Quyết định 3025/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 3025/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày có hiệu lực 01/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3025/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC BẢO TỒN THIÊN NHIÊN VÀ ĐA DẠNG SINH HỌC

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trên phạm vi cả nước về: bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; thông tin, dữ liệu về môi trường; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.

2. Cục Bảo tồn thiên nhiên và Đa dạng sinh học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Dự thảo chiến lược, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn loài, nguồn gen và an toàn sinh học, kiểm soát tác động đến đa dạng sinh học, thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

b) Kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ chuyên môn, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, quy chế, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật về bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn loài, nguồn gen và an toàn sinh học, kiểm soát tác động đến đa dạng sinh học, thông tin, dữ liệu về môi trường.

2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn và sử dụng bền vững các hệ sinh thái tự nhiên, vùng đất ngập nước quan trọng, quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, bảo tồn loài, nguồn gen và an toàn sinh học, kiểm soát tác động đến đa dạng sinh học, thông tin, dữ liệu về môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

3. Tổ chức lập, trình phê duyệt, công bố, tổ chức thực hiện và đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học quốc gia theo quy định của pháp luật; đề xuất nội dung về bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng; hướng dẫn xây dựng phương án bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh.

4. Về bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái tự nhiên:

a) Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, triển khai và kiểm tra các hoạt động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước; tổ chức lập, thẩm định và trình Bộ trưởng ban hành danh mục vùng đất ngập nước quan trọng trên phạm vi cả nước;

c) Hướng dẫn tổ chức điều tra, đánh giá xác định mức độ suy thoái và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên; tổ chức phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái thuộc trách nhiệm của Bộ theo quy định của pháp luật;

d) Hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường liên quan đến đa dạng sinh học và chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên, không bao gồm chi trả dịch vụ môi trường rừng;

đ) Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các hoạt động phát triển dựa vào giá trị của thiên nhiên theo quy định của pháp luật.

5. Về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên:

a) Thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về quản lý và bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên trên phạm vi toàn quốc theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức hội đồng thẩm định liên ngành dự án thành lập khu bảo tồn có diện tích thuộc địa bàn từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên;

c) Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có liên quan lập dự án và tổ chức quản lý sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt khu bảo tồn thiên nhiên cấp quốc gia, khu di sản thiên nhiên theo phân công của Bộ trưởng;

d) Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập và quản lý hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên cấp tỉnh, khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng theo quy định của pháp luật; hướng dẫn việc bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực tự nhiên chưa đủ điều kiện thành lập khu bảo tồn;

đ) Trình Bộ trưởng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sáp nhập hoặc giao ban quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên nằm trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc nằm trên vùng biển chưa xác định được trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; xác định mô hình quản lý hoặc giao tổ chức quản lý di sản thiên nhiên thuộc trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định của pháp luật;

[...]