Quyết định 2892/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 2892/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/10/2010
Ngày có hiệu lực 13/10/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Trần Ngọc Tư
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2892/QĐ-UBND

Vĩnh Yên, ngày 13 tháng 10 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

UỶ BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/01/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới; Quyết định số 22/QĐ-TTg ngày 05/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015 định hướng đến năm 2020"; Nghị quyết số 03/NQ/TU ngày 27 tháng 12 năm 2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006- 2010, định hướng đến năm 2020;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 345/VHTTDL ngày 11-8-2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển văn hoá nông thôn đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc", với các nội dung chính sau:

1. QUAN ĐIỂM

1. Gắn phát triển văn hoá nông thôn với phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 27/12/2006 của Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc về phát triển nông nghiêp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020.

2. Phát triển văn hoá nông thôn trên cơ sở kế thừa những kết quả, thành tựu đạt được trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở nông thôn; việc xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại phải bảo tồn, gìn gữ bản sắc văn hoá dân tộc, phù hợp từng vùng, miền, từng dân tộc; đồng thời cụ thể hoá thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới quy định tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Thực hiện phát triển văn hoá nông thôn theo phương châm phát huy vai trò chủ động của cộng đồng dân cư là chính. Nhà nước đóng vai trò hướng dẫn và hỗ trợ; đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư, thu hút các nguồn lực xã hội hoá, huy động đóng góp của nhân dân để phát triển văn hoá nông thôn.

2. MỤC TIÊU

2.1. Mục tiêu tổng quát.

Nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật và các quy định về văn hoá của người dân ở nông thôn; xây dựng, củng cố và phát triển hệ thống thiết chế văn hoá, thể thao cơ sở, tạo điều kiện để người dân ở nông thôn nâng cao mức hưởng thụ, tham gia hoạt động và sáng tạo văn hoá; nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn hoá, làng văn hoá, thực hiện các tiêu chí phát triển văn hoá nông thôn mới cấp xã, tạo nền tảng vững chắc để phát triển văn hoá nông thôn mới; xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hoá nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hoá dân tộc, tạo động lực phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015

2.1. Về quy hoạch đất: 100% xã, thôn quy hoạch dành quỹ đất để xây dựng các thiết chế văn hóa – thể thao, khu vui chơi giải trí cho các đối tượng. (Diện tích tối thiểu: 1 ha/xã, 0.5 ha/thôn).

2.2 Đối với vùng đồng bằng

- 60% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hoá, thể thao, trong đó 30% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;

- 80% Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã (Nhà văn hoá, sân thể thao, khu vui chơi giải trí) và 40% cấp thôn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Tại Quyết định 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/07/2009 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).

- 80% gia đình giữ vững và phát huy danh hiệu "Gia đình văn hoá".

- 70% làng, thôn giữ vững và phát huy danh hiệu "Làng văn hoá", trong đó 30% làng, thôn đạt chuẩn cơ sở vật chất, hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mới;

- 80% nông dân được phổ biến pháp luật và các quy định về văn hoá;

- 90% cán bộ văn hoá xã được đào tạo nghiệp vụ văn hoá thể thao và gia đình, trong đó 30% có trình độ đại học, cao đẳng 60% có trình độ trung cấp;

- 100% cán bộ văn hoá cấp thôn, thủ thư thư viện, người trông coi di tích đã được xếp hạng được hưởng phụ cấp do ngân sách nhà nước hỗ trợ.

2.3 Đối với vùng miền núi

- 50% người dân ở nông thôn tham gia thường xuyên vào các hoạt động văn hoá, thể thao, trong đó 20% dân số nông thôn luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên;

- 70% Trung tâm Văn hoá - Thể thao cấp xã (Nhà văn hoá, sân thể thao, khu vui chơi giải trí) và 30% cấp thôn đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (Tại Quyết định 2448/QĐ-BVHTTDL ngày 07/07/2009 của Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch).

[...]