Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2016 Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 2834/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/10/2016
Ngày có hiệu lực 13/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Nguyễn Hồng Diên
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2834/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 13 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an tỉnh tại Tờ trình số 1169/TTr-CAT-PV11 ngày 10/10/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch tổng thể thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, giám đốc sở, thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thtỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Văn phòng Chính phủ;
- B
Công an;
- TT T
nh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- UBND huy
n, thành phố;
- Lưu: V
T, NC.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Hồng Diên

 

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Xác định phòng, chống tội phạm là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện Hiến pháp, pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của cấp ủy Đảng, sự quản lý, chỉ đạo điều hành thống nhất của chính quyền; gn với các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2. Phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, trong đó các cơ quan chức năng làm nòng cốt, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác đấu tranh phòng, chng tội phạm; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức đoàn thể, quần chúng nhân dân.

3. Tập trung lực lượng, sử dụng tổng hợp các biện pháp, chủ động phòng ngừa ngăn chặn tội phạm, trong đó lấy phòng ngừa là chính; kết hp chặt chẽ giữa phòng ngừa xã hội với phòng ngừa nghiệp vụ; kịp thời khắc phục những tồn tại hạn chế, làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm; coi trọng công tác phòng ngừa xã hội từ cộng đồng, gia đình và ngay từ cơ sở; tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật nhằm nâng cao cảnh giác, ý thức trách nhiệm chấp hành pháp luật, tích cực, tự giác tham gia đấu tranh phòng, chống tội phạm. Chủ động tn công trn áp tội phạm, kịp thời phát hiện, điều tra, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội, gn với tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, không đoan, sai, lọt tội phạm, nghiêm cấm bức cung, nhục hình.

4. Huy động mọi nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm, đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về tôn trọng, chấp hành pháp luật nhằm xây dựng xã hội an ninh, an toàn, trật tự, văn minh, nề nếp và thân thiện.

- Kịp thời làm rõ nguyên nhân, khắc phục những tồn tại hạn chế, khó khăn, bt cập và điều kiện nảy sinh tội phạm. Xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp nảy sinh về an ninh, trật tự ngay từ cơ sở, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, trước mắt kéo giảm các loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không để tội phạm lộng hành, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội.

- Phát huy tính tích cực của các hương ước, quy tắc của cộng đồng dân cư trong phòng, chống tội phạm và đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội, phấn đấu đến năm 2020 giảm từ 3 - 5% tổng số vụ phạm tội hình sự so với năm 2016.

[...]