BỘ
CÔNG THƯƠNG
-----
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------
|
Số:
29/2008/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 22 tháng 8 năm 2008
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ NGUỒN THAN TRÔI NỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
QUẢNG NINH
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn
cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 109/TB-VPCP ngày
26 tháng 4 năm 2008 của Văn phòng Chính phủ về sản xuất, kinh doanh và các giải
pháp xử lý nạn khai thác, chế biến và kinh doanh than trái phép trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý nguồn
than trôi nổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ
ngày đăng Công báo.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục
trưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban Bí thư T.W Đảng;
- Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam;
- Công báo;
- Webssite Chính phủ;
- Lưu: VT, CNNg, PC.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Lê Dương Quang
|
QUY ĐỊNH
QUẢN LÝ NGUỒN THAN TRÔI NỔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 29 /2008/QĐ-BCT ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và Đối tượng áp dụng
1. Quy định này quy định về việc
quản lý nguồn than trôi nổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
2. Quy định này áp dụng đối với
các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý, thu gom, mua, bán nguồn than
trôi nổi trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
Điều 2. Giải
thích từ ngữ
1. Than trôi nổi là than do mưa, lũ xói mòn, cuốn trôi từ các điểm lộ vỉa,
khu vực khai thác, bãi thải, kho chứa than, điểm tập kết-trung chuyển than…,
theo dòng chảy của các sông, suối, lạch, rãnh… trôi ra ngoài ranh giới quản lý,
bảo vệ của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt
Nam; than rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển than nằm ngoài ranh giới mỏ;
do các tổ chức, cá nhân thu gom được (sau đây gọi chung là người thu gom).
2. Than theo Tiêu chuẩn Việt
Nam (TCVN) là than đạt tiêu chuẩn chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành.
3. Than theo Tiêu chuẩn cơ sở
(TCCS) là than đạt tiêu chuẩn chất lượng do Tập đoàn Công nghiệp
Than-Khoáng sản Việt Nam xây dựng và ban hành.
Chương II.
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3.
Tiêu thụ than trôi nổi
Than trôi nổi ngoài phần dành để
đáp ứng nhu cầu sử dụng trực tiếp của người thu gom (nếu có), chỉ được phép
tiêu thụ theo hình thức bán trực tiếp cho các đơn vị thành viên của Tập đoàn
Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam có đủ điều kiện, năng lực được Tập đoàn
giao nhiệm vụ (gọi tắt là đơn vị thu mua).
Việc thu mua than trôi nổi của
Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam là hoạt động không vì mục
tiêu lợi nhuận, chủ yếu nhằm giúp người thu gom tiêu thụ số than thu gom được
và ngăn chặn tình trạng kinh doanh lộn xộn, trái pháp luật.
Điều 4. Khối
lượng, chất lượng và giá thu mua than trôi nổi
1. Khối lượng, chất lượng than
làm căn cứ thanh toán giữa đơn vị thu mua và người thu gom được xác định trên
cơ sở thoả thuận giữa người thu gom và đơn vị thu mua, căn cứ tiêu chuẩn chất
lượng than theo TCVN hoặc TCCS; trường hợp hai bên không thoả thuận được thì
xác định bằng các trang thiết bị, phương tiện của cơ
quan giám định thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam.
2. Giá thu mua than trôi nổi là
giá bán (chưa có thuế GTGT) của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
cho các hộ sử dụng trong nước, do Tập đoàn xây dựng và công bố cho từng chủng
loại than theo TCVN hoặc TCCS tương ứng, sau khi đã trừ đi các chi phí hợp lý
và các khoản thuế mà Tập đoàn phải nộp theo quy định.
Điều 5.
Trách nhiệm của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam
1. Lựa chọn các đơn vị có đủ điều
kiện, năng lực để giao thực hiện nhiệm vụ thu mua than trôi nổi và thông báo rộng
rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng tại tỉnh Quảng Ninh.
2. Chỉ đạo đơn vị thu mua - trên
cơ sở phối hợp với chính quyền địa phương nơi đơn vị hoạt động - lựa chọn điểm
thu mua và cách thức thu mua than trôi nổi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
khu vực, đảm bảo thuận tiện cho người thu gom và thông báo công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng của địa phương.
3. Chỉ đạo đơn vị thu mua tổ chức
tốt công tác thu mua; bố trí bãi chứa than tạm; trang bị đầy đủ trang thiết bị,
phương tiện đạt tiêu chuẩn theo quy định tại mỗi điểm thu mua để phục vụ việc
xác định khối lượng, chất lượng than; thông báo công khai tại các điểm thu mua
than về phương thức xác định khối lượng, chất lượng than, thời gian định kỳ tổ
chức thu mua (05 ngày, 10 ngày, 15 ngày v.v… một lần tuỳ theo điều kiện cụ thể).
4. Công bố công khai tại các điểm
thu mua giá thu mua than trôi nổi.
5. Mở sổ theo dõi nguồn than
trôi nổi thu mua được; xuất phiếu xác nhận thanh toán than riêng cho nguồn than
trôi nổi thu mua; thanh toán tiền mua than cho người thu gom bằng tiền mặt hoặc
chuyển khoản theo thoả thuận, nhưng không chậm quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ
ngày mua, bán than. Chi phí mua than trôi nổi, doanh thu tiêu thụ than thu mua
được từ nguồn than trôi nổi được hạch toán vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn.
6. Mỗi năm 2 lần (sáu tháng đầu
năm và cả năm) lập báo cáo riêng về tình hình thực hiện công tác thu mua than
trôi nổi gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và
Môi trường. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất sau 15 (mười lăm) ngày của kỳ báo
cáo.
Nội dung báo cáo về tình hình thực
hiện công tác thu mua than trôi nổi bao gồm:
a) Kết quả thực hiện về khối lượng,
chất lượng và giá trị mua than trôi nổi theo từng địa bàn của các đơn vị thu
mua.
b) Nhận xét, đánh giá tình hình
chấp hành các quy định về quản lý nguồn than trôi nổi, kiến nghị (nếu có).
7. Quản lý nguồn than trôi, than
rơi vãi trong ranh giới được giao quản lý, bảo vệ; tự quy định và tự chịu trách
nhiệm về việc tổ chức thu gom nguồn than này.
8. Rà soát, sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện các quy chế, quy định nội bộ của Tập đoàn để ngăn chặn, xử lý nghiêm
và triệt để hiện tượng móc nối, tuồn than do các đơn vị thuộc Tập đoàn khai
thác được ra bên ngoài để tiêu thụ dưới danh nghĩa than trôi nổi.
Điều 6.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
1. Tạo điều kiện cho các đơn vị
thu mua than trôi nổi thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
2. Chỉ đạo các cơ quan chức năng
phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam kiểm tra, phát hiện,
chấn chỉnh và xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm quy định về thu gom, mua,
bán và quản lý nguồn than trôi nổi.
Điều 7.
Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân phường, xã nơi có nguồn than trôi nổi
1. Phổ biến rộng rãi, tuyên truyền,
vận động, hướng dẫn người dân sinh sống trên địa bàn quản lý thực hiện tốt Quy
định này.
2. Phối hợp với đơn vị
thu mua than trong việc lựa chọn, bố trí điểm thu mua than trôi nổi trên địa
bàn quản lý; lập sổ theo dõi số lượng, danh sách người thu gom và giám sát hoạt
động thu gom than trôi nổi trên địa bàn.
3. Tuỳ thuộc điều kiện cụ thể tại
phường, xã, quy định thủ tục đăng ký, khai báo đối với người thu gom, trên nguyên
tắc đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện, hạn chế tối đa thủ tục hành chính rườm
rà, gây khó khăn cho người thu gom.
4. Kiểm tra, xác nhận và chịu
trách nhiệm về việc xác nhận của mình về nguồn gốc than trôi nổi thu gom được
khi có đề nghị của người thu gom hoặc yêu cầu của cơ quan quản lý.
Điều 8.
Trách nhiệm của người thu gom than trôi nổi
1. Đăng ký hoặc khai báo với Uỷ
ban nhân dân phường, xã nơi có than trôi nổi về việc tham gia thu gom và chỉ tiến
hành thu gom khi được Uỷ ban nhân dân phường, xã đồng ý.
Việc thu gom than trôi, than rơi
vãi trong ranh giới quản lý và bảo vệ của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản
Việt Nam thực hiện theo quy định của Tập đoàn.
2. Khi bán than trôi nổi thu gom
được cho đơn vị thu mua phải xuất trình xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường, xã
về nguồn gốc than thu gom nếu đơn vị thu mua yêu cầu (chủ yếu trong trường hợp
khối lượng than bán nhiều một cách bất hợp lý).
Chương
III.
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU
KHOẢN THI HÀNH
Điều 9. Xử
lý vi phạm
1. Mọi hành vi vi phạm các quy định
về việc quản lý nguồn than trôi nổi, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt theo
quy định của Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ
về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, Nghị định số
77/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 150/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử
phạt hành chính trong lĩnh vực khoáng sản và các văn bản pháp luật khác có liên
quan.
2. Cán bộ, công chức nhà nước lợi
dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm Quy định này, tuỳ theo mức độ và hành vi vi phạm
có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Điều
khoản thi hành
1.
Các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc quản lý, thu gom,
mua, bán nguồn than trôi nổi có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh Quy định
này.
2. Bộ Công Thương
chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Ninh định kỳ tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
3. Trong quá trình
thực hiện Quy định này nếu có vướng mắc, tổ chức, cá nhân có liên quan
phản ánh kịp thời bằng văn bản về Bộ Công Thương để xem xét, giải quyết./.