CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 310/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM
2000 PHÊ DUYỆT DỰ ÁN TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ - QUỐC PHÒNG MƯỜNG CHÀ,
LAI CHÂU
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Quy chế Quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 277/2000/QĐ-TTg ngày 31 tháng 3 năm 2000 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt đề án tổng thể quân đội tham gia xây dựng phát triển
kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa gắn với các khu quốc
phòng, an ninh trên địa bàn chiến lược biên giới, ven biển;
Xét đề nghị của các Bộ: Quốc phòng (tờ trình số 2997/QP ngày 15 tháng 10 năm
1999); Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 1171 BKH/VPTĐ ngày 02 tháng 3 năm 2000),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Dự án tổng thể phát triển khu kinh tế - quốc phòng Mường Chà, Lai
Châu với những nội dung chủ yếu sau:
1. Tên Dự án: Phát triển khu
kinh tế - quốc phòng Mường Chà, Lai Châu.
2. Cơ quan chủ quản Dự án: Bộ Quốc
phòng.
3. Cơ quan chủ đầu tư: Bộ Tư lệnh
Quân khu 2 - Bộ Quốc phòng.
4. Thời gian thực hiện Dự án: 10
năm, từ năm 2000 - 2009.
5. Mục tiêu:
a) Phát triển kinh tế - xã hội
góp phần nâng cao đời sống đồng bào các dân tộc, kết hợp đảm bảo quốc phòng, an
ninh trên cơ sở sắp xếp, bố trí dân cư theo quy hoạch của sản xuất và mục tiêu
lâu dài của quốc phòng, an ninh hình thành các cụm làng, xã biên giới, tạo lập
một vành đai biên giới trong thế trận quốc phòng toàn dân bảo vệ Tổ quốc.
b) Thực hiện việc định canh định
cư, tiếp nhận dân ở vùng khác đến để phát triển kinh tế - xã hội gắn với giải
quyết việc làm thực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ dân cư trong vùng dự án.
c) Khai thác tối đa tiềm năng đất
đai được giao để tổ chức sản xuất theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá với những
loại cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, trồng rừng và bảo vệ rừng; đảm bảo
người dân có nguồn thu nhập ổn định, góp phần xây dựng xã biên giới có kinh tế,
văn hoá xã hội phát triển.
d) Bảo vệ môi trường, giữ gìn
cân bằng sinh thái thông qua trồng mới, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, sử
dụng bền vững, hợp lý nguồn tài nguyên.
6. Địa điểm và đất đai:
a) Địa điểm: Các mục tiêu của dự
án được thực hiện trên toàn bộ vùng dự án, gồm địa phận của 5 xã biên giới: Chà
Nưa, Chà Cang, Si Pa Phìn huyện Mường Lay và Mường Toong, Mường Nhé huyện Mường
Tè tỉnh Lai Châu.
b) Đất đai: tổng diện tích tự
nhiên vùng dự án là 222.177 ha; diện tích xây dựng dự án là 12.072 ha.
7. Nội dung đầu tư:
- Đường giao thông cơ giới cấp 6
miền núi và đường giao thông nông thôn có chiều rộng mặt đường 2,5 mét;
- Cầu treo phục vụ cho người đi
bộ;
- Xây dựng mới và nâng cấp các
công trình thuỷ lợi;
- Công trình nước sạch nông
thôn;
- Xây dựng nhà ở, nhà làm việc ,
bệnh xá, các khu sản xuất tập trung (vườn ươm cây giống, khu vực chăn nuôi
trâu, bò) của Đoàn 379;
- Trồng chè và các cây công nghiệp
khác;
- Trồng rừng (bao gồm các cây
quý hiếm: Pơmu, Lim, Tếch...) và khoanh nuôi bảo vệ rừng;
- Xây dựng cơ sở chế biến chè và
chế biến phân vi sinh;
- Hỗ trợ cho các hộ gia đình ổn
định cuộc sống (bao gồm những hộ tại chỗ và những hộ chuyển từ nơi khác đến);
- Giao đất nông, lâm nghiệp và
quản lý dự án.
8. Tổng vốn đầu tư khoảng
198.504 triệu đồng.
Tổng mức vốn này là cơ sở để lập
các dự án đầu tư cụ thể, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện
hành về quản lý đầu tư và xây dựng.
9. Nguồn vốn và cơ chế đầu tư
a) Vốn ngân sách đầu tư:
- Xây dựng cơ sở hạ tầng gồm:
làm đường giao thông, cầu treo, thuỷ lợi, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống
cấp nước sinh hoạt, mạng lưới điện, hệ thống thông tin cho nhân dân vùng dự án
và làm nhà ở, nhà làm việc, bệnh xá, cho Đoàn 379, giao đất và quản lý dự án.
- Khai hoang xây dựng đồng ruộng,
hỗ trợ giống cây lâu năm lần đầu, xây dựng trại giống, hỗ trợ cho dân ổn định cuộc
sống.
- Trồng rừng (các loài cây quý
hiếm) và khoanh nuôi bảo vệ rừng, thực hiện theo quy định tại Quyết định số
661/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm
vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
b) Vốn vay tín dụng đầu tư Nhà
nước: trồng cây chè, xây dựng cơ sở chế biến chè, trồng rừng kinh tế và các cây
dược liệu khác.
c) Các dự án đầu tư phải thực hiện
theo quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng, quy chế đấu thầu. Các dự
án có giá trị dưới 1.000 triệu đồng (vốn ngân sách dưới 500 triệu đồng) thực hiện
theo quy định tại Thông tư liên tịch số 416/1999/TTLT/BKH-UBDTMN-TC-XD ngày 29
tháng 4 năm 1999 của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng và Uỷ ban
Dân tộc và Miền núi về hướng dẫn quản lý đầu tư và xây dựng công trình hạ tầng ở
các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
d) Dự án này ở vùng khó khăn nhất,
kinh tế xã hội chậm phát triển, trình độ dân trí thấp, về quốc phòng có vị trí
chiến lược rất xung yếu, từ năm 1997 đến nay dân di cư tự do từ các tỉnh khác đến
đây sinh sống làm cho tình hình an ninh chính trị càng phức tạp thêm. Vì vậy, cần
phải có một cơ chế quản lý và cấp phát vốn đặc biệt cho các dự án của vùng này.
Bộ Tài chính hướng dẫn việc cấp phát và quản lý vốn phù hợp cho các dự án.
Điều 2.
Tổ chức thực hiện
1. Giao Bộ Quốc phòng:
- Chỉ đạo chủ đầu tư phối hợp với
Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu lập các dự án cụ thể để không đầu tư trùng lặp các
chương trình quốc gia, trước tiên là ưu tiên các dự án cấp bách, phục vụ đời sống
vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc, bộ đội đóng quân như: trạm xá,
trường học, hệ thống cấp nước sinh hoạt, thuỷ lợi, cơ sở vật chất cần thiết cho
Đoàn 379 (đoàn Mường Chà) đến đóng quân tại 5 xã vùng dự án, đường giao thông để
phục vụ bộ đội và nhân dân trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện
hành.
Thành lập Ban chỉ đạo dự án, gồm
lãnh đạo Quân khu 2 làm Trưởng ban lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu, các
Sở, Ban ngành của tỉnh, lãnh đạo Uỷ ban nhân dân các huyện trong vùng dự án để
phối hợp, chỉ đạo thực hiện, đảm bảo sự tập trung, thống nhất, dân chủ.
- Huy động lực lượng lao động tại
chỗ trong quá trình thi công xây dựng các công trình góp phần giải quyết việc
làm, tăng thêm thu nhập cho đồng bào các dân tộc.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, các Bộ, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai
Châu giúp đỡ, hướng dẫn đồng bào dân tộc về kỹ thuật sản xuất, giáo dục, y tế, huấn
luyện, đào tạo cán bộ xã, các già làng, trưởng bản để giúp họ quản lý, điều
hành sản xuất tại địa phương.
2. Căn cứ điều kiện cụ thể từng
vùng tổ chức sản xuất phù hợp:
- Quân đội xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội, giao đất cho dân tổ chức sản xuất;
- Quân đội tổ chức doanh nghiệp
giao khoán đất cho dân sản xuất, doanh nghiệp làm dịch vụ kỹ thuật, vật tư cho
sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, chế biến nông sản;
- Quân đội trực tiếp sản xuất với
vùng khó khăn, dân không thể tự tổ chức sản xuất và quản lý.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ
và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lai Châu chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này.