Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 3026/QĐ-BTNMT năm 2022 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Số hiệu 3026/QĐ-BTNMT
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày có hiệu lực 01/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tài nguyên và Môi trường
Người ký Trần Hồng Hà
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3026/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường là tổ chức trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về: kiểm soát nguồn ô nhiễm; quản lý chất thải và phế liệu; quản lý chất lượng môi trường; xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường; phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường; quan trắc môi trường; quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy; chứng nhận hoặc công nhận sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường; tổ chức thực hiện các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục theo quy định của pháp luật.

2. Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:

a) Chiến lược, cơ chế, chính sách và dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

b) Quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm, chương trình, đề án, dự án liên tỉnh, vùng và quốc gia về kiểm soát nguồn thải, nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải, phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; quản lý chất lượng môi trường; xử lý ô nhiễm môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường; quan trắc môi trường và đánh giá chất lượng môi trường; cải tạo, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; bảo vệ môi trường trong quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy; hóa chất bảo vệ thực vật tồn lưu và các chất độc hại khác; quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường và Nhãn sinh thái Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ;

c) Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia, tiêu chuẩn môi trường, quy định quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục.

2. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, chương trình, đề án, dự án, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo vệ môi trường thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục sau khi được ban hành.

3. Về kiểm soát nguồn ô nhiễm:

a) Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện công tác kiểm soát các nguồn thải, nguồn gây ô nhiễm đối với cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công tác điều tra, kiểm kê, thống kê nguồn thải, nguồn ô nhiễm trên phạm vi cả nước;

c) Quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc vận hành hệ thống tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường.

4. Về quản lý chất thải rắn sinh hoạt và phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất:

a) Hướng dẫn, kiểm tra công tác thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;

b) Hướng dẫn phương pháp định giá dịch vụ xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn định mức kinh tế - kỹ thuật về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn kỹ thuật về phân loại chất thải rắn sinh hoạt; tổ chức triển khai thí điểm mô hình thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn;

c) Hướng dẫn, kiểm tra công tác đóng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt sau khi kết thúc hoạt động, tái sử dụng bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt;

d) Hướng dẫn, kiểm tra về công tác bảo vệ môi trường đối với cơ sở sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; nhập khẩu tàu biển đã qua sử dụng để phá dỡ theo quy định của pháp luật;

đ) Tổ chức, hướng dẫn chứng nhận, thừa nhận tổ chức đánh giá sự phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

5. Về quản lý chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại, hoạt động tái chế, tái sử dụng, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất theo quy định của pháp luật;

[...]