THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 496/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 08
tháng 04 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH NGHĨA TRANG THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN
NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12
năm 2001;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm
2009;
Càn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng
4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô
thị;
Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25 tháng
3 năm 2008 của Chính phủ về việc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành
phố Hà Nội, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch
nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung
chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi nghiên cứu, đối tượng lập quy hoạch
- Phạm vi nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ diện tích
theo địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội rộng khoảng 3.344,6 km2.
- Đối tượng lập quy hoạch: Toàn bộ hệ thống nghĩa
trang nhân dân và nhà tang lễ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
2. Quan điểm quy hoạch
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế
- xã hội, Quy hoạch sử dụng đất Thành phố Hà Nội, Quy hoạch chung xây dựng Thủ
đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành
khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất công
trình, địa chất thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất;
- Đáp ứng nhu cầu an táng trước mắt và lâu dài của
nhân dân Thủ đô; xây dựng đồng bộ nghĩa trang và nhà tang lễ, nhằm khai thác sử
dụng tiết kiệm, hiệu quả đất đai;
- Sử dụng hình thức táng phù hợp với tín ngưỡng,
phong tục, tập quán tốt, văn hóa truyền thống, ưu tiên sử dụng hình thức táng mới,
văn minh, hiện đại tiết kiệm đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3. Mục tiêu của quy hoạch
- Cụ thể hóa định hướng phát triển hệ thống nghĩa
trang và nhà tang lễ trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030,
tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg;
- Dự báo nhu cầu táng, tỷ lệ các hình thức táng,
xác định vị trí, quy mô, phạm vi phục vụ của nghĩa trang và nhà tang lễ (quốc
gia, vùng liên tỉnh, thành phố và huyện) cho khu vực đô thị và định hướng cho
khu vực nông thôn;
- Xác định nhu cầu đầu tư xây dựng nghĩa trang, nhà
tang lễ theo từng giai đoạn làm cơ sở cho việc lập và triển khai đầu tư xây dựng;
đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang
trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
4. Chỉ tiêu quy hoạch:
Căn cứ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định hiện
hành.
5. Nội dung quy hoạch nghĩa trang và nhà tang lễ
a) Dự báo nhu cầu táng, tỷ lệ các hình thức táng, đất
xây dựng nghĩa trang:
* Dự báo nhu cầu táng
TT
|
Khu vực
|
Dự báo số người
tử vong các giai đoạn (người)
|
Từ 2011 -2020
|
Từ 2020 - 2030
|
Từ 2030 - 2050
|
1
|
Đô thị
|
228.000
|
228.000
|
529.000
|
2
|
Nông thôn
|
165.000
|
117.000
|
237.000
|
|
Toàn thành phố
|
393.000
|
345.000
|
766.000
|
* Dự báo tỷ lệ các hình thức táng (%)
TT
|
Khu vực
|
Hình thức táng
|
Đô thị
|
Nông thôn
|
Đến năm 2020
|
2020-2030
|
2030-2050
|
Đến năm 2020
|
2020-2030
|
2030-2050
|
1
|
Nghĩa trang đô thị
(thành phố, huyện)
|
Hung táng
|
50 ¸ 55
|
40 ¸ 50
|
25 ¸ 35
|
10
|
15
|
25
|
Táng một lần
|
5 ¸ 10
|
5
|
5
|
Hỏa táng
|
30 ¸ 40
|
40 ¸ 50
|
60 ¸ 70
|
10
|
20
|
30
|
2
|
Đưa về nghĩa trang
xã, về quê
|
|
5
|
5
|
0
|
80
|
65
|
45
|
b) Dự báo nhu cầu đất xây dựng nghĩa trang (ha)
TT
|
Khu vực
|
2011 - 2020
|
2020 - 2030
|
2030 - 2050
|
Tổng
|
1
|
Đô thị
|
270
|
321
|
512
|
1103
|
2
|
Nông thôn
|
67
|
33
|
44
|
144
|
|
Toàn thành phố
|
337
|
354
|
556
|
1247
|
c) Quy hoạch nghĩa trang, cơ sở hỏa táng và nhà
tang lễ
* Quy hoạch nghĩa trang:
Quy hoạch nghĩa trang bao gồm nghĩa trang tập trung
cấp quốc gia, nghĩa trang tập trung liên tỉnh, nghĩa trang tập trung cấp thành
phố, nghĩa trang tập trung cấp huyện và cấp xã cụ thể như sau:
- Nghĩa trang tập trung cấp quốc gia:
+ Cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa trang Mai Dịch 1
thành công viên nghĩa trang với quy mô hiện có là 5,5 ha lên 5,8 ha đến năm
2015; sử dụng hình thức táng một lần; phục vụ nhu cầu an táng lãnh đạo cao cấp
của Đảng và Nhà nước;
+ Xây mới nghĩa trang cấp quốc gia tại xã Yên
Trung, huyện Thạch Thất, quy mô khoảng từ 100 - 150 ha; sử dụng hình thức táng
tổng hợp; phục vụ nhu cầu an táng lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.
- Nghĩa trang tập trung liên tỉnh:
+ Đóng cửa nghĩa trang Yên Kỳ 1, xã Phú Sơn, huyện
Ba Vì (hiện có 38,4 ha);
+ Mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ 2, huyện Ba Vì đến năm
2020 khoảng 203 ha, đến năm 2030 khoảng 583 ha; sử dụng hình thức táng tổng hợp,
phục vụ nhu cầu an táng của nhân dân khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng
và các tỉnh lân cận (Hòa Bình, Phú Thọ).
- Nghĩa trang tập trung cấp thành phố:
+ Đóng cửa các nghĩa trang: Sài Đồng (quận Long
Biên), Văn Điển (huyện Thanh Trì) và cải tạo thành công viên nghĩa trang trước
năm 2015 (riêng nghĩa trang Văn Điển chỉ phục vụ hỏa táng);
+ Mở rộng nghĩa trang tập trung Vĩnh Hằng (huyện Ba
Vì) với quy mô hiện có là 37 ha lên 87 ha đến năm 2020, sử dụng hình thức hung
táng, cát táng, táng 1 lần và hỏa táng, phục vụ nhu cầu an táng của nhân dân và
quy tập mộ di chuyển trong khu vực phát triển đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng;
+ Quy hoạch, cải tạo mở rộng nghĩa trang Thanh Tước
(huyện Mê Linh) thành công viên nghĩa trang với quy mô hiện có là 7 ha mở rộng
lên 23 ha đến năm 2030; sử dụng hình thức cát táng; phục vụ nhu cầu an táng của
nhân dân khu đô thị huyện Mê Linh;
+ Xây dựng mới các nghĩa trang:
. Nghĩa trang Minh Phú (huyện Sóc Sơn) đến năm 2020
khoảng 83 ha, đến năm 2030 khoảng 100 ha; sử dụng hình thức cát táng, táng một
lần, hỏa táng; phục vụ cho nhu cầu an táng của nhân dân khu vực phát triển đô
thị huyện Sóc Sơn và quy tập mộ di chuyển trong khu vực phát triển đô thị huyện
Đông Anh, Mê Linh, Long Biên và Gia Lâm;
. Nghĩa trang Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn) đến năm 2020
khoảng 10 ha; sử dụng hình thức hỏa táng; phục vụ nhu cầu hỏa táng của nhân dân
khu vực phía Bắc Hà Nội bao gồm các huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh);
. Nghĩa trang Xuân Nộn (huyện Đông Anh) đến năm
2020 khoảng 10 ha: sử dụng hình thức táng hỏa táng; phục vụ nhu cầu hỏa táng của
nhân dân trên địa bàn thành phố Hà Nội;
. Nghĩa trang Trung Màu (huyện Gia Lâm) đến năm
2020 khoảng 17 ha, đến năm 2030 khoảng 35 ha, đến năm 2050 khoảng 53 ha; sử dụng
hình thức hung táng, cát táng, táng một lần, hỏa táng; phục vụ nhu cầu an táng
của nhân dân và quy tập mộ di chuyển khu vực phát triển đô thị quận Long Biên
và huyện Gia Lâm;
. Nghĩa trang Trần Phú (huyện Chương Mỹ) đến năm
2020 khoảng 10 ha, đến năm 2030 khoảng 25 ha; sử dụng hình thức cát táng và hỏa
táng; phục vụ nhu cầu an táng của nhân dân và quy tập mộ di chuyển trên địa bàn
huyện Chương Mỹ;
. Nghĩa trang Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên) đến năm
2020 khoảng 17 ha, đến năm 2030 khoảng 30 ha; sử dụng hình thức hung táng, cát
táng, táng một lần và hỏa táng; phục vụ nhu cầu an táng của nhân dân và quy tập
mộ di chuyển trên địa bàn huyện Phú Xuyên.
- Nghĩa trang tập trung cấp huyện
+ Đóng cửa, dừng chôn cất tại các nghĩa trang: Xuân
Đỉnh (5 ha), quận Bắc Từ Liêm trước năm 2015. Cải tạo, nâng cấp, mở rộng nghĩa
trang Hà Đông, quận Hà Đông với quy mô hiện có là 3,65 ha lên 7,4 ha đến năm
2015 theo hướng cải tạo thành công viên nghĩa trang, sử dụng hình thức cát
táng, phục vụ nhu cầu nhân dân trên địa bàn quận Hà Đông;
+ Mở rộng nghĩa trang nhân dân thị xã Sơn Tây với
quy mô hiện có 3,5 ha lên 19 ha đến năm 2020; sử dụng hình thức hung táng, cát
táng, táng 1 lần; phục vụ nhu cầu an táng của nhân dân và quy tập mộ di chuyển
trên địa bàn thị xã Sơn Tây;
+ Xây dựng mới 11 nghĩa trang tập trung huyện để phục
vụ quy tập mộ di chuyển và chôn mới của khu vực đô thị và nông thôn trên địa
bàn các huyện: Nghĩa trang huyện Sóc Sơn (xã Tiên Dược) khoảng 5 ha, nghĩa
trang huyện Đông Anh (xã Vân Hà) khoảng 10 ha, nghĩa trang huyện Phúc Thọ (xã
Liên Hiệp) khoảng 15 ha, nghĩa trang huyện Quốc Oai (thị trấn Quốc Oai) khoảng
11 ha, nghĩa trang huyện Thường Tín (xã Nghiêm Xuyên) khoảng 35 ha, nghĩa trang
huyện Thanh Oai (xã Tân Ước) khoảng 30 ha, nghĩa trang huyện Ứng Hòa (xã Phương
Tú) khoảng 10 ha, nghĩa trang huyện Đan Phượng (xã Hồng Hà) khoảng 30 ha, nghĩa
trang huyện Hoài Đức (xã Tiền Yên, xã Đắc Sở) khoảng 20 ha, nghĩa trang huyện Mỹ
Đức (xã Hương Sơn) khoảng 10 ha, nghĩa trang huyện Thạch Thất (xã Yên Trung)
khoảng 34 ha.
- Nghĩa trang cấp xã
+ Hiện tại, tiếp tục sử dụng các nghĩa trang hiện
có, có kế hoạch đóng cửa các nghĩa trang phân tán có quy mô nhỏ, không đảm bảo
khoảng cách ly an toàn vệ sinh môi trường hoặc không nằm trong quy hoạch sử dụng
đất nghĩa trang. Di chuyển các mộ phần đến nghĩa trang tập trung ở các vùng
theo quy hoạch;
+ Mỗi xã có từ 01 đến 02 nghĩa trang tập trung cấp
xã (tùy thuộc diện tích, địa giới hành chính và quy mô dân số theo quy hoạch
xây dựng nông thôn mới). Vị trí cụ thể các nghĩa trang xã được xác định trong
các quy hoạch xây dựng nông thôn mới;
+ Đối với các nghĩa trang hiện có nằm trong khu vực
phát triển đô thị, khi có kế hoạch lấy đất phục vụ nhu cầu phát triển đô thị sẽ
được di chuyển đến các nghĩa trang tập trung gần nhất hoặc các nghĩa trang phục
vụ quy tập mộ di chuyển. Chấm dứt tình trạng chôn cất phân tán, tự phát.
* Quy hoạch cơ sở hỏa táng
Tổng số có 9 cơ sở hỏa táng trong đó:
- Tiếp tục sử dụng cơ sở hỏa táng hiện có tại Nghĩa
trang Văn Điển phục vụ nhu cầu hỏa táng cho khu vực đô thị trung tâm Thành phố
Hà Nội;
- Xây dựng 08 cơ sở hỏa táng mới độc lập hoặc trong
các nghĩa trang tập trung, cụ thể như sau: Minh Phú, Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn);
Xuân Nộn (huyện Đông Anh); Chuyên Mỹ (huyện Phú Xuyên); Trung Màu (huyện Gia
Lâm); Vĩnh Hằng, Yên Kỳ (huyện Ba Vì); Trần Phú (huyện Chương Mỹ).
d) Các yêu cầu khi đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ
sở hỏa táng:
- Các công trình lưu giữ tro cốt được bố trí trong
các cơ sở hỏa táng, hoặc trong khuôn viên các nghĩa trang và các công trình tôn
giáo, tín ngưỡng tùy theo nhu cầu của địa phương, thuận tiện cho việc thăm viếng
của người dân đảm bảo khoảng cách ly vệ sinh môi trường và được cấp có thẩm quyền
xem xét, quyết định.
- Khi triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng,
cải tạo mở rộng xây mới nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phải xây dựng đồng bộ hệ thống
hạ tầng kỹ thuật (giao thông, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, hệ thống xử lý
ô nhiễm, trồng cây xanh cách ly bảo đảm cảnh quan, vệ sinh môi trường theo quy
định...) và kết nối với hạ tầng kỹ thuật ngoài dự án; sử dụng công nghệ hỏa
táng hiện đại, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
- Đối với các nghĩa trang đóng cửa cần có các giải pháp
xử lý ô nhiễm môi trường và cải tạo đất khu vực nghĩa trang.
* Quy hoạch mạng lưới nhà tang lễ
Vị trí các nhà tang lễ phải đảm bảo thuận tiện giao
thông, khoảng cách di chuyển đến các nghĩa trang gần nhất, thuận tiện cho nhân
dân tổ chức lễ tang.
Tổng số có 44 nhà tang lễ bao gồm:
- Cải tạo, nâng cấp 11 nhà tang lễ hiện có (nhà
tang lễ thành phố và nhà tang lễ trong bệnh viện) nhằm bảo đảm các tiêu chuẩn
môi trường.
- Tiếp tục xây dựng 07 nhà tang lễ thuộc các dự án
đang triển khai.
- Dự kiến xây dựng mới 26 nhà tang lễ (trong đó 01
nhà tang lễ quốc gia), được phân theo các giai đoạn như sau:
Bảng thống kê nhà
tang lễ toàn thành phố
TT
|
Các nhà tang lễ
(NTL)
|
Địa điểm
|
Quy mô (ha)
|
Phạm vi/Đối tượng
phục vụ
|
I
|
Nâng cấp cải tạo 11 nhà tang lễ hiện có
|
|
|
|
1
|
Số 5 Trần Thánh Tông
|
Quận Hai Bà Trưng
|
|
Cán bộ cao cấp của
Đảng và Nhà nước và các sĩ quan quân đội
|
2
|
NTL 125 Phùng Hưng
|
Quận Hoàn Kiếm
|
|
Nhân dân khu vực nội
thành Hà Nội
|
3
|
Bệnh viện Thanh Nhàn
|
Quận Hai Bà Trưng
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực quận Hai Bà Trưng
|
4
|
Bệnh viện Đức Giang
|
Quận Long Biên
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực quận Long Biên
|
5
|
Bệnh viện Bạch Mai
|
Quận Đống Đa
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực quận Đống Đa
|
6
|
Bệnh viện E
|
Quận Cầu Giấy
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực quận Cầu Giấy
|
7
|
Bệnh viện 198
|
Quận Cầu Giấy
|
|
8
|
Bệnh viện đa khoa Hà Đông
|
Quận Hà Đông
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực quận Hà Đông
|
9
|
Bệnh viện 103
|
Quận Hà Đông
|
|
10
|
Bệnh viện Thanh Trì
|
Huyện Thanh Trì
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực huyện Thanh Trì
|
11
|
Bệnh viện Vân Đình
|
Huyện Ứng Hòa
|
|
Bệnh nhân trong bệnh
viện và nhân dân khu vực huyện Ứng Hòa
|
II
|
7 nhà tang lễ thuộc dự án đang triển khai
|
|
6,65
|
|
1
|
NTL Đông Anh
|
Phía Tây Nam và
phía Nam trại cai nghiện cũ (thuộc bệnh viện huyện Đông Anh)
|
0,43
|
Huyện Đông Anh
|
2
|
NTL Thanh Trì
|
Trong khuôn viên
nghĩa trang Văn Điển, huyện Thanh Trì
|
0,56
|
Huyện Thanh Trì,
quận Hoàng Mai
|
3
|
NTL Cầu Giấy
|
Trong công viên
phía Bắc sau nghĩa trang Mai Dịch, quận Cầu Giấy
|
1,2
|
Quận Cầu Giấy
|
4
|
NTL Thanh Xuân
|
Thuộc ô quy hoạch
38 QHCT quận Thanh Xuân, TL: 1/2000
|
2,5
|
Quận Thanh Xuân
|
5
|
NTL Từ Liêm
|
Trong ô đất 23 có
chức năng cây xanh - mặt nước - hồ điều hòa của công viên cầu Noi, xã Cổ Nhuế,
quận Bắc Từ Liêm
|
1,5
|
Quận Bắc Từ Liêm
|
6
|
NTL Hà Đông
|
Trong nghĩa trang
quận Hà Đông
|
0,3
|
Quận Hà Đông
|
7
|
NTL Thị xã Sơn Tây
|
Trong bệnh viện
Sơn Tây, thị xã Sơn Tây
|
0,16
|
Thị xã Sơn Tây
|
III
|
Dự kiến xây dựng mới 26 nhà tang lễ
|
|
23,0
|
|
1
|
02 NTL quận Hoàng Mai
|
Quận Hoàng Mai
|
1
|
Quận Hoàng Mai
|
2
|
01 NTL ở khu công viên cây xanh phường Tứ Liên
|
Quận Tây Hồ
|
0,5
|
Quận Tây Hồ
|
3
|
01 NTL Tiên Dược (Tây Nam nghĩa trang liệt sĩ xã
Tiên Dược)
|
Huyện Sóc Sơn
|
1
|
Đô thị huyện Sóc
Sơn
|
4
|
01 NTL thị trấn Trâu Quỳ
|
Huyện Gia Lâm
|
1
|
Huyện Gia Lâm
|
5
|
01 NTL xã Phù Đổng
|
Huyện Gia Lâm
|
1
|
Huyện Gia Lâm
|
6
|
01 NTL xã Thanh Lâm
|
Huyện Mê Linh
|
1
|
Huyện Mê Linh
|
7
|
01 NTL Bệnh viện đa khoa 1.000 giường
|
Huyện Mê Linh
|
0,5
|
Huyện Mê Linh
|
8
|
01 NTL trong Cơ sở hỏa táng Đông Anh
|
Huyện Đông Anh
|
1
|
Huyện Đông Anh
|
9
|
03 NTL cho đô thị Hòa Lạc
|
Huyện Thạch Thất
|
3
|
Đô thị Hòa Lạc
|
10
|
01 NTL Thị trấn Xuân Mai
|
Huyện Chương Mỹ
|
1
|
Đô thị Xuân Mai
|
11
|
01 NTL xã Phúc Tiến - huyện Phú Xuyên
|
Huyện Phú Xuyên
|
1
|
Đô thị huyện Phú
Xuyên
|
12
|
Mỗi thị trấn có tối thiểu một nhà tang lễ phục vụ
dân cư xung quanh (Phúc Thọ, Quốc Oai, Chúc Sơn, Nỉ, Phùng, Liên Quan, Kim
Bài, Tây Đằng, Vân Đình, Đại Nghĩa)
|
Các thị trấn
|
11
|
Các thị trấn
|
13
|
NTL Quốc Gia
|
Huyện Hoài Đức
|
|
Cán bộ Trung, cao
cấp của Đảng và Nhà nước, người có công với Cách mạng.
|
+ Đến năm 2020 dự kiến xây dựng mới 22 nhà tang lễ:
NTL Đông Anh - huyện Đông Anh; NTL Thanh trì - huyện Thanh Trì; NTL Cầu Giấy -
quận Cầu Giấy; NTL Thanh Xuân - quận Thanh Xuân; NTL Từ Liêm - quận Bắc Từ
Liêm; NTL Hà Đông - quận Hà Đông; NTL Thị xã Sơn Tây - thị xã Sơn Tây; NTL Quốc
gia - huyện Hoài Đức; NTL Trâu Quỳ - huyện Gia Lâm; NTL bệnh viện đa khoa 1.000
giường - huyện Mê Linh; NTL Hòa Lạc 1 - huyện Thạch Thất; NTL thị trấn Xuân
Mai; NTL xã Tiên Dược - huyện Sóc Sơn; NTL xã Phúc Tiến - huyện Phú Xuyên; NTL
xã Phụng Thượng - huyện Phúc Thọ; NTL Quốc Oai; NTL xã Phú Nghĩa - huyện Chương
Mỹ; NTL thị trấn Kim Bài - huyện Thanh Oai; NTL thị trấn Thường Tín; NTL thị trấn
Tây Đằng - huyện Ba Vì; NTL thị trấn Đại Nghĩa - huyện Mỹ Đức; NTL thị trấn
Phùng - huyện Đan Phượng);
+ Từ năm 2020 đến năm 2030 dự kiến xây dựng mới 06
nhà tang lễ (NTL Phù Đổng - huyện Gia Lâm; NTL Thanh Lâm - huyện Mê Linh; NTL
Xuân Nộn - huyện Đông Anh; NTL Hòa Lạc 2 - huyện Thạch Thất; NTL thị trấn Nỉ -
huyện Sóc Sơn; NTL thị trấn Phúc Thọ - huyện Phúc Thọ);
+ Từ năm 2030 đến năm 2050 dự kiến xây dựng mới 05
nhà tang lễ (NTL thị trấn Liên Quan - huyện Thạch Thất; NTL Hoàng Mai 1, NTL
Hoàng Mai 2 - quận Hoàng Mai; NTL quận Tây Hồ; NTL Hòa Lạc 3 - huyện Thạch Thất).
6. Các dự án ưu tiên thực hiện giai đoạn đến năm
2020
- Đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng:
+ Đóng cửa, cải tạo 6 nghĩa trang: Mai Dịch, Văn Điển,
Hà Đông, Yên Kỳ 1, Sài Đồng, Xuân Đỉnh (Riêng nghĩa trang Văn Điển tiếp tục hỏa
táng, cải tạo theo hướng nâng cấp, thay mới các lò hỏa táng hiện đại, kết hợp cải
tạo thành công viên nghĩa trang);
+ Mở rộng nghĩa trang Thanh Tước (huyện Mê Linh) từ
7 ha lên 17 ha;
+ Mở rộng nghĩa trang Yên Kỳ (huyện Ba Vì) từ 38,4
ha lên 241,4 ha;
+ Mở rộng nghĩa trang Vĩnh Hằng (huyện Ba Vì) từ 37
ha lên 87 ha;
+ Mở rộng nghĩa trang nhân dân thị xã Sơn Tây từ
3,5 ha lên 19 ha;
+ Xây dựng mới 6 nghĩa trang và cơ sở hỏa táng:
Nghĩa trang Quốc gia (huyện Thạch Thất) với quy mô khoảng 40 ha; cơ sở hỏa táng
Xuân Nộn (huyện Đông Anh) với quy mô 10 ha; nghĩa trang Bắc Sơn (huyện Sóc Sơn)
với quy mô 10 ha; nghĩa trang huyện Quốc Oai với quy mô 6,5 ha; nghĩa trang huyện
Mỹ Đức với quy mô 10 ha; nghĩa trang huyện Thạch Thất với quy mô 7 ha.
- Đầu tư xây dựng nhà tang lễ:
+ Nâng cấp cải tạo 11 nhà tang lễ hiện có (Nhà tang
lễ số 5 Trần Thánh Tông, 125 Phùng Hưng và nhà tang lễ trong các bệnh viện
Thanh Nhàn, Đức Giang, Bạch Mai, E, 198, đa khoa Hà Đông, 103, Thanh Trì, Vân
Đình);
+ Hoàn thiện 7 dự án nhà tang lễ đang triển khai
(Đông Anh, Thanh Trì, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Từ Liêm, Hà Đông, Sơn Tây);
+ Xây dựng mới nhà tang lễ Quốc gia.
7. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
a) Khái toán kinh phí đầu tư:
Thực hiện Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến
năm 2030 khoảng 24.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 khoảng 13.000
tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách nhà nước;
- Vốn vay ODA, vốn tài trợ nước ngoài;
- Vốn tín dụng đầu tư;
- Vay vốn thương mại trong nước;
- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
8. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Dự báo tác động và diễn biến môi trường khi thực
hiện quy hoạch
- Các nghĩa trang khi hoạt động sẽ phát sinh ra các
loại chất thải do quá trình phân hủy tử thi và khí thải từ việc hỏa táng ảnh hưởng
đến môi trường đất, nước, không khí và môi trường xã hội khu vực xung quanh.
b) Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường;
Đưa ra các giải pháp thiết kế và sử dụng công nghệ
tiên tiến, hiện đại đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Trong giai đoạn xây dựng:
+ Xây dựng biện pháp thi công hợp lý, giải pháp hạn
chế thấp nhất các tác động đến môi trường;
+ Các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí,
chất thải, tiếng ồn đối với các phương tiện vận chuyển, thi công cơ giới trên
công trường và dọc tuyến đường vận chuyển;
+ Các biện pháp phòng chống sự cố trong quá trình
xây dựng.
- Trong giai đoạn quản lý vận hành:
+ Nâng cao năng lực quản lý, sử dụng nghĩa trang,
cơ sở hỏa táng và nhà tang lễ, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường. Nước rỉ
thi hài, nước thải khu vực nghĩa trang phải được thu gom về khu xử lý riêng của
nghĩa trang. Sử dụng các lò hỏa táng hiện đại, ít gây ô nhiễm môi trường;
+ Xây dựng kế hoạch hành động quản lý chất lượng
môi trường không khí, đất, nước cho khu vực dự kiến quy hoạch xây dựng nghĩa
trang và khu vực xung quanh đến 2030;
+ Các biện pháp hỗ trợ khác.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy
hoạch:
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
- Tổ chức công bố và triển khai thực hiện Quy hoạch
nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm:
+ Cập nhật các điều chỉnh so với Quy hoạch chung
xây dựng Thủ đô Hà Nội đã được phê duyệt vào các quy hoạch phân khu, quy hoạch
chi tiết tương ứng;
+ Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch
đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng, nhà tang lễ theo từng giai đoạn;
xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này;
+ Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các khu vực
đầu tư xây dựng nghĩa trang;
+ Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động quản
lý nghĩa trang trên địa bàn thành phố.
- Trong trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch,
Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ,
ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Bộ Xây dựng: Kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển
khai đầu tư, xây dựng nghĩa trang, nhà tang lễ trên địa bàn Thành phố Hà Nội
theo quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Các Bộ, ngành có liên quan: Căn cứ theo chức
năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội
tổ chức thực hiện Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã
hội, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn
hóa, Thể thao và Du lịch;
- Thành ủy, Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh thành phố: Hà Nội, Hòa Bình, Phú Thọ;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b). XH 45
|
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Hoàng Trung Hải
|