ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
28/2014/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày 22
tháng 07 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008
của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
Căn cứ Quyết định số 496/QĐ-TTg ngày 08/4/2014 của
Thủ tướng Chính phủ quyết định về việc phê duyệt quy hoạch nghĩa trang Thủ đô
Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009
của Bộ Y tế hướng dẫn vệ sinh trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
Căn cứ Thông tư số 02/2010/TT-BXD ngày
05/02/2010 của Bộ Xây dựng Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Các công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương
binh & Xã hội tại Tờ trình số 1805/TTr-LĐTBXH ngày 26/6/2014; báo cáo thẩm
định dự thảo Quyết định ban hành Quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân
thành phố Hà Nội của Sở Tư Pháp tại công văn số 1026/STP-VBPQ ngày 22/4/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng
nghĩa trang nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày
ký; Quyết định này thay thế Quyết định số 14/2010/QĐ-UBND ngày 16/4/2010 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quy chế quản lý,
sử dụng nghĩa trang trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND
Thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị
xã; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Các tổ chức và cá nhân liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Bộ: XD, LĐTBXH, YT (để b/c)
- Cục KTVB QPPL - Bộ TP (để b/c)
- Thường trực Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực HĐND TP; (để b/c)
- Đoàn đại biểu QH TPHN; (để b/c)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để b/c)
- Các Đ/c PCT HĐNDTP; (để b/c)
- Ban VHXH HĐNDTP;
- Các PVP UBND TP;
- TT Công báo; Các báo HNM, KTĐT,
- TTXVN HN; Đài PTTH HN;
- XDGT, KT, VX, TH;
- Lưu VT.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Quốc Hùng
|
QUY CHẾ
QUẢN
LÝ, SỬ DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND ngày 22 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội)
Chương I.
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và
đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về việc
quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội bao gồm các
nghĩa trang được đầu tư bằng ngân sách Thành phố;
quận, huyện, thị xã; xã, phường, thị trấn và các nghĩa trang được đầu tư xây dựng
bằng nguồn xã hội hóa; các nghĩa trang hiện có ở trên địa bàn.
2. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài có liên quan đến việc quản lý, sử dụng nghĩa trang nhân dân trên
địa bàn Thành phố.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Nghĩa trang nhân dân là nơi táng người chết tập
trung được UBND các cấp xác định vị trí, ranh giới.
2. Nghĩa trang cấp Thành phố là các nghĩa trang do
Thành phố quản lý. Nghĩa trang cấp huyện là các nghĩa trang do quận huyện, thị
xã quản lý. Nghĩa trang xã là tên gọi các nghĩa trang do phường, xã, thị trấn
quản lý bao gồm cả nghĩa trang thôn, xóm.
3. Nghĩa trang xã hội hóa là nghĩa trang do tổ chức,
cá nhân đầu tư xây dựng.
4. Nghĩa trang đã đóng cửa là nghĩa trang không cho
phép thực hiện các hoạt động táng.
5. Phần mộ cá nhân là nơi táng thi hài, hài cốt,
tro cốt của một người.
6. Táng là việc thực hiện lưu giữ hài cốt, tro cốt,
thi hài người chết.
7. Các hình thức táng người chết bao gồm: Mai táng,
hỏa táng và các hình thức táng khác.
8. Mai táng là thực hiện việc lưu giữ hài cốt, tro
cốt hoặc thi hài của người chết ở một địa điểm dưới mặt đất.
9. Chôn một lần là hình thức mai táng thi hài vĩnh
viễn trong đất.
10. Hung táng là hình thức mai táng thi hài trong một
khoảng thời gian nhất định sau đó sẽ được cải táng.
11. Cải táng là
thực hiện việc chuyển xương cốt từ mộ hung táng sang hình thức táng khác.
12. Cát táng là
hình thức mai táng hài cốt sau khi cải táng.
13. Hỏa táng là thực hiện việc thiêu xác người chết
hoặc hài cốt ở nhiệt độ cao.
14. Dịch vụ nghĩa trang bao gồm: Tổ chức tang lễ
trong nghĩa trang, mai táng, hỏa táng, cải táng, xây mộ, chăm sóc mộ, tu sửa mộ,
bảo quản, lưu giữ tro cốt và các dịch vụ phục vụ việc thăm viếng, tưởng niệm.
15. Đối tượng sử dụng dịch vụ nghĩa trang là cá
nhân, tổ chức có quan hệ với người được táng trong nghĩa trang.
16. Ủy ban
nhân dân quận, huyện, thị xã được gọi tắt là UBND cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn được gọi tắt là UBND cấp
xã.
Chương II.
CÁC QUY ĐỊNH QUẢN LÝ
NGHĨA TRANG
Điều 3. Các nguyên tắc quản
lý
1. Việc mai táng người chết phải được thực hiện
trong nghĩa trang. Trường hợp đặc biệt
(khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh) phải táng người chết ngoài khu vực
nghĩa trang do UBND cấp huyện hoặc Thành phố quyết định.
2. Từng bước quy tập di chuyển các phần mộ riêng lẻ
về nghĩa trang tập trung các cấp.
3. Nghĩa trang phải có tường, rào bao quanh để có cảnh
quan, khuôn viên riêng biệt.
4. Nghĩa trang cấp Thành phố, cấp huyện phục vụ nhu
cầu nhân dân quận, huyện, thị xã, khu đô thị và nhân dân sinh sống quanh địa
bàn. Nghĩa trang cấp xã phục vụ nhu cầu nhân dân sinh sống trên địa bàn và những
người có nguồn gốc tại địa phương.
5. Việc quản lý nghĩa trang phải tuân thủ theo các
quy định hiện hành và quy định của quy chế này, phải phù hợp với phong tục tập
quán, truyền thống văn hóa, nếp sống văn minh, tiết kiệm đất và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Điều 4. Phân cấp thẩm quyền quản
lý nghĩa trang
1. UBND Thành phố thống nhất quản lý nghĩa trang
trên địa bàn Thành phố.
a) Sở Lao động - Thương binh & Xã hội thực hiện
quản lý nhà nước trong việc quản lý, sử dụng nghĩa trang; giao Ban phục vụ lễ
tang Hà Nội trách nhiệm quản lý các nghĩa trang cấp Thành phố;
b) Sở Xây dựng có trách nhiệm giải quyết theo thẩm
quyền các vấn đề liên quan đến xây dựng;
c) Sở Quy hoạch - Kiến trúc có trách nhiệm giải quyết
theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến quy hoạch;
d) Sở Y tế thực hiện quản lý nhà nước việc vệ sinh
trong hoạt động mai táng và hỏa táng;
đ) Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý, giải quyết
theo thẩm quyền các vấn đề liên quan đến đất đai, vệ sinh môi trường;
e) Sở Tài chính thực hiện quản lý về giá dịch vụ
nghĩa trang được đầu tư bằng ngân sách Thành phố, thẩm định giá dịch vụ nghĩa
trang xã hội hóa và hướng dẫn các quận, huyện, thị xã về quản lý giá dịch vụ
nghĩa trang tại các địa phương;
g) Các Sở, ban, ngành chủ động tham mưu, đề xuất,
giải quyết các vấn đề liên quan theo chức năng nhiệm vụ của Sở, ban, ngành.
2. UBND cấp
huyện quản lý nghĩa trang trên địa bàn huyện; Ban hành quyết định giao đơn vị
quản lý nghĩa trang cấp huyện; Phê duyệt, thẩm định các vấn đề liên quan đến
quy hoạch, xây dựng, đóng cửa, di chuyển, giá dịch vụ nghĩa trang ở các nghĩa
trang cấp huyện, xã; Tổ chức thực hiện, giải quyết các vấn đề có liên quan theo
chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước; Phòng Lao động - Thương binh & Xã
hội là cơ quan thường trực giúp việc UBND cấp huyện trong việc quản lý, sử dụng
nghĩa trang.
3. UBND cấp xã quản lý nghĩa trang trên địa bàn xã;
Thành lập bộ phận quản lý nghĩa trang, phân công cán bộ lãnh đạo phụ trách, xác
định cá nhân quản lý nghĩa trang thôn, xóm; Phê duyệt các vấn đề liên quan đến
nội quy, quy chế, việc sửa chữa, chỉnh trang, di chuyển mộ, đóng cửa nghĩa
trang xã; Xác định người có nguồn gốc địa phương được mai táng trong nghĩa trang xã; Xác lập giá dịch vụ nghĩa
trang trình UBND cấp huyện phê duyệt; Tổ chức thực hiện, giải quyết các vấn đề
có liên quan theo chỉ đạo của các cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 5. Quản lý nghĩa trang xã
hội hóa
1. Tổ chức, cá nhân đầu tư nghĩa trang xã hội hóa
trực tiếp quản lý hoặc thuê quản lý nghĩa trang do mình đầu tư theo phương án
kinh doanh được UBND Thành phố phê duyệt
và các quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nghĩa trang xã
hội hóa có nghĩa vụ lấy ý kiến thẩm định của các Sở, ban, ngành và UBND các cấp
theo phân cấp quản lý nghĩa trang để xây dựng, phê duyệt quy chế quản lý, sử dụng
nghĩa trang sau đầu tư. Tổ chức, cá nhân đầu tư nghĩa trang xã hội hóa căn cứ
các quy định hiện hành xây dựng phương án khai thác kinh doanh nghĩa trang gửi
Sở Tài chính thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt làm cơ sở xác định giá dịch
vụ nghĩa trang.
3. Chủ đầu tư nghĩa trang xã hội hóa có trách nhiệm
dành một phần quỹ đất để UBND các cấp giải
quyết việc phục vụ đối tượng xã hội.
4. UBND cấp xã có trách nhiệm giám sát, kiểm tra việc
thực hiện quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang tại các nghĩa trang xã hội hóa
trên địa bàn.
Điều 6. Kinh phí quản lý nghĩa
trang
1. Đối với nghĩa trang cấp Thành phố, cấp huyện do
ngân sách nhà nước và nguồn thu dịch vụ bảo đảm. Trong trường hợp cần đầu tư
xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn, mua sắm trang thiết bị được chi từ quỹ phát triển
hoạt động sự nghiệp, nếu quỹ không đủ đơn vị trình cấp có thẩm quyền để giải
quyết.
2. Đối với nghĩa trang cấp xã: UBND cấp xã căn cứ
vào tình hình thực tế, quy định của Luật Ngân sách nhà nước để bố trí kinh phí
hỗ trợ công tác quản lý nghĩa trang và trình Hội đồng nhân dân xã quyết định.
3. Đối với nghĩa trang xã hội hóa lấy từ nguồn thu
dịch vụ nghĩa trang.
Điều 7. Trách nhiệm của đơn vị,
cá nhân quản lý trực tiếp nghĩa trang
1. Tổ chức, cá nhân quản lý nghĩa trang phải lập hồ
sơ, lưu trữ hồ sơ nghĩa trang gồm các nội dung:
a) Danh sách, sơ đồ khu mộ, hàng mộ, vị trí các khu
lưu tro cốt (bao gồm vị trí đã sử dụng và vị trí còn trống);
b) Sổ theo dõi hoạt động hỏa táng, hồ sơ lưu trữ
tro cốt theo thời gian;
c) Sổ lưu trữ các thông tin cơ bản của người được
táng như: Họ và tên, quê quán, ngày từ trần và địa chỉ thân nhân.
2. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang phải niêm yết
công khai các bảng giá dịch vụ nghĩa trang, đảm bảo chất lượng của các hoạt động
dịch vụ.
3. Có bảng hướng dẫn chỉ dẫn chi tiết sơ đồ nghĩa
trang.
4. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang phải xây dựng
quy chế quản lý, sử dụng nghĩa trang gồm các nội dung:
a) Về ranh giới, quy mô nghĩa trang và các khu chức
năng;
b) Về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang nghĩa trang; bảo
vệ các phần mộ;
c) Về vệ sinh và bảo vệ môi trường;
d) Về hoạt động táng, lưu giữ tro cốt trong nghĩa
trang;
đ) Về hoạt động tín ngưỡng và các hoạt động khác có
liên quan;
e) Về trách nhiệm của đơn vị quản lý, người sử dụng;
g) Xử lý các vi phạm.
5. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm
quản lý, sử dụng đất theo quy hoạch và đúng mục đích. Nghiêm cấm việc giao đất
để lập riêng khu mộ gia đình, dòng họ.
6. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm
quản lý, sử dụng đất nghĩa trang theo quy chuẩn.
a) Diện tích đất tối đa cho mỗi mộ hung táng và
chôn cất một lần không quá 5m2, đối với mộ cải táng không quá 3m2;
b) Phần đất nơi huyệt mộ sau khi hung táng phải để
tối thiểu 12 tháng mới được tái sử dụng vào mục đích mai táng;
c) Việc sử dụng đất mai táng trong nghĩa trang thực
hiện lần lượt theo các hàng và khu đã được định trước.
7. Các đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang quản lý
việc xây mới, chỉnh trang mộ phần theo các tiêu chuẩn sau:
a) Kích thước, kiểu dáng các mộ và bia mộ được thực
hiện thống nhất theo khuôn mẫu quy định chung của đơn vị quản lý nghĩa trang;
b) Chiều cao mộ không quá 2m được tính từ mặt đất nền;
chiều dài, chiều rộng đối với mộ mai táng hoặc chôn một lần không quá (2,4m x
1,4m), đối với mộ cải táng không quá (1,5m x 1m);
c) Các phần mộ trong khu mộ mới phải được bố trí
khoảng cách đều bằng nhau, giữa 2 hàng mộ là 0,8m; giữa hai mộ là 0,6m.
8. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang tạo điều kiện
thuận lợi khi người sử dụng dịch vụ có nguyện vọng đặt 02 bình tro, tiểu cốt
vào cùng 01 hố mộ cát táng.
9. Trong trường hợp phải di chuyển mộ phần trong
khuôn viên nghĩa trang đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang phải thống nhất với
người đại diện gia chủ, đối với phần mộ không xác định được gia chủ phải trình
cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án di chuyển.
10. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách
nhiệm bảo đảm vệ sinh, môi trường. Thường xuyên vệ sinh trong khuôn viên nghĩa
trang, sử dụng các trang bị bảo hộ cá nhân khẩu trang, quần áo, ủng, găng tay
khi thực hiện công việc táng. Làm vệ sinh sau mỗi lần tổ chức táng và thực hiện
các quy định hiện hành của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
11. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang phải tổ chức
các hoạt động quản lý theo quy chế hoạt động của nghĩa trang và các quy định hiện
hành khác của nhà nước, thành phố có liên quan.
Điều 8. Trách nhiệm, quyền lợi
của người sử dụng dịch vụ nghĩa trang
1. Tuân thủ các nội quy của nghĩa trang và các quy
định của pháp luật.
2. Cung cấp thông tin về lý lịch mộ, tro cốt để đơn
vị quản lý nghĩa trang lập hồ sơ lưu trữ, quản lý.
3. Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang được đơn vị,
cá nhân quản lý nghĩa trang cung cấp thông tin về tình hình mộ, tro cốt của
thân nhân.
Điều 9. Giải quyết các vấn đề
xã hội
1. Người vô gia cư, trẻ em bị bỏ rơi, người không
có thân nhân hoặc có thân nhân nhưng không có điều kiện lo việc mai táng khi chết
ở địa phương nào được UBND cấp xã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức việc
táng.
2. Người sống ở địa phương không có thân nhân khi
chết được UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức táng, với chi phí được lấy từ tài
sản của người chết (nếu có) hoặc từ ngân sách địa phương.
3. Cho phép hợp đồng đăng ký trước phần mộ tại các
nghĩa trang xã hội hóa, nghĩa trang cấp Thành phố, cấp huyện với đối tượng: người
từ 70 tuổi trở lên; người mắc bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối; người có vợ hoặc
chồng đã được an táng trong nghĩa trang. Tại nghĩa trang cấp xã, UBND xã căn cứ
tình hình, khả năng thực tế của địa phương để ban hành quy định phù hợp.
Chương III.
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 10. Các vi phạm
1. Táng người chết ngoài nghĩa trang đã được UBND
các cấp xác định vị trí, ranh giới.
2. Mua bán, chuyển nhượng đất trong nghĩa trang dưới
mọi hình thức.
3. Phá hoại các công trình xây dựng trong nghĩa
trang.
4. Xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong
nghĩa trang không đúng quy định.
5. Thu phí, lệ phí, thực hiện kinh doanh các dịch vụ
nghĩa trang trái quy định của pháp luật
6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc gây
khó khăn cho người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ nghĩa trang.
7. Cung cấp thông tin không trung thực làm tổn hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong việc cung cấp và sử
dụng dịch vụ nghĩa trang.
8. Không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm
quyền về đóng cửa nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang, di chuyển các mộ phần
riêng lẻ.
Điều 11. Xử lý các vi phạm
1. Xử lý việc táng người chết ngoài nghĩa trang:
UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, vận động các hộ gia đình ký cam kết thực hiện
táng người chết trong nghĩa trang. Trường hợp cố tình vi phạm phải lập biên bản
hiện trạng thông báo tình hình vi phạm trên hệ thống thông tin đại chúng và xử
lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Xử lý việc phá hoại các công trình xây dựng
trong nghĩa trang: Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm ngăn chặn
kịp thời các hành vi phá hoại mộ và các công trình trong nghĩa trang. Lập biên
bản hiện trạng, báo cáo UBND địa phương và đơn vị quản lý cấp trên.
3. Xử lý việc mua bán, chuyển nhượng đất trong
nghĩa trang: Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm xây dựng các nội
quy, quy chế nhằm ngăn ngừa không để xảy ra việc mua bán, chuyển nhượng đất tại
nghĩa trang. Trường hợp đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang thiếu trách nhiệm để
xảy ra hiện tượng mua bán, chuyển nhượng đất, cơ quan quản lý cấp trên xem xét
xử lý theo các quy định hiện hành.
4. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có trách nhiệm
hướng dẫn, yêu cầu người sử dụng dịch vụ nghĩa trang tuân thủ các quy định hiện
hành về xây dựng mộ, bia mộ và các công trình trong nghĩa trang. Trong trường hợp
đơn vị, cá nhân thiếu tinh thần trách nhiệm để người sử dụng dịch vụ nghĩa
trang xây dựng, cải tạo không đúng với quy định thì cơ quan quản lý nhà nước cấp
trên xem xét xử lý đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang để xảy ra tình trạng vi
phạm, đồng thời giao đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang và người sử dụng dịch
vụ nghĩa trang thực hiện các biện pháp khắc phục đúng quy định.
5. UBND các cấp, ngành có trách nhiệm hướng dẫn các
doanh nghiệp, cá nhân hoạt động kinh doanh dịch vụ nghĩa trang trên địa bàn thực
hiện thu phí, lệ phí đúng quy định. Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang có
trách nhiệm tổ chức quản lý việc thu phí, lệ phí nghĩa trang đúng với giá dịch
vụ được phê duyệt.
6. Việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi hoặc
gây khó khăn cho người có nhu cầu sử dụng dịch vụ nghĩa trang: Tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm UBND các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xử lý theo
các quy định hiện hành.
7. Khi tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin không
trung thực phản ánh không đúng hiện trạng của nghĩa trang, giá cả chất lượng dịch
vụ nghĩa trang làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ nghĩa
trang hoặc ảnh hưởng đến công tác quản lý nghĩa trang. UBND các cấp, cơ quan,
đơn vị quản lý nghĩa trang xem xét mức độ, tính chất có các biện pháp xử lý phù
hợp.
8. UBND các cấp căn cứ quy định hiện hành, tình
hình thực tế để xử lý việc không chấp hành các quyết định của cơ quan có thẩm
quyền về đóng cửa nghĩa trang, di chuyển nghĩa trang, di chuyển các phần mộ
riêng lẻ và mộ vô chủ.
Chương IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 12. Chế độ báo cáo
Đơn vị, cá nhân quản lý nghĩa trang, chủ đầu tư
nghĩa trang xã hội hóa thực hiện báo cáo cơ quan quản lý; định kỳ 2 lần/năm
(vào thời điểm ngày 30/6 và 31/12 hằng năm) thực hiện báo báo đột xuất theo yêu
cầu của các cơ quan quản lý nhà nước.
Điều 13. Điều khoản thi hành
Trong quá trình thực hiện Quy chế nếu gặp khó khăn,
vướng mắc, đề nghị gửi ý kiến về UBND Thành phố
và Sở Lao động - Thương binh & Xã hội để nghiên cứu, bổ sung và sửa đổi./.