

Hòa Bình, ngày 28 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC LIỆU TỈNH HÒA BÌNH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội;

Căn cứ Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 ngày 24 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 1976/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến 2030;

Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh, công bquy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 1604/2015/QĐ-UBND ngày 31/8/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh, phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Hòa Bình đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2054/QĐ-UBND ngày 18/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành danh mục cây dược liệu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao phù hợp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Quyết định số 2471/QĐ-UBND ngày 28/9/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phê duyệt danh mục các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch trên địa bàn tỉnh năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 759/QĐ-UBND ngày 10/05/2017 ca Ủy ban nhân dân tỉnh, về phê duyệt đề cương dự án Quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 25/7/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc phê duyệt dự toán chi tiết dự án Quy hoạch phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 384/QĐ-UBND ngày 07-02-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phân bổ kinh phí thực hiện các dự án quy hoạch thuộc ngân sách tỉnh năm 2018;

Căn cứ Quyết định số 2828/QĐ-UBND ngày 03-12-2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo số 17/BC-HĐTĐ ngày 27 tháng 12 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Dự án quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, như sau:

1. Sự cần thiết: Hòa Bình là tỉnh miền núi phía Tây Bắc, có điều kiện tự nhiên và địa hình thích hợp với nhiều loài cây dược liệu như: Xạ đen, xạ vàng, ba kích, củ mài, cúc hoa, địa liền, đinh lăng, gấc, giảo cổ lam, gừng, hòe, hồi, hương nhu trắng, nghệ đen, quế, sả, sa nhân tím, tỏi tía, trinh nữ hoàng cung, ý dĩ, mã tiền... Các loại cây dược liệu trên đã được bà con trồng trên đất rừng, vườn tạp, đất sản xuất, đất trồng cây hàng năm và khai thác tnhiên, tập trung ở các huyện Đà Bắc, Tân Lạc, Lạc Sơn, Mai Châu.

Hiện nay tỉnh chưa có Quy hoạch phát triển cây dược liệu, việc bo tồn và khai thác cây dược liệu chưa được quan tâm, nguồn cây dược liệu tự nhiên đã gần cạn kiệt do khai thác bừa bãi, một số loài đã tuyệt chủng. Nhằm cung cấp, bảo vệ và duy trì các nguồn dược liệu quý hiếm phục vụ cho sản xuất dược liệu quý hiếm thì việc lập quy hoạch phát triển cây dược liệu là cần thiết.

2. Tên dự án: Quy hoạch phát triển cây dược liệu tỉnh Hòa Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

3. Phạm vi, đối tượng thực hiện

3.1 Phm vi: Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

3.2 Đối tượng: Dưới tán rừng tự nhiên, rừng trồng, đất trng cây lâu năm, hàng năm và đất khác.

4. Cấp quyết định đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Đơn vị quản lý lập quy hoạch: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

6. Mục tiêu, quan điểm

6.1. Mục tiêu chung

[...]