Quyết định 2790/QĐ-TCHQ năm 2024 về Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Số hiệu | 2790/QĐ-TCHQ |
Ngày ban hành | 04/12/2024 |
Ngày có hiệu lực | 04/12/2024 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tổng cục Hải quan |
Người ký | Lưu Mạnh Tưởng |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Thương mại,Xuất nhập khẩu |
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2790/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014:
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Căn cứ Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
2. Phụ lục I: Biểu mẫu thực hiện Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
3. Phụ lục II: Bộ chỉ số tiêu chí tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
1. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
KHUYẾN
KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2024 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
BỘ TÀI
CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2790/QĐ-TCHQ |
Hà Nội, ngày 04 tháng 12 năm 2024 |
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT HẢI QUAN
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014:
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan;
Căn cứ Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29 tháng 01 năm 2024 về sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này:
1. Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
2. Phụ lục I: Biểu mẫu thực hiện Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
3. Phụ lục II: Bộ chỉ số tiêu chí tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
1. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
2. Quyết định này bãi bỏ Quyết định số 1399/QĐ-TCHQ ngày 15 tháng 7 năm 2022 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về ban hành Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
|
KT. TỔNG
CỤC TRƯỞNG |
KHUYẾN
KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2024 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
Điều 1. Mục đích, mục tiêu, yêu cầu của Chương trình
1. Mục đích
a. Góp phần hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp trong việc nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh (sau đây viết tắt là hoạt động XNK); ý thức tự nguyện tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp.
b. Góp phần tạo thuận lợi thương mại, giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm chi phí cho doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện thủ tục hải quan; hạn chế rủi ro; chủ động có biện pháp phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan.
c. Tăng cường mối quan hệ đối tác tin cậy giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp, làm cơ sở tạo thuận lợi thương mại, thúc đẩy hoạt động XNK, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp đồng thời giúp cơ quan hải quan sử dụng hiệu quả nguồn lực và đảm bảo hiệu lực công tác quản lý.
2. Mục tiêu, yêu cầu
2.1. Mục tiêu
a. Trên 80% doanh nghiệp tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (sau đây gọi tắt là Chương trình) được tăng mức tuân thủ hoặc giữ nguyên mức độ tuân thủ Mức 2, Mức 3 theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
b. Trên 80% doanh nghiệp tham gia hài lòng về các biện pháp hỗ trợ của cơ quan hải quan.
c. Sau 5 năm thực hiện Chương trình, thông qua các hoạt động hỗ trợ và việc tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan của doanh nghiệp, phấn đấu tăng tỷ lệ doanh nghiệp tuân thủ Mức 2, Mức 3 đạt trên 20% tổng số doanh nghiệp hoạt động XNK.
2.2. Yêu cầu:
a. Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan được triển khai đồng bộ, thống nhất trong toàn ngành Hải quan từ cấp Tổng cục đến cấp Cục Hải quan và cấp Chi cục Hải quan, theo chức năng nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ tại Quyết định này.
b. Cơ bản các hoạt động triển khai được thực hiện trên nền tảng số, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi số công tác nghiệp vụ của ngành Hải quan theo Quyết định số 707/QĐ-TCHQ ngày 4/5/2022 về phê duyệt Kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, Quyết định số 1550/QĐ-TCHQ ngày 27/6/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 707/QĐ-TCHQ.
1. Rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động XNK là các nguy cơ tiềm ẩn gây ra thiệt hại, hoặc vi phạm bị cơ quan hải quan xử lý trong quá trình hoạt động XNK cho doanh nghiệp do nhân viên hoặc các đối tượng xấu lợi dụng sự sơ hở, thiếu sót trong quá trình quản lý, kiểm soát chuỗi cung ứng nội bộ của doanh nghiệp để buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật (Ví dụ: nhân viên lợi dụng chữ ký, con dấu của công ty hoặc các đối tượng xấu lợi dụng pháp nhân, hóa đơn hồ sơ chứng từ của doanh nghiệp để buôn lậu, vi phạm pháp luật; hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp bị nhân viên hoặc đối tượng xấu lợi dụng để cất giấu ma túy, hàng cấm; nhân viên xuất nhập khẩu vận tải rút ruột container hàng xuất khẩu...)
2. Xu hướng rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng là xu hướng các mối đe dọa về an ninh, khủng bố, trộm cắp hàng hóa xuất nhập khẩu, vi phạm bản quyền, dịch bệnh và an toàn môi trường...đối với chuỗi cung ứng vận chuyển hàng hóa toàn cầu được Liên hợp quốc, Tổ chức Cảnh sát quốc tế (Interpol), Tổ chức Hải quan thế giới (WCO)...và các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong và ngoài nước khuyến nghị, cảnh báo nhằm giúp doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan và cơ quan nhà nước khác, chủ động có biện pháp ngăn ngừa, phòng, tránh đảm bảo an ninh cho hoạt động vận chuyển hàng hóa toàn cầu.
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi, hình thức thực hiện
Cơ quan hải quan thực hiện các hoạt động như hướng dẫn, hỗ trợ trả lời vướng mắc, cung cấp thông tin, cảnh báo rủi ro cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động XNK nhằm mục đích giúp doanh nghiệp chủ động phòng, tránh các vi phạm, tự nguyện nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình theo các nguyên tắc, phạm vi, hình thức sau:
1. Nguyên tắc thực hiện
a. Trong quá trình thực hiện Chương trình, các hoạt động của cơ quan hải quan và doanh nghiệp thành viên tham gia phải đảm bảo tuân thủ các quy trình, quy định của pháp luật.
b. Các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình không gây phát sinh thủ tục hành chính, không gây thiệt hại và phát sinh công việc không cần thiết cho doanh nghiệp.
c. Trong 24 giờ kể từ khi cơ quan hải quan tiếp nhận yêu cầu, đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp thành viên, thông tin sẽ được chuyển đến các đơn vị nghiệp vụ để nghiên cứu xử lý và trả lời theo chức năng, nhiệm vụ.
2. Phạm vi chương trình
a. Cơ quan hải quan thực hiện hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ đối với doanh nghiệp thành viên các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật hải quan và thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
b. Trong khuôn khổ Chương trình, cơ quan hải quan không thực hiện việc hỗ trợ, hướng dẫn, cung cấp thông tin đối với vụ việc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo đang điều tra, khởi tố, thanh tra theo quy định của pháp luật.
c. Chương trình tổ chức tổng kết 1 năm/1 lần để đo lường, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu Chương trình và phương hướng triển khai những năm tiếp theo.
3. Hình thức thực hiện
Trong khuôn khổ Chương trình, cơ quan hải quan triển khai theo thời điểm, giai đoạn cụ thể phù hợp với nguồn lực và yêu cầu nghiệp vụ của cơ quan hải quan theo các hình thức hoạt động sau:
a. Ký kết Biên bản ghi nhớ với doanh nghiệp tham gia Chương trình để thống nhất các nội dung hợp tác, hỗ trợ, những nội dung doanh nghiệp cần chủ động triển khai, phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan, từ đó nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật
b. Tổ chức các chương trình quan hệ đối tác, chương trình phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp, các cơ quan chức năng, tổ chức liên quan, doanh nghiệp hoạt động XNK để trao đổi cung cấp thông tin, hỗ trợ các hoạt động nâng cao tuân thủ, phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan.
c. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, chương trình tập huấn, đào tạo để doanh nghiệp chủ động nâng cao tuân thủ pháp luật, phòng tránh các nguy cơ, rủi ro về vi phạm pháp luật hải quan.
d. Hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên có thể thực hiện bằng điện thoại, thư điện tử hoặc bằng văn bản tùy yêu cầu của doanh nghiệp và tính chất vụ việc. Kết quả thực hiện các hoạt động được ghi nhận, báo cáo đầy đủ để đảm bảo việc theo dõi, đánh giá chất lượng Chương trình.
Điều 4. Đối tượng tham gia Chương trình
1. Cơ quan hải quan hoạt động với vai trò chủ trì quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình.
2. Doanh nghiệp có hoạt động XNK đáp ứng các tiêu chí được quy định tại Điều 5 Quyết định này, có mục tiêu nâng cao mức độ tuân thủ pháp luật hải quan (sau đây gọi là doanh nghiệp thành viên).
3. Các tổ chức, Hiệp hội doanh nghiệp có thể tham gia với vai trò thành viên danh dự để hỗ trợ cho Chương trình.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH
Điều 5. Tiêu chí tham gia Chương trình của doanh nghiệp
1. Tiêu chí tham gia Chương trình gồm:
(1) Tự nguyện tham gia Chương trình;
(2) Kết quả đánh giá tuân thủ doanh nghiệp của cơ quan hải quan;
(3) Quá trình chấp hành pháp luật của doanh nghiệp;
(4) Quy mô hoạt động (Vốn ĐKKD, trụ sở/nhà xưởng, số lượng nhân viên,...)
(5) Thời gian hoạt động XNK của doanh nghiệp;
(6) Số lượng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu; kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu;
(7) Tình hình phân luồng tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu;
(8) Số thuế đã nộp ngân sách;
(9) Loại hình xuất nhập khẩu;
(10) Địa bàn hoạt động XNK.
2. Bộ chỉ số tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình quy định tại khoản 1 Điều này và cụ thể tại phụ lục II được Lãnh đạo Tổng cục phê duyệt ban hành theo yêu cầu quản lý trong từng thời kỳ. Bộ chỉ số tiêu chí được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Hải quan https://www.customs.gov.vn/.
Điều 6. Cơ chế công nhận, thu hồi tư cách thành viên Chương trình
1. Trên cơ sở Bộ chỉ số tiêu chí quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định này, Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) lập danh sách doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí từ tiêu chí số 2 đến tiêu chí số 9 gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
2. Sau khi nhận được danh sách doanh nghiệp tại khoản 1 Điều này, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện tuyên truyền đến doanh nghiệp thuộc địa bàn quản lý thông qua thư điện tử, điện thoại hoặc các hình thức khác để doanh nghiệp chủ động nắm bắt các lợi ích, nội dung Chương trình và tự nguyện tham gia.
3. Doanh nghiệp mong muốn tham gia Chương trình có văn bản theo Mẫu số 01 (Ban hành kèm theo Quyết định này) gửi Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro).
Trên cơ sở Mẫu số 01 của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) thực hiện rà soát, tổng hợp và ban hành danh sách doanh nghiệp tham gia Chương trình theo Mẫu số 02 (Ban hành kèm theo Quyết định này) gửi Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý trên địa bàn.
4. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổ chức ký kết biên bản ghi nhớ đối với doanh nghiệp tại khoản 3 Điều này và công nhận tư cách thành viên doanh nghiệp tham gia Chương trình để đảm bảo việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong khuôn khổ Chương trình theo quy định của pháp luật. Biên bản ghi nhớ được hai bên ký kết là văn bản công nhận tư cách thành viên Chương trình của doanh nghiệp tham gia.
5. Trình tự ký kết biên bản ghi nhớ được thực hiện như sau:
a. Trước khi ký kết Biên bản ghi nhớ
Trên cơ sở tổng hợp danh sách các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện tham gia Chương trình, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để trao đổi, thống nhất các nội dung tại Biên bản ghi nhớ theo Mẫu số 03 (Ban hành kèm theo Quyết định này) và các nội dung liên quan đến hoạt động ký kết.
b. Triển khai ký kết Biên bản ghi nhớ
(1) Bước 1: Trên cơ sở các nội dung đã thống nhất với doanh nghiệp, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đại diện cơ quan hải quan tổ chức ký kết Biên bản ghi nhớ giữa đại diện cơ quan hải quan và người đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
(i) Hình thức ký kết: căn cứ vào tình hình thực tế của từng đơn vị có thể chủ động tổ chức ký kết với 01 doanh nghiệp hoặc chủ động tổ chức Hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp để ký kết biên bản ghi nhớ kết hợp với hoạt động tuyên truyền Chương trình cho cộng đồng doanh nghiệp.
(ii) Địa điểm ký kết: Trụ sở cơ quan hải quan/trụ sở doanh nghiệp/địa điểm do 02 bên thống nhất.
(2) Bước 2: Sau khi đã hoàn thành việc ký kết, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tổng hợp thông tin danh sách thành viên theo Mẫu số 04 (Ban hành kèm theo Quyết định này) gửi về hộp thư điện tử Chương trình CTDNTT_QLRR@customs.gov.vn để tổng hợp, hoàn thiện việc công nhận tư cách thành viên của doanh nghiệp.
6. Trình tự cấp giấy Chứng nhận và ghi nhận tư cách thành viên
Sau khi ký kết Biên bản ghi nhớ, cơ quan hải quan thực hiện cấp Giấy Chứng nhận và cập nhật trên Hệ thống ghi nhận tư cách thành viên của doanh nghiệp theo trình tự sau:
a. Cấp giấy Chứng nhận cho doanh nghiệp thành viên
(1) Bước 1: Cục Quản lý rủi ro tổng hợp thông tin doanh nghiệp thành viên theo các chỉ tiêu thông tin tại giấy Chứng nhận theo Mẫu số 10 (Ban hành kèm theo Quyết định này) và gửi cho các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố rà soát;
(2) Bước 2: Cục Hải quan các tỉnh, thành phố nơi có doanh nghiệp thành viên tham gia Chương trình rà soát thông tin doanh nghiệp và chuyển về Cục Quản lý rủi ro để in giấy Chứng nhận;
(3) Bước 3: Trước ngày 10 tháng cuối cùng của Quý, Cục Quản lý rủi ro trình Lãnh đạo Tổng cục ký Giấy Chứng nhận và gửi về Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để cấp cho doanh nghiệp thành viên.
b. Ghi nhận tư cách thành viên Chương trình trên hệ thống
b.1. Sau khi ký kết Biên bản ghi nhớ giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp thành viên, công chức chuyên trách quản lý rủi ro cấp Cục thực hiện việc cập nhật ghi nhận tư cách thành viên tại Hệ thống thông tin quản lý rủi ro (CRMS) theo quy định;
b.2. Cục Quản lý rủi ro thực hiện việc cập nhật ghi nhận tư cách thành viên tại Hệ thống VCIS;
b.3. Cục Quản lý rủi ro phối hợp với Cục CNTT&TKHQ để thực hiện việc ghi nhận tư cách doanh nghiệp thành viên tại nội dung kết quả thông báo mức độ tuân thủ và đăng tải danh sách các doanh nghiệp thành viên trên Cổng thông tin điện tử Hải quan.
7. Thu hồi tư cách thành viên Chương trình
a. Trong quá trình tham gia Chương trình, cơ quan hải quan tiến hành thu hồi tư cách thành viên đối với các trường hợp sau:
(i) Bị cơ quan hải quan đánh giá có nguy cơ, rủi ro cao liên quan đến hoạt động tội phạm, buôn lậu, trốn thuế, vi phạm pháp luật về môi trường, vi phạm pháp luật khác.
(ii) Bị xử lý vi phạm dẫn đến doanh nghiệp bị đánh giá tuân thủ ở Mức 5 (không tuân thủ) theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định quản lý rủi ro trong hoạt động hải quan, Thông tư số 06/2024/TT-BTC ngày 29/01/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 81/2019/TT-BTC.
(iii) Không có ý thức hợp tác với cơ quan hải quan trong việc nâng cao tuân thủ, để xảy ra vi phạm sau khi cơ quan hải quan đã cảnh báo 03 lần liên tiếp nhưng không có giải pháp khắc phục, phòng tránh; không thực hiện báo cáo định kỳ khi cơ quan hải quan đã nhắc nhở từ 03 lần trở lên.
(iv) Doanh nghiệp giải thể, phá sản, ngừng hoạt động; doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký; doanh nghiệp chờ làm thủ tục phá sản hoặc có văn bản xin không tiếp tục tham gia Chương trình.
(v) Trong thời gian tham gia Chương trình, doanh nghiệp không có phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu trong 180 ngày.
b. Trình tự thu hồi tư cách thành viên Chương trình được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp thu hồi tư cách thành viên, ngay sau khi có thông tin hoặc có thông báo chính thức về các trường hợp thu hồi, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đại diện cho cơ quan hải quan kịp thời thực hiện trao đổi và thông báo cho doanh nghiệp theo Mẫu số 05 (Ban hành kèm theo Quyết định này), đồng thời gửi thông báo cho đầu mối Chương trình tại Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) để tổng hợp và tiến hành các biện pháp xóa bỏ tư cách thành viên trên hệ thống.
8. Trường hợp doanh nghiệp sau khi bị thu hồi tư cách thành viên Chương trình có đơn đăng ký xin tham gia lại, cơ quan hải quan chỉ xem xét tiếp nhận sau 01 năm kể từ khi doanh nghiệp bị thu hồi tư cách thành viên và đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 5 Quyết định này.
9. Đối với các doanh nghiệp đang là thành viên của Chương trình thí điểm hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ theo Quyết định 1399/QĐ-TCHQ ngày 15/7/2022, nếu doanh nghiệp không phát sinh các thông tin thuộc trường hợp phải thu hồi tư cách thành viên theo quy định tại khoản 7 Điều này và có yêu cầu tiếp tục tham gia Chương trình, Cục Hải quan các tỉnh, thành phố tiến hành thủ tục cấp giấy Chứng nhận ghi nhận tư cách thành viên của doanh nghiệp.
10. Trường hợp Hiệp hội doanh nghiệp đề nghị tham gia với tư cách thành viên danh dự, Cục Quản lý rủi ro báo cáo và trình Lãnh đạo Tổng cục để phê duyệt và ký giấy Chứng nhận thành viên danh dự.
Điều 7. Các hoạt động hỗ trợ, tạo thuận lợi đối với doanh nghiệp thành viên
1. Nguyên tác thực hiện
a. Việc hỗ trợ, giải đáp các vướng mắc của doanh nghiệp thành viên được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, kịp thời, đúng thẩm quyền. Trường hợp vượt thẩm quyền, chủ động trao đổi với đầu mối cấp Cục/Tổng Cục để phối hợp, xử lý;
b. Đơn vị chuyên trách Quản lý rủi ro các cấp theo dõi, điều phối việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp, tránh chồng chéo, đảm bảo tạo thuận lợi, hỗ trợ tối đa trong khuôn khổ các cam kết tại biên bản ghi nhớ đối với doanh nghiệp thành viên.
2. Các hoạt động hỗ trợ của cơ quan hải quan
a. Bố trí khu vực riêng, phân công, bố trí công chức, chuyên gia nghiệp vụ hải quan các cấp trực tiếp hỗ trợ, hướng dẫn, xử lý các vướng mắc của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thành viên.
b. Phối hợp với doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi để tạo thuận lợi làm thủ tục giao nhận hàng hóa, địa điểm bốc, dỡ, xếp, lưu giữ hàng hóa.
c. Kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan, giải đáp các văn bản, câu hỏi nghiệp vụ của doanh nghiệp thành viên.
d. Cảnh báo rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan; cảnh báo xu hướng rủi ro về an ninh chuỗi cung ứng, xâm phạm sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, các rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động XNK theo các khuyến nghị từ các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức có trách nhiệm trong nước và trên thế giới.
đ. Xem xét tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng kiểm tra bằng máy soi khi doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ, tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí đối với việc thực hiện thủ tục xuất nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa của doanh nghiệp:
d.1. Thay đổi địa điểm soi chiếu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để giảm chi phí, nguồn lực vận chuyển.
d.2. Doanh nghiệp thành viên đề nghị cơ quan hải quan soi chiếu đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
e. Cung cấp thông tin kết quả đánh giá tuân thủ, nguyên nhân kết quả đánh giá tuân thủ, cảnh báo các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp thành viên
g. Hỗ trợ, cung cấp các thay đổi về thủ tục, chính sách, quy định về quản lý chuyên ngành, quy định về xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật hải quan, pháp luật thuế. Đối với các chương trình hội thảo, hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp để xây dựng các chính sách, quy trình, quy định thực hiện thủ tục hải quan, các đơn vị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố ưu tiên gửi tài liệu và mời chính thức các doanh nghiệp thành viên tham dự đóng góp ý kiến. Đồng thời, tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao tuân thủ, tập huấn các chính sách mới, ưu tiên tham gia đối với các doanh nghiệp thành viên.
h. Cung cấp các thông tin về các đại lý làm thủ tục hải quan; cơ quan, tổ chức kiểm định.
i. Hỗ trợ doanh nghiệp hợp tác với cơ quan hải quan, chủ động phòng, tránh các lỗi vi phạm pháp luật hải quan, phòng tránh rủi ro trong chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu, đảm bảo duy trì hoặc cải thiện mức độ tuân thủ pháp luật.
k. Phối hợp với các cơ quan liên quan hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp thành viên các biện pháp khắc phục, giảm thiểu hậu quả các lỗi, vi phạm trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan, đảm bảo đúng quy định của pháp luật đối với một số trường hợp đặc biệt theo đề nghị của doanh nghiệp thành viên
l. Triển khai ứng dụng công nghệ, số hóa các thông tin, dữ liệu liên quan trong khuôn khổ Chương trình để đáp ứng yêu cầu về theo dõi, đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp thành viên như:
l.1. Quản lý dữ liệu hồ sơ doanh nghiệp tham gia Chương trình trên cơ sở chuyển đổi số; đảm bảo việc quản lý tình hình hoạt động, quá trình sản xuất của doanh nghiệp từ khâu đầu đến khâu cuối (ngành nghề kinh doanh, chủ sở hữu, người đại diện theo pháp luật, hoạt động nhập khẩu, sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ nội địa, xử lý phế liệu, phế phẩm, nhân công, dây chuyền sản xuất, đối tác, quy mô, nhà xưởng, nơi lưu giữ vật tư, năng lực sản xuất, tiêu thụ năng lượng, việc chấp hành pháp luật hải quan và pháp luật khác có liên quan).
l.2. Thực hiện số hóa quy trình quản lý, tiếp nhận thông tin và phản hồi các yêu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp; nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để tự động theo dõi, phân tích, đánh giá quá trình tự nguyện tuân thủ của doanh nghiệp làm cơ sở để cơ quan hải quan thực hiện việc lựa chọn doanh nghiệp tham gia, công nhận, thu hồi tư cách thành viên Chương trình đối với doanh nghiệp.
m. Chủ động kết hợp các hoạt động tiếp xúc doanh nghiệp thành viên với các hội nghị tổ chức theo Kế hoạch phát triển đối tác Hải quan - Doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Hải quan để cùng nhau định hướng, xây dựng mục tiêu lâu dài.
n. Ưu tiên xử lý trước các thủ tục hành chính do cơ quan hải quan giải quyết (tham vấn một lần sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, phân loại hàng hóa XNK;...)
Điều 8. Cơ chế hỗ trợ, xử lý vướng mắc của cơ quan hải quan
Việc xử lý các vướng mắc phát sinh trong quá trình làm thủ tục hải quan, giải đáp các văn bản, câu hỏi nghiệp vụ của doanh nghiệp thành viên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 được thực hiện theo trình tự sau:
1. Trình tự hỗ trợ xử lý vướng mắc tại cấp Chi cục Hải quan
1.1. Đối với các vướng mắc của doanh nghiệp thành viên tại Chi cục được phân công quản lý (thuộc địa bàn Cục Hải quan ký Biên bản ghi nhớ):
(1) Bước 1: Đầu mối cấp Chi cục tiếp nhận vướng mắc của doanh nghiệp, báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Chi cục để phân công công chức các bộ phận thực hiện xử lý vướng mắc cho doanh nghiệp;
(2) Bước 2: Công chức đầu mối chủ động đôn đốc, nắm tình hình việc xử lý vướng mắc của doanh nghiệp để kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp.
1.2. Vướng mắc của doanh nghiệp thành viên tại Chi cục không thuộc địa bàn quản lý (thuộc địa bàn Cục Hải quan ký Biên bản ghi nhớ):
(1) Bước 1: Đầu mối cấp Chi cục tiếp nhận vướng mắc của doanh nghiệp, báo cáo, đề xuất Lãnh đạo Chi cục chuyển thông tin lên đầu mối cấp Cục;
(2) Bước 2: Đầu mối cấp Cục tiến hành thực hiện chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp phát sinh vướng mắc.
1.3. Vướng mắc của doanh nghiệp thành viên tại địa bàn quản lý thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố khác:
1.3.1. Doanh nghiệp liên hệ trao đổi vướng mắc với đầu mối cấp Chi cục
(1) Bước 1: Đầu mối cấp Chi cục tiếp nhận vướng mắc của doanh nghiệp báo cáo Lãnh đạo Chi cục để chuyển thông tin cho đầu mối Cục Hải quan nơi doanh nghiệp phát sinh vướng mắc;
(2) Bước 2: Đầu mối cấp Cục tiến hành thực hiện chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp phát sinh vướng mắc.
1.3.2. Doanh nghiệp liên hệ trao đổi vướng mắc với đầu mối cấp Cục
(1) Bước 1: Đầu mối cấp Cục tiếp nhận vướng mắc của doanh nghiệp báo cáo Lãnh đạo Cục để chuyển thông tin cho đầu mối Cục Hải quan nơi doanh nghiệp phát sinh vướng mắc;
(2) Bước 2: Đầu mối cấp Cục tiến hành thực hiện điều chuyển thông tin cho Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp phát sinh vướng mắc.
1.3.3. Doanh nghiệp liên hệ trao đổi vướng mắc với đầu mối cấp Tổng cục
(1) Bước 1: Đầu mối cấp Tổng cục tiếp nhận vướng mắc của doanh nghiệp và báo cáo Lãnh đạo;
(2) Bước 2: Đầu mối cấp Tổng cục tiến hành thực hiện điều chuyển thông tin cho Chi cục hải quan nơi doanh nghiệp phát sinh vướng mắc.
2. Trình tự hỗ trợ xử lý vướng mắc tại cấp Cục Hải quan
2.1. Vướng mắc của doanh nghiệp thành viên thuộc địa bàn Cục Hải quan ký Biên bản ghi nhớ
(1) Bước 1: Công chức đầu mối tại đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro cấp Cục tiếp nhận thông tin vướng mắc của doanh nghiệp.
(2) Bước 2: Căn cứ vào nội dung thông tin tiếp nhận, công chức đầu mối sẽ xử lý các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý rủi ro, báo cáo lãnh đạo đơn vị để có thêm các ý kiến chỉ đạo. Nếu các nội dung thông tin không liên quan đến quản lý rủi ro, công chức báo cáo Lãnh đạo Cục chỉ đạo các phòng nghiệp vụ phối hợp thực hiện xử lý vướng mắc của doanh nghiệp;
2.2. Vướng mắc của doanh nghiệp thành viên không thuộc địa bàn Cục Hải quan ký Biên bản ghi nhớ thực hiện các bước theo quy định tại tiết 1.3.2 điểm 1.3 khoản 1 Điều này
3. Trình tự hỗ trợ vướng mắc tại cấp Tổng cục
(1) Bước 1: Công chức đầu mối tại đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro cấp Tổng Cục tiếp nhận thông tin vướng mắc của doanh nghiệp
(2) Bước 2: Căn cứ vào nội dung thông tin tiếp nhận công chức đầu mối thực hiện điều chuyển thông tin theo quy định tại tiết 1.3.3 điểm 1.3 khoản 1 Điều này. Thực hiện xử lý các nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý rủi ro, báo cáo lãnh đạo đơn vị để có thêm các ý kiến chỉ đạo. Nếu các nội dung thông tin không liên quan đến quản lý rủi ro, công chức báo cáo Lãnh đạo Cục chuyển thông tin đến đầu mối tại các Vụ, Cục nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan;
(3) Bước 3: Đầu mối tại các Vụ, Cục nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện tiếp nhận thông tin từ đầu mối của Cục Quản lý rủi ro chuyển đến và thực hiện hướng dẫn, xử lý, giải đáp các vướng mắc, hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên thuộc thẩm quyền của đơn vị.
Điều 9. Các hoạt động tuyên truyền, triển khai quan hệ đối tác
1. Tổ chức hội nghị giới thiệu, tuyên truyền chương trình và các hội nghị sơ kết, tổng kết chương trình, hội thảo tiếp xúc với doanh nghiệp trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan về các lợi ích cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia Chương trình.
2. Phối hợp với các đơn vị, Hiệp hội doanh nghiệp tổ chức các hội nghị tuyên truyền, giới thiệu Chương trình trên phương tiện thông tin đại chúng, Cổng thông tin điện tử của ngành Hải quan về các lợi ích cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp khi tham gia chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (các website của ngành như: https://customs.gov.vn, https://haiquanonline.com.vn)
3. Tuyên truyền trong nội bộ cơ quan hải quan thông qua các cuộc họp, tập huấn, đào tạo:
a. Phổ biến, quán triệt nội dung tại Điều 7 của Chương trình này để nâng cao nhận thức công tác hỗ trợ doanh nghiệp thành viên.
b. Đối với các cán bộ đầu mối tại cấp Cục, cấp Chi cục, các đơn vị nghiệp vụ thuộc Cục:
b.1. Nắm vững công tác chuyên môn và ưu tiên nguồn lực để hướng dẫn, xử lý vướng mắc của doanh nghiệp thành viên nhằm nâng cao mức độ tuân thủ cho doanh nghiệp;
b.2. Kịp thời ghi nhận các ý kiến, vướng mắc cũng như các đề xuất của doanh nghiệp thành viên và nghiên cứu trả lời, hướng dẫn cho doanh nghiệp;
b.3. Trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp thành viên, đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách, cải tiến phương pháp làm việc.
Điều 10. Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát, chế độ báo cáo
1. Cơ chế kiểm tra, giám sát
a. Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả triển khai Chương trình, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và đề xuất lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chương trình tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
b. Đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục Hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chương trình tại Chi cục Hải quan theo các nội dung được phân công.
2. Chế độ báo cáo, tổng hợp
a. Việc tiếp nhận yêu cầu hỗ trợ của đầu mối các cấp và kết quả việc hướng dẫn, hỗ trợ của công chức được ghi nhận theo Mẫu số 07 (Ban hành kèm theo Quyết định này) và tổng hợp tại đầu mối đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro cấp Cục để báo cáo Nhóm chuyên trách Chương trình tại Tổng cục định kỳ theo từng Quý (trước ngày 15 tháng cuối cùng của Quý).
b. Các hoạt động hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp của công chức, đơn vị các cấp được ghi nhận lại theo Mẫu số 08 (Ban hành kèm theo Quyết định này) và tổng hợp tại đầu mối đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro cấp Cục để báo cáo Nhóm chuyên trách Chương trình tại Tổng cục định kỳ theo từng Quý (trước ngày 15 tháng cuối cùng của Quý).
c. Đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro cấp Cục có trách nhiệm đôn đốc thực hiện các nội dung tại điểm a khoản 2 Điều này và theo dõi, tổng hợp kết quả triển khai Chương trình trên địa bàn.
d. Đối với trường hợp có thay đổi thông tin đầu mối tại khoản 1 điều 7 Biên bản ghi nhớ, đề nghị thông báo cho các bên liên quan theo Mẫu số 09 (Ban hành kèm theo Quyết định này).
đ. Để đảm bảo thực hiện chủ trương chuyển đổi số của ngành, tất cả các Biểu mẫu báo cáo, thông báo trong khuôn khổ Chương trình được đính kèm Quyết định này để các đơn vị khai thác, thực hiện. Đề nghị các đơn vị không gửi văn bản giấy mà thực hiện bằng hình thức qua hộp thư điện tử của đầu mối Chương trình tại các cấp. Các đơn vị đầu mối có trách nhiệm thường xuyên theo dõi hộp thư điện tử để đảm bảo việc tổng hợp báo cáo của Chương trình.
e. Định kỳ 06 tháng, Tổng cục Hải quan (Cục Quản lý rủi ro) tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả triển khai Chương trình, báo cáo Lãnh đạo Tổng cục và đề xuất lập kế hoạch, tổ chức các hoạt động kiểm tra, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Chương trình theo từng địa bàn quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Theo dõi, đánh giá quá trình các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình. Tổ chức tuyên dương, khen thưởng các đơn vị, công chức hải quan, doanh nghiệp tuân thủ tốt, có đóng góp tích cực cho Chương trình đồng thời cảnh báo, nhắc nhở, thu hồi tư cách doanh nghiệp thành viên đối với các trường hợp không thực hiện hoặc vi phạm cam kết.
2. Tham gia nghiên cứu, hợp tác quốc tế liên quan đến các hoạt động chương trình đối tác, tạo thuận lợi doanh nghiệp.
1. Tại Tổng cục Hải quan
a. Tiếp nhận, xử lý, điều phối thông tin, theo dõi, đôn đốc báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình theo quy định tại Điều 7 Chương trình này.
b. Cục Quản lý rủi ro:
b.1. Chủ trì đầu mối tiếp nhận, điều phối thông tin liên quan và phối hợp thực hiện các hoạt động theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Chương trình này.
b.2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp theo quy định tại Điều 5 Chương trình này.
b.3. Tiếp nhận, thẩm định thông tin doanh nghiệp cung cấp theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 6 Chương trình này, phối hợp với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình.
b.4. Thực hiện các thủ tục công nhận, thu hồi tư cách thành viên đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình theo quy định tại Điều 6 Chương trình này.
b.5. Thực hiện vai trò đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, xử lý các thông tin liên quan đến vướng mắc của doanh nghiệp; đôn đốc, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện xử lý, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Chương trình này.
b.6. Theo dõi, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp cũng như việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ của cơ quan cấp Cục, Chi cục trong khuôn khổ Chương trình theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Chương trình này.
b.7. Hỗ trợ cung cấp thông tin mức độ tuân thủ trung bình của các doanh nghiệp trên địa bàn và cảnh báo các vi phạm qua hoạt động kiểm tra sau thông quan do Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện tại Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Quyết định này) cho Cục Hải quan các tỉnh, thành phố để phục vụ các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp.
b.8. Đề xuất, tổ chức việc kiểm tra, hướng dẫn định kỳ đối với các đơn vị thực hiện theo quy định tại Điều 10 Chương trình này.
b.9. Phối hợp với Cục Công nghệ thông tin & thống kê hải quan triển khai ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện các hoạt động liên quan trong khuôn khổ Chương trình quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 7 Chương trình này.
c. Vụ Pháp chế, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan.
c.1. Tiếp nhận, xử lý, hỗ trợ doanh nghiệp theo quy định tại Điều 7 Chương trình này.
c.2.Tiếp nhận, xử lý thông tin và trực tiếp hướng dẫn doanh nghiệp khi được Cục Quản lý rủi ro chuyển thông tin doanh nghiệp cần hỗ trợ, xử lý theo lĩnh vực phụ trách.
c.3.Phối hợp Cục Quản lý rủi ro đánh giá việc chấp hành pháp luật và thực hiện các cam kết của doanh nghiệp tham gia Chương trình.
c.4. Phối hợp thực hiện việc kiểm tra, hướng dẫn định kỳ đối với các đơn vị thực hiện.
c.5. Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro xây dựng các tài liệu đào tạo, hướng dẫn và tổ chức hội nghị, hội thảo theo quy định tại Điều 7 Chương trình này.
d. Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Vụ Thanh tra - kiểm tra.
d.1. Cục Điều tra chống buôn lậu
Phối hợp trao đổi, cung cấp thông tin với Cục Quản lý rủi ro theo các nội dung tại điểm c, d, i, k khoản 2 Điều 7 Chương trình này
d.2. Cục Kiểm tra sau thông quan
Trao đổi, cung cấp thông tin kế hoạch, kết quả kiểm tra sau thông quan cho Cục Quản lý rủi ro liên quan đến doanh nghiệp tham gia Chương trình để có cơ sở quản lý, đánh giá và phối hợp thực hiện điểm c, d, i, k khoản 2 Điều 7 Chương trình này.
d.3. Vụ Thanh tra - kiểm tra:
d.3.1. Trao đổi, cung cấp với Cục Quản lý rủi ro về kết luận thanh tra liên quan đến doanh nghiệp đã được thanh tra có tham gia Chương trình.
d.3.2. Hỗ trợ đào tạo tập huấn phổ biến kiến thức liên quan đến pháp luật thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo.
đ. Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan.
Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro và các đơn vị thực hiện:
đ.1. Thông báo, phổ biến tới các Hiệp hội doanh nghiệp về nội dung Chương trình.
đ.2. Phối hợp thực hiện đo lường mức độ hài lòng của các doanh nghiệp đã tham gia vào Chương trình.
e. Cục Công nghệ thông tin & thống kê hải quan
Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro đảm bảo hạ tầng thông tin phục vụ triển khai thực hiện Chương trình quy định tại điểm 1 khoản 2 Điều 7 Chương trình này.
g. Văn phòng Tổng cục, Tạp chí Hải quan, Trường Hải quan Việt Nam.
Phối hợp thực hiện các hoạt động tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn và các hoạt động đối tác, tuyên truyền theo quy định tại Điều 7, Điều 9 Chương trình này.
2. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố
a. Thành lập Nhóm chuyên trách triển khai thực hiện Chương trình của Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
b. Đơn vị chuyên trách Quản lý rủi ro thực hiện vai trò đầu mối tại cấp Cục:
b.1. Thực hiện các hoạt động tuyên truyền về nội dung Chương trình theo quy định tại Điều 9 Chương trình này.
b.2. Phối hợp với Cục Quản lý rủi ro rà soát thông tin các doanh nghiệp mong muốn tham gia Chương trình theo các tiêu chí quy định tại Điều 5 Chương trình này để lựa chọn doanh nghiệp tham gia Chương trình.
b.3. Thực hiện các thủ tục công nhận, thu hồi tư cách thành viên đối với doanh nghiệp tham gia Chương trình theo quy định tại Điều 6 Chương trình này.
b.4. Tiếp nhận, xử lý, điều phối thông tin, theo dõi, đôn đốc báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình tại địa bàn cấp Cục theo quy định tại Điều 7 Chương trình này.
b.5. Kịp thời nắm tình hình, báo cáo về hoạt động XNK, tình hình vi phạm của doanh nghiệp tham gia Chương trình khi có yêu cầu.
b.6. Trên cơ sở Chương trình này, chủ động đề xuất triển khai các hoạt động hỗ trợ đối với doanh nghiệp thuộc Chương trình đối tác của đơn vị theo đặc thù lĩnh vực, địa bàn quản lý.
b.7. Định kỳ hàng Quý (trước ngày 15 tháng cuối cùng của Quý), cung cấp thông báo cho doanh nghiệp theo Mẫu số 06 (Ban hành kèm theo Quyết định này) và báo cáo Nhóm chuyên trách Chương trình tại Tổng cục
b.8. Tiếp nhận báo cáo định kỳ của doanh nghiệp thành viên để nắm tình hình hoạt động của doanh nghiệp, chủ động đề xuất triển khai các hoạt động hỗ trợ theo đề xuất, kiến nghị của doanh nghiệp thành viên.
b. 9. Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát và chế độ tổng hợp báo cáo định kỳ trong khuôn khổ Chương trình theo quy định tại Điều 10 Chương trình này.
c. Các đơn vị nghiệp vụ liên quan:
c.1. Trực tiếp hoặc phối hợp, chỉ đạo, hướng dẫn Chi cục: hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp thành viên về các vướng mắc, kiến nghị theo lĩnh vực nghiệp vụ khi nhận được yêu cầu từ đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục.
c.2. Phối hợp với đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục đề xuất thực hiện nội dung tại các điểm b.4 khoản 2 Điều này.
d. Chi cục Hải quan:
d.1. Lãnh đạo, công chức được phân công có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện tại Chi cục các yêu cầu của đầu mối cấp Tổng cục, cấp Cục về việc hỗ trợ doanh nghiệp thành viên.
d.2. Đối với tờ khai hải quan của doanh nghiệp thành viên phải kiểm tra hồ sơ tại nơi làm thủ tục hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa: Chi cục xem xét bố trí khu vực riêng có biển chỉ dẫn để kiểm tra hồ sơ, chủ động bố trí nguồn lực và thời gian, đồng thời phân công cán bộ có kinh nghiệm, trình độ để kiểm tra hàng hóa (công chức kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa đảm bảo theo đúng quy định hiện hành).
d.3. Tiếp nhận, xử lý, theo dõi, báo cáo đánh giá việc thực hiện Chương trình tại Chi cục theo quy định tại Điều 7 Chương trình này.
d.4. Xem xét tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng kiểm tra bằng máy soi khi doanh nghiệp đề nghị hỗ trợ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Chương trình này.
d.5. Căn cứ chỉ dẫn rủi ro trên hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan và tình hình thực tế thông tin tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ để xem xét tạo thuận lợi tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí trong việc thực hiện thủ tục của doanh nghiệp, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật. Trường hợp phức tạp xin ý kiến đơn vị quản lý rủi ro cấp Cục, Tổng cục.
d.6. Thực hiện chế độ tổng hợp báo cáo định kỳ trong khuôn khổ Chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Chương trình này.
d.7. Thực hiện việc tiếp nhận, thẩm định và cập nhật thông tin doanh nghiệp lên hệ thống nghiệp vụ đối với “Phiếu cung cấp, bổ sung thông tin hồ sơ doanh nghiệp” do doanh nghiệp thành viên cập nhật tại Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến HQ36a, địa chỉ https://pus.customs.gov.vn.
d.8. Kịp thời đề xuất phương án xử lý, khắc phục tại hiện trường hoặc báo cáo, trao đổi kịp thời lên cấp trên đối với các trường hợp ngoài thẩm quyền hoặc khó xử lý đối với các vướng mắc liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thành viên khi phát sinh tình huống doanh nghiệp thành viên cần hỗ trợ.
3. Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình
Tổng cục Hải quan thành lập Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình để làm đầu mối tiếp nhận, điều phối thông tin; trực tiếp tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn cho doanh nghiệp thành viên. Thành phần Nhóm chuyên trách cụ thể như sau:
3.1. Trưởng nhóm: 01 Lãnh đạo Cục Quản lý rủi ro phụ trách hoạt động của nhóm chuyên gia; Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, điều phối, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các hoạt động hỗ trợ trong toàn ngành theo Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11 Chương trình này.
3.2. Thành viên
a. Cục Quản lý rủi ro: Phòng Quản lý tuân thủ là đơn vị đầu mối tiếp nhận thông tin, theo dõi tổng hợp báo cáo việc triển khai thực hiện Chương trình.
b. Vụ Pháp chế, Ban CCHĐH: 01 Lãnh đạo Vụ và 01 công chức chuyên trách.
c. Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Kiểm định hải quan: Mỗi đơn vị 01 Lãnh đạo Phòng nghiệp vụ và 01 công chức chuyên trách.
d. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
d.1. 01 Lãnh đạo Cục phụ trách đảm bảo việc điều phối, thực hiện Chương trình tại địa bàn Cục.
d.2. Trưởng đơn vị chuyên trách quản lý rủi ro, công chức chuyên trách về quản lý tuân thủ.
Nhóm chuyên trách thực hiện Chương trình sẽ được thành lập theo Quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan và tự giải thể khi kết thúc Chương trình.
BIỂU
MẪU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT
HẢI QUAN
(Ban
hành kèm theo Quyết định 2790/QĐ-UBND ngày 04 tháng 12 năm 2024 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Biểu mẫu số 01: Phiếu cung cấp thông tin tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
2. Biểu mẫu số 02: Danh sách doanh nghiệp tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
3. Biểu mẫu số 03: Biên bản ghi nhớ công nhận doanh nghiệp tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
4. Biểu Mẫu số 04: Tổng hợp danh sách doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
5. Biểu mẫu số 05: Thông báo thu hồi tư cách doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
6. Biểu mẫu số 06: Thông báo định kỳ dành cho doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
7. Biểu Mẫu số 07: Theo dõi tình hình hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
8. Biểu mẫu số 08: Tổng hợp hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
9. Biểu mẫu số 09: Thông báo thay đổi đầu mối Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
10. Biểu Mẫu số 10: Giấy Chứng nhận doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan
|
Mẫu số 01 |
DOANH
NGHIỆP.... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
, ngày tháng năm |
Kính gửi: Cục Quản lý rủi ro - Tổng cục Hải quan
I. Thông tin doanh nghiệp
1. Tên doanh nghiệp đầy đủ: (ghi theo Giấy CNĐKKD) |
2. Tên giao dịch: (ghi theo Giấy CNĐKKD) |
3. Mã số thuế: |
4. Địa chỉ doanh nghiệp ghi trên Giấy CNĐKKD: |
6. Số điện thoại giao dịch: |
7. Số Fax giao dịch: |
8. Email: |
9. Email/Website giao dịch: |
10. Loại hình hoạt động của doanh nghiệp |
□ Gia công □ Chế xuất: □ Sản xuất xuất khẩu □ Kinh doanh □ Kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập □ Đại lý hải quan: □ DN kinh doanh kho ngoại quan: □ DN kinh doanh hàng miễn thuế: □ DN kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ □ KD/cung ứng dịch vụ CPN quốc tế: □ KD/cung ứng dịch vụ CPN quốc tế: □ Kinh doanh dịch vụ cảng, kho, bãi: □ KD dịch vụ vận tải hàng hóa; □ Khác. Ghi rõ………… |
II. Thông tin hoạt động xuất nhập khẩu
1. Loại hình hoạt động XNK (Căn cứ thông tin dữ liệu trong thời gian 1 năm kể từ ngày cung cấp):
Ví dụ:
Loại hình hoạt động XNK: Xuất kinh doanh (B11); Nhập kinh doanh sản xuất (A12)
2. Nhóm hàng hóa XNK chủ yếu (Căn cứ thông tin dữ liệu trong thời gian 1 năm kể từ ngày cung cấp):
Ví dụ:
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sản phẩm từ chất dẻo; hóa chất...
3. Địa bàn hoạt động XNK chủ yếu (Căn cứ thông tin dữ liệu trong thời gian 1 năm kể từ ngày cung cấp):
Ví dụ:
Chi cục HQCK cảng Hải Phòng KV1 (Cục HQ TP Hải Phòng). ...
4. Thông tin tờ khai, kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu (Căn cứ thông tin dữ liệu trong thời gian 1 năm kể từ ngày cung cấp)
Tờ khai |
Số lượng tờ khai |
Kim ngạch (triệu USD) |
Xuất khẩu |
|
|
Nhập khẩu |
|
|
Xuất nhập khẩu |
|
|
5. Thông tin vi phạm:
Ví dụ
- Trong thời gian 02 năm tính đến ngày cung cấp thông tin, công ty có phát sinh: 01 vụ vi phạm, trong đó, cụ thể.
STT |
Hành vi vi phạm |
Số tiền xử phạt (VNĐ) |
Nguyên nhân |
Các biện pháp khắc phục |
1. |
Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan |
3.850.000 |
|
|
2. |
|
|
|
|
III. Thông tin đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
1. Đánh giá rủi ro của doanh nghiệp
- Đánh giá môi trường bên trong của doanh nghiệp và đánh giá điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp: trình độ nhân viên phụ trách XNK, bộ máy hoạt động...
- Đánh giá những rủi ro từ bên ngoài của doanh nghiệp: đối tác hoạt động XNK, đại lý làm thủ tục hải quan, cơ chế chính sách...
2. Nội dung đã thực hiện để khắc phục rủi ro của doanh nghiệp
- Những nội dung đã thực hiện:
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp:
- Nguyên nhân chưa hiệu quả:
3. Kế hoạch cần tiếp tục triển khai để nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
Các biện pháp cần tiếp tục triển khai để nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp dựa trên các nội dung đã nêu tại mục 1, mục 2 nêu trên.
4. Đề xuất, kiến nghị với Cơ quan Hải quan:
- Mong muốn dược tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ.
- Các kiến nghị khác:
III. Thông tin liên hệ
1. Họ tên: ....................................................................................................................
2. Chức vụ: .................................................................................................................
3. Số điện thoại: ..........................................................................................................
4. Địa chỉ thư điện tử: ..................................................................................................
|
Mẫu số 02 |
Đơn vị nhận : Cục Hải quan ……………………
Stt |
Mã số doanh nghiệp |
Tên doanh nghiệp |
Mức độ tuân thủ |
Tổng số tờ khai XNK |
Tổng số kim ngạch XNK |
Tổng số vụ việc vi phạm (trong 365 ngày) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
1. |
1234567890 |
Doanh nghiệp A |
3 |
28 |
10.222.444.060 |
|
2. |
……….. |
|
|
|
|
|
3. |
|
|
|
|
|
|
4. |
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
Chú thích:
1. Biểu mẫu này này được thực hiện và trao đổi qua hòm thư điện tử của đầu mối Chương trình.
2. Mục (1) đến (7): Dành cho Cục Quản lý rủi ro gửi cho cục Hải quan tỉnh, thành phố danh sách doanh nghiệp tham gia Chương trình
|
Mẫu số 03 |
TỔNG CỤC
HẢI QUAN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……../BBGN/TCHQ-DN |
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2024 |
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ….. tại …………………., đại diện Cơ quan hải quan và đại diện Công ty ………………. (sau đây gọi tắt là hai bên) đã thảo luận và thống nhất như sau:
1. Cơ quan hải quan:
Đại diện: Ông …………………………..; Chức vụ: ...........................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại liên hệ: ........................................................................................................
E-Mail (Hộp thư của bộ phận chuyên trách cấp Cục): ......................................................
2. Doanh nghiệp tham gia Chương trình:
Tên doanh nghiệp: .......................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Mã số thuế: .................................................................................................................
Giấy chứng nhận đầu tư số: …………..; ngày cấp: ………..; nơi cấp: …………; sửa đổi lần thứ nhất số: ........ ngày …………..; sửa đổi lần thứ hai số: ……… ngày ………………..
Đại diện: Ông/Bà ……………………………………..; chức vụ: (Tổng) Giám đốc Công ty.
Căn cứ Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan theo Quyết định số ……./QĐ-TCHQ ngày ……….. của Tổng cục Hải quan (Quyết định số ………./QĐ-TCHQ).
Hai bên đã thảo luận và thống nhất như sau:
Điều 1.
Cơ quan hải quan công nhận (Tổng) Công ty ……………. (sau đây gọi tắt là Doanh nghiệp) là thành viên tham gia Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan.
Điều 2.
Trong khuôn khổ Chương trình, doanh nghiệp sẽ được cơ quan hải quan tạo thuận lợi, hỗ trợ hướng dẫn về các nội dung liên quan đến lĩnh vực áp dụng quản lý rủi ro, tuân thủ pháp luật hải quan và thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu quy định tại Điều 7 Quyết định số ……./QĐ-TCHQ
Điều 3.
Cơ quan hải quan cam kết thực hiện các trách nhiệm:
1. Tổ chức thực hiện, phân công công chức đầu mối chuyên gia các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan gồm: quản lý rủi ro, thuế, giám sát quản lý, pháp chế tại 3 cấp: Tổng cục, Cục Hải quan và Chi cục Hải quan đảm bảo việc thực hiện hỗ trợ, tư vấn tận tình, hiệu quả cho doanh nghiệp theo các nội dung tại Điều 2.
2. Cam kết trong 24 giờ kể từ khi cơ quan hải quan tiếp nhận yêu cầu, đề nghị hỗ trợ của doanh nghiệp, thông tin sẽ được chuyển đến đơn vị chuyên môn để nghiên cứu giải quyết và trả lời sớm nhất. Trường hợp bất khả kháng không thể thực hiện được thì công chức được phân công giải quyết phải thông báo, giải thích lý do cho doanh nghiệp
3. Tổ chức các chương trình hội nghị, hội thảo phù hợp với yêu cầu, điều kiện của doanh nghiệp tham gia Chương trình.
4. Kịp thời ghi nhận, xử lý và phản hồi doanh nghiệp các thông tin phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm của đơn vị, công chức hải quan khi thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Chương trình này.
Điều 4.
Doanh nghiệp cam kết thực hiện một cách tốt nhất các nghĩa vụ sau:
1. Thực hiện việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác và chủ động cập nhật khi có thay đổi, phát sinh các thông tin liên quan đến hoạt động của Doanh nghiệp tại mục Mẫu “Phiếu cung cấp, bổ sung thông tin hồ sơ doanh nghiệp” trên Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến HQ36a, địa chỉ https://pus.customs.gov.vn.
2. Hợp tác với cơ quan Hải quan trong việc đồng bộ chuyển đổi số khi có yêu cầu phối hợp để số hóa việc thực hiện thủ tục hải quan, tạo thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Phối hợp với cơ quan hải quan xây dựng Kế hoạch hành động khi ký kết biên bản ghi nhớ và thực hiện báo cáo đánh giá định kỳ hàng Quý (trước ngày 10 tháng cuối cùng của Quý) các nội dung doanh nghiệp đã xây dựng tại Kế hoạch hành động để nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
4. Tích cực phối hợp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin liên quan khác đến hoạt động xuất nhập khẩu và báo cáo định kỳ để phục vụ việc nâng cao tuân thủ pháp luật, phòng tránh các vi phạm pháp luật hải quan của doanh nghiệp.
5. Thực hiện các chương trình, biện pháp giáo dục, quản lý nội bộ trong việc tuân thủ pháp luật để chủ động phòng, tránh vi phạm pháp luật hải quan trong thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu.
6. Cam kết tuân thủ pháp luật, không thực hiện các hành vi buôn lậu, trốn thuế, gian lận thương mại hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, trốn thuế, gian lận thuế, gian lận thương mại.
Điều 5.
Trong quá trình tham gia, Doanh nghiệp sẽ bị cơ quan hải quan thu hồi tư cách thành viên Chương trình và các quyền lợi đối với thành viên tham gia Chương trình khi có phát sinh các thông tin quy định tại khoản 7 Điều 6 Quyết định số ……/QĐ-TCHQ
Điều 6.
Hai bên cam kết, sau khi doanh nghiệp được công nhận là thành viên tham gia Chương trình, mỗi bên sẽ phân công đầu mối chuyên trách để thường xuyên phối hợp với nhau thực hiện nghiêm chỉnh, có hiệu quả nhất các cam kết và giải quyết các vấn đề phát sinh theo đúng quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan chỉ tiếp nhận và trả lời các cuộc gọi yêu cầu hỗ trợ được thực hiện qua các số điện thoại, email được đăng ký nêu trên.
Điều 7.
Việc cung cấp, trao đổi thông tin giữa hai bên được thực hiện bằng các hình thức như: điện thoại trực tiếp theo đường dây nóng, thư điện tử hoặc bằng văn bản. Trường hợp cần thiết phải có hồ sơ giấy thì cơ quan hải quan thông báo để Doanh nghiệp thực hiện.
1. Đầu mối điều phối của Tổng cục Hải quan: Cục Quản lý rủi ro (Phòng Quản lý tuân thủ).
a) Họ và tên: ...............................................................................................................
b) Số điện thoại di động: .............................................................................................
c) Email (Hộp thư điện tử nội bộ của công chức): ...........................................................
2. Đầu mối của Cục Hải quan .......................................................................................
a) Họ và tên: ...............................................................................................................
b) Số điện thoại di động: .............................................................................................
c) Email (Hộp thư điện tử nội bộ của công chức): ...........................................................
3. Đầu mối của Chi cục Hải quan ..................................................................................
a) Họ và tên: ...............................................................................................................
b) Số điện thoại di động: .............................................................................................
c) Email (Hộp thư điện tử nội bộ của công chức): ...........................................................
4. Đầu mối của Doanh nghiệp: .....................................................................................
a) Họ và tên: ...............................................................................................................
b) Số điện thoại di động: .............................................................................................
c) Email: .....................................................................................................................
(Lưu ý: Đối với trường hợp có thay đổi thông tin đầu mối tại điều 7 Biên bản ghi nhớ thì đề nghị thông báo cho các bên liên quan theo Mẫu số 09 (Ban hành kèm theo Quyết định số ……/QĐ-TCHQ)
Điều 8.
Hai bên cam kết thực hiện đúng các quy định đã thống nhất tại Bản ghi nhớ này. Bản ghi nhớ này có giá trị thực hiện kể từ ngày ký và là văn bản chấp nhận tư cách thành viên tham gia Chương trình của Doanh nghiệp
Điều 9.
Trong quá trình thực hiện thỏa thuận tại Biên bản ghi nhớ này, nếu có vấn đề phát sinh cần phải thống nhất lại thì Hai bên sẽ thảo luận, thống nhất sửa đổi, bổ sung Bản ghi nhớ này.
Bản ghi nhớ này được làm thành hai (02), cơ quan hải quan giữ 01 bản, Doanh nghiệp giữ 01 bản và đều có giá trị như nhau./.
ĐẠI DIỆN CƠ
QUAN HẢI QUAN |
ĐẠI DIỆN
DOANH NGHIỆP |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
NÂNG CAO MỨC
ĐỘ TUÂN THỦ CỦA DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN THAM GIA CHƯƠNG TRÌNH
(kèm
theo Biên bản ghi nhớ số: …../BBGN/TCHQ-DN ngày … tháng … năm 2024 )
I. Mục đích
Cơ quan Hải quan cùng Doanh nghiệp thực hiện các hoạt động để đạt được mức độ tuân thủ cao hơn và tiến tới doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý của cơ quan hải quan, góp phần đáp ứng các yêu cầu cải cách, hiện đại hóa, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia theo Nghị Quyết của Chính phủ.
II. Nội dung kế hoạch
1. Thông tin mức độ tuân thủ
(Căn cứ thông tin tra cứu Mức độ tuân thủ trên Hệ thống CRMS, đưa ra mức độ tuân thủ và lý do phân loại mức độ tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
Mức độ tuân thủ hiện nay của doanh nghiệp: Mức 3 (Tuân thủ Trung bình), Phiên bản đánh giá ngày 1/8/2022
Lý do:
Công ty A đã từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh quá thời hạn 90 ngày, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
2. Thông tin vi phạm:
a) Thông tin vi phạm của doanh nghiệp
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp tại địa bàn trên Hệ thống quản lý vi phạm (QL VP 14), liệt kê các thông tin vi phạm của doanh nghiệp, bao gồm hành vi vi phạm, số tiền xử phạt và ý kiến của cơ quan hải quan về các hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
- Trong thời gian 1 năm từ 01/8/2021 đến 01/8/2022, trên địa bàn công ty có phát sinh: 01 vụ vi phạm, trong đó, cụ thể :
Một số ví dụ:
STT |
Hành vi vi phạm |
Số tiền xử phạt (VNĐ) |
Ý kiến của cơ quan hải quan về các hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp |
1. |
Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan |
3.850.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương, quy định tại điểm IV Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). - Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ nếu có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC - Trường hợp doanh nghiệp bị thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ do có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC |
2. |
Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan |
31.856.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương, quy định tại điểm IV Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). - Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ nếu có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC - Trường hợp doanh nghiệp bị thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ do có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC |
3. |
Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan. |
7.000.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra quy định tại điểm II Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 5 (Không tuân thủ). |
4. |
Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000. 000 đồng đến dưới 70.000. 000 đồng. |
86.500.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế quy định tại điểm I.2 Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 5 (Không tuân thủ). |
b) Thông tin vi phạm điển hình trên địa hàn
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp tại địa bàn trên Hệ thống quản lý vi phạm (QLVP 14), liệt kê các hành vi vi phạm xảy ra nhiều, thường xuyên trên địa bàn có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
Các hành vi vi phạm điển hình của các doanh nghiệp tại địa bàn ảnh hưởng đến đánh giá mức độ tuân thủ:
+ Khai sai so với thực tế lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
+ ................................................................................................................................
2. Cơ quan Hải quan cảnh báo và khuyến nghị các yếu tố làm giảm mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
Cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin theo định kỳ 3 tháng/lần qua hộp thư điện tử để Quý Công ty chủ động có các biện pháp nâng cao tuân thủ trong hoạt động XNK. Nội dung cảnh báo, khuyến nghị chủ yếu gồm:
a) Cảnh báo
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp trên địa bàn trên Hệ thống quản lý vi phạm (QLVP 14), đưa ra các cảnh báo về các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
+ Trường hợp doanh nghiệp bị thay đổi Mức độ tuân thủ do vi phạm, ghi cảnh báo như sau
Đề nghị Quý Công ty rà soát, xác định nguyên nhân của vi phạm nêu trên để kịp thời khắc phục, phòng tránh các vi phạm tương tự xảy ra trong thời gian tới làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của công ty.
+ Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh vi phạm nhưng không bị thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi cảnh báo như sau:
Vi phạm nêu trên của Quý Công ty hiện tại chưa làm thay đổi Mức độ tuân thủ của công ty, tuy vậy trong thời gian tới, nếu doanh nghiệp có phát sinh vụ việc vi phạm với các hành vi vi phạm thuộc Nhóm hành vi nêu trên, có khả năng năng doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ do có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT- BTC.
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp và các thông tin thu thập trong quá trình quản lý, theo dõi doanh nghiệp, đưa ra các cảnh báo về các các rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu)
Ví dụ
+ Trường hợp phát hiện doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuê không uy tín, không qua đào tạo và không có chứng chỉ nghiệp vụ hải quan dẫn đến doanh nghiệp bị xử lý vi phạm về hành vi khai sai, ghi cảnh báo như sau:
Đề nghị Quý Công ty rà soát lại việc thuê dịch vụ khai báo hải quan, lựa chọn các dịch vụ khai báo chính thức, có uy tín để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
b) Khuyến nghị
(Trên cơ sở mức độ tuân thủ, lý do phân loại mức độ tuân thủ, thông tin vi phạm của doanh nghiệp và các thông tin thu thập trong quá trình quản lý, theo dõi doanh nghiệp, đưa ra khuyến nghị để doanh nghiệp tự nguyện nâng cao mức độ tuân thủ)
Ví dụ
Mức tuân thủ công ty cần duy trì mức độ tuân thủ; Mức 3 và phấn đấu đạt Mức 2.
Để đạt dược mức Tuân thủ 2, Công ty cần tiếp tục chấp hành tốt quy định về pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu, không để nợ tiền thuế, lệ phí, tiền chậm nộp, tiền phạt, hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh quá thời hạn 90 ngày.
Công ty cần đánh giá lại quy trình nội bộ, có biện pháp để kiện toàn lại đối với bộ phận, nhân viên hoạt động khai báo, thực hiện thủ tục hải quan hoặc có thể thực hiện việc thuê đại lý hải quan có uy tín để đảm bảo phòng tránh các vi phạm không mong muốn ảnh hưởng đến đánh giá tuân thủ.
3. Tổ chức Hội thảo và các chương trình hợp tác, đào tạo nâng cao tuân thủ
Cơ quan Hải quan tổ chức hội thảo và các chương trình hợp tác, đào tạo nâng cao tuân thủ để giúp doanh nghiệp cập nhật kịp thời cập nhật, nắm vững và tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp đối với các xây dựng quy định mới liên quan đến hoạt động quản lý rủi ro hải quan nói riêng và lĩnh vực xuất nhập khẩu, quá cảnh nói chung (có thể thực hiện định kỳ và theo yêu cầu của doanh nghiệp)
4. Các nội dung doanh nghiệp cần triển khai và thời hạn thực hiện để nâng cao mức độ tuân thủ.
(Trên cơ sở các cảnh báo, khuyến nghị của cơ quan Hải quan tại mục 2 nêu trên, doanh nghiệp đưa ra các giải pháp và thời hạn thực hiện để nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
- Rà soát, đánh giá lại quy trình nội bộ, thời gian thực hiện: ……..;
- Rà soát lại việc thuê dịch vụ khai báo hải quan, thời gian thực hiện....;
- ……
DOANH
NGHIỆP... |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
TBĐK số.... |
, ngày tháng năm |
BÁO CÁO ĐÁNH
GIÁ ĐỊNH KỲ
dành cho doanh
nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh
nghiệp tự nguyện tuân thủ
(Thời gian từ ngày ……. đến ngày ……)
(Ban hành kèm theo Biên Bản ghi nhớ số ... /BBGN/TCHQ-DN ngày ... tháng....năm 2024)
Kính gửi: Cục Hải quan ……..
Căn cứ Quyết định .... V/v ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ.
Căn cứ Biên bản ghi nhớ…… ngày .... giữa đại diện cơ quan Hải quan và Công ty Công ty A (MST - 5700 ……)
Công ty…… báo cáo đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau khi tham gia Chương trình như sau:
1. Thông tin vi phạm:
Ví dụ
- Trong thời gian từ 01/5/2021 đến 01/8/2022, công ty có phát sinh: 01 vụ vi phạm, trong đó, cụ thể:
Một số ví dụ:
STT |
Hành vi vi phạm |
Số tiền xử phạt (VNĐ) |
Đánh giá của doanh nghiệp về các vi phạm trong thời gian vừa qua (nguyên nhân, các biện pháp khắc phục...) |
1. |
Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan |
3.850.000 |
- |
2. |
|
|
|
2. Các nội dung thực hiện để nâng cao mức độ tuân thủ.
2.1. Kết quả nội dung đã thực hiện trong kỳ vừa qua
- Những nội dung đã thực hiện gồm:
(i) Nội dung doanh nghiệp tự khắc phục và phát hiện
(ii) Nội dung doanh nghiệp căn cứ trên cảnh báo, khuyến nghị của cơ quan Hải quan để khắc phục
- Đánh giá hiệu quả của các biện pháp
- Nguyên nhân của các biện pháp đã đưa ra nhưng chưa hiệu quả
2.2 Kế hoạch cần tiếp tục triển khai để nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp
- Các biện pháp cần tiếp tục triển khai để nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp dựa trên các nội dung đã nêu tại mục 2.1
2.3 Đề xuất, kiến nghị với Cơ quan Hải quan
Trân trọng./.
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
|
Mẫu số 04 |
TỔNG HỢP DANH SÁCH DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CHƯƠNG TRÌNH
KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ PHÁP LUẬT HẢI QUAN
(từ
ngày …. đến ngày ....)
Đơn vị: Cục Hải quan ………….
STT |
Tên DN |
Mã số thuế |
Số điện thoại của DN |
Địa chỉ thư điện tử của DN |
Đầu mối hỗ trợ cấp Cục |
Đầu mối hỗ trợ cấp Chi cục |
Ghi chú |
||
Tên CBCC |
Số ĐT |
Tên CBCC |
Số ĐT |
|
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
(9) |
(10) |
1. |
Doanh nghiệp A |
1234567890 |
0913245678 |
|
Công chức B |
0904050607 |
Công chức C |
0905070809 |
|
2. |
|
………. |
………. |
|
………. |
………. |
………. |
………. |
………. |
3. |
|
………. |
………. |
|
………. |
………. |
………. |
………. |
………. |
4. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
*- Phiếu số: …../DSDN
- Lập tại ….. ngày …. tháng .... năm ….
- Công chức/Đơn vị thực hiện: ………..
Chú thích:
1. Biểu mẫu này dùng cho Cục Hải quan tỉnh, thành phố để gửi lên cho Cục Quản lý rủi ro sau khi đã ký kết. Các nội dung này được thực hiện và trao đổi qua hộp thư điện tử của đầu mối Chương trình.
2. Mục (1) đến (10): Dành cho đơn vị, công chức hải quan ghi nhận doanh nghiệp thành viên chương trình và đầu mối tại từng cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp thành viên chương trình.
|
Mẫu số 05 |
TỔNG CỤC
HẢI QUAN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày tháng năm |
Căn cứ Quyết định ..../QĐ - TCHQ V/v ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ.
Căn cứ Biên bản ghi nhớ………… ngày .... giữa đại diện Cơ quan Hải quan và Công ty …………
Đại diện Cơ quan hải quan, Cục Hải quan ………. xin thông báo đến Quý Công ty nội dung sau:
(lựa chọn theo các trường hợp thực tế dưới đây)
* Ngày ……. Công ty …….. đã có hành vi vi phạm ……… và bị Cơ quan Hải quan ra quyết định xử phạt số …….. QĐXP. Hành vi vi phạm này dẫn đến giảm mức tuân thủ xuống Mức 5..
* Căn cứ thông báo tình trạng giải thể/ phá sản/ ngừng hoạt động/ đơn xin dừng tham gia Chương trình của doanh nghiệp theo văn bản số....ngày ....
* Qua theo dõi quá trình hoạt động XNK và có thông báo cảnh báo doanh nghiệp về việc vi phạm hải quan ảnh hưởng đến quá trình tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan (Thông báo ngày...), về việc không thực hiện báo cáo định kỳ (Thông báo ngày...) tuy nhiên Công ty vẫn tiếp tục có hành vi vi phạm, không thực hiện báo cáo, …………..
* Căn cứ thông tin hoạt động XNK, doanh nghiệp không phát sinh hoạt động XNK trong thời gian 180 ngày.
Căn cứ Điều 5, Biên bản ghi nhớ ngày …………., Cơ quan hải quan tiến hành thu hồi tư cách thành viên Chương trình và các quyền lợi, trách nhiệm khi tham gia Chương trình của Quý Công ty từ ngày ……….
Trong trường hợp Quý Công ty vẫn mong muốn tiếp tục tham gia Chương trình, đề nghị Quý Công ty có biện pháp đánh giá lại quy trình nội bộ, chấn chỉnh, khắc phục đơn vị, nhân viên trong việc để xảy ra vi phạm trong quá trình thực hiện hoạt động XNK, đảm bảo việc tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan. Sau 01 năm kể từ khi bị thu hồi tư cách thành viên, Quý Công ty có thể gửi văn bản đề nghị Cơ quan Hải quan cho tiếp tục tham gia Chương trình, trong đó nêu cụ thể các biện pháp và kết quả tự đánh giá, chấn chỉnh, khắc phục đơn vị, nhân viên và cam kết tự nguyện tuân thủ pháp luật.
Đại diện Cơ quan Hải quan, Cục Hải quan …….. xin thông báo để Quý Công ty biết và phối hợp thực hiện. Trường hợp có vướng mắc, kiến nghị đề nghị liên hệ với đầu mối Chương trình để được hướng dẫn và giải đáp.
Trân trọng./.
- Lập tại …. ngày …. tháng ….. năm …..
- Công chức/đơn vị thực hiện: ………….
|
|
|
Mẫu số 06 |
TỔNG CỤC
HẢI QUAN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: / |
Hà Nội, ngày tháng năm |
THÔNG BÁO ĐỊNH KỲ
dành cho Doanh nghiệp thành viên Chương
trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ
(Thời
gian từ ngày ….. đến ngày ……)
Căn cứ Quyết định ..../QĐ - TCHQ V/v ban hành Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ.
Căn cứ Biên bản ghi nhớ ……. ngày .... giữa đại diện cơ quan Hải quan và Công ty Công ty A (MST - 5700 ……..)
Căn cứ Kế hoạch hành động nâng cao mức độ tuân thủ của doanh nghiệp thành viên tham gia Chương trình
Căn thông báo định kỳ dành cho doanh nghiệp thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ ngày.... (căn cứ ngày thông báo của kỳ trước liền kề)
Đại diện Cơ quan Hải quan, Cục Hải quan tỉnh …….. xin thông báo đến Quý Công ty thông tin liên quan đến mức độ tuân thủ pháp luật hải quan của công ty trong hoạt động XNK trong thời gian từ …… đến …… như sau:
1. Thông tin mức độ tuân thủ
a) Thông tin mức độ tuân thủ
(Căn cứ thông tin tra cứu Mức độ tuân thủ trên Hệ thống CRMS, đưa ra mức độ tuân thủ và lý do phân loại mức độ tuân thủ của doanh nghiệp )
Ví dụ
Mức độ tuân thủ hiện nay của doanh nghiệp: Mức 3 (Tuân thủ Trung bình), Phiên bản đánh giá ngày 1/8/2022
Lý do:
Công ty A đã từng nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, phí hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh quá thời hạn 90 ngày, trong thời gian 365 ngày liên tiếp trở về trước tính từ ngày đánh giá.
b) Mức độ tuân thủ trung bình của các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn theo từng toại hình XNK:
(Căn cứ thông tin tờ khai XNK của doanh nghiệp trên địa bàn và mức độ tuân thủ của các doanh nghiệp, đưa ra mức độ tuân thủ trung bình của các doanh nghiệp theo từng loại hình XNK - Cục Quản lý rủi ro cung cấp định kỳ qua hộp thư của hộ phận chuyên trách cấp Cục)
Ví dụ
- Xuất kinh doanh (B11) = 3,11
- Nhập kinh doanh sản xuất (A12) = 3,09
2. Thông tin vi phạm:
a) Thông tin vi phạm của doanh nghiệp
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp tại địa bàn trên Hệ thống quản lý vi phạm (QLVP 14), liệt kê các thông tin vi phạm của doanh nghiệp, bao gồm hành vi vi phạm, số tiền xử phạt và ý kiến của cơ quan hải quan về các hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
- Trong thời gian 1 năm từ 01/5/2021 đến 01/8/2022, trên địa bàn công ty có phát sinh: 01 vụ vi phạm, trong đó, cụ thể :
Một số ví dụ:
STT |
Hành vi vi phạm |
Số tiền xử phạt (VNĐ) |
Ý kiến của cơ quan hải quan về các hành vi vi phạm có ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp |
1. |
Không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định hoặc thời gian đã đăng ký với cơ quan hải quan |
3.850.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương, quy định tại điểm IV Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). - Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ nếu có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC - Trường hợp doanh nghiệp bị thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ do có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC |
2. |
Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu mà cơ quan hải quan phát hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan |
31.856.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi vi phạm bị xử phạt với số tiền thuộc thẩm quyền của Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các chức danh tương đương, quy định tại điểm IV Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). - Trường hợp doanh nghiệp không thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên có thể dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ nếu có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC - Trường hợp doanh nghiệp bị thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi ý kiến như sau: Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ do có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT-BTC |
3. |
Không xuất trình hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan, hàng hóa còn đang lưu giữ là đối tượng kiểm tra sau thông quan để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật hải quan. |
7.000.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi không chấp hành yêu cầu của cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra quy định tại điểm II Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 5 (Không tuân thủ). |
4. |
Chứa chấp, mua, bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp pháp trong địa bàn hoạt động hải quan mà tang vật vi phạm có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng. |
86.500.000 |
Hành vi vi phạm nêu bên thuộc nhóm hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng cấm, gian lận thương mại, trốn thuế, gian lận thuế quy định tại điểm I.2 Phụ lục VI Danh mục hành vi vi phạm áp dụng trong đánh giá tuân thủ đối với người khai hải quan (Ban hành kèm theo Thông tư số 81/2019/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Bộ Tài chính). Hành vi vi phạm nêu trên dẫn đến doanh nghiệp bị đánh giá là doanh nghiệp tuân thủ Mức 5 (Không tuân thủ). |
b) Thông tin vi phạm điển hình trên địa hàn
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp tại địa bàn trên Hệ thống quản lý vi phạm (QLVP 14), liệt kê các hành vi vi phạm xảy ra nhiều, thường xuyên trên địa bàn có ảnh hưởng đến mức độ tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
Các hành vi vi phạm điển hình của các doanh nghiệp tại địa bàn ảnh hưởng đến đánh giá mức độ tuân thủ:
+ Khai sai so với thực tế lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế, xuất xứ hàng hóa nhập khẩu.
+ ................................................................................................................................
3) Khuyến nghị và cảnh báo:
a) Cảnh báo:
a.1) Cảnh báo vi phạm của DN
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp trên Hệ thống quản lý vi phạm (QLVP 14), đưa ra các cảnh báo về các hành vi vi phạm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của doanh nghiệp)
Ví dụ
+ Trường hợp doanh nghiệp bị thay đổi Mức độ tuân thủ do vi phạm, ghi cảnh báo như sau
Đề nghị Quý Công ty rà soát, xác định nguyên nhân của vi phạm nêu trên để kịp thời khắc phục, phòng tránh các vi phạm tương tự xảy ra trong thời gian tới. làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá tuân thủ của công ty.
+ Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh vi phạm nhưng không bị thay đổi Mức độ tuân thủ, ghi cảnh báo như sau:
Vi phạm nêu trên của Quý Công ty hiện tại chưa làm thay đổi Mức độ tuân thủ của công ty, tuy vậy trong thời gian tới, nếu doanh nghiệp có phát sinh vụ việc vi phạm với các hành vi vi phạm thuộc Nhóm hành vi nêu trên, có khả năng năng doanh nghiệp bị giảm mức độ tuân thủ do có tổng số lần bị xử phạt trên tổng số tờ khai trong 365 ngày vượt quá tỷ lệ theo quy định tại Thông tư số 81/2019/TT- BTC.
(Căn cứ thông tin vi phạm của doanh nghiệp và các thông tin thu thập trong quá trình quản lý, theo dõi doanh nghiệp, đưa ra các cảnh báo về các các rủi ro nội bộ của doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu)
Ví dụ
+ Trường hợp phát hiện doanh nghiệp sử dụng dịch vụ khai thuê không uy tín, không qua đào tạo và không có chứng chỉ nghiệp vụ hải quan dẫn đến doanh nghiệp bị xử lý vi phạm về hành vi khai sai, ghi cảnh báo như sau:
Đề nghị Quý Công ty rà soát lại việc thuê dịch vụ khai báo hải quan, lựa chọn các dịch vụ khai báo chính thức, có uy tín để giảm thiểu các rủi ro trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan.
a.2) Cảnh báo các vi phạm qua hoạt động kiểm tra sau thông quan do Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện bao gồm các nội dung:
- Hành vi vi phạm chủ yếu qua thực tế kiểm tra
- Loại hình XNK
- Lĩnh vực hoạt động chủ yếu
- Tác động đến kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật
b) Khuyến nghị:
(Trên cơ sở mức độ tuân thủ, lý do phân loại mức độ tuân thủ, thông tin vi phạm của doanh nghiệp và các thông tin thu thập trong quá trình quản lý, theo dõi doanh nghiệp, đưa ra khuyến nghị để doanh nghiệp tự nguyện nâng cao mức độ tuân thủ)
Ví dụ
Mức tuân thủ công ty cần duy trì mức độ tuân thủ: Mức 3 và phấn đấu đạt Mức 2.
Để đạt được mức Tuân thủ 2, Công ty cần tiếp tục chấp hành tốt quy định về pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu, không để nợ tiền thuế, lệ phí, tiền chậm nộp, tiền phạt, hải quan và lệ phí hàng hóa, phương tiện quá cảnh,... không được quá thời hạn 90 ngày.
Công ty cần đánh giá lại quy trình nội bộ, có biện pháp để kiện toàn lại đối với bộ phận, nhân viên hoạt động khai báo, thực hiện thủ tục hải quan hoặc có thể thực hiện việc thuê đại lý hải quan có uy tín để đảm bảo phòng tránh các vi phạm không mong muốn ảnh hưởng đến đánh giá tuân thủ.
4) Rà soát tình hình triển khai kế hoạch hành động
- Những nội dung đã thực hiện cơ quan đã thực hiện:
- Những nội dung cần tiếp tục triển khai, thực hiện: ……
Cơ quan Hải quan cung cấp các thông tin nêu trên theo định kỳ 3 tháng/lần qua hòm thư điện tử để Quý Công ty chủ động có các biện pháp nâng cao tuân thủ trong hoạt động XNK. Trường hợp vướng mắc, kiến nghị đề nghị Quý Công ty liên hệ đầu mối Chương trình để được hướng dẫn, giải thích.
Trân trọng./.
|
NGƯỜI LẬP BÁO CÁO |
- Thông báo số : ……… TBĐK
- Lập tại: ………. ngày …. tháng …. năm
- Công chức/ Đơn vị thực hiện : ………
|
Mẫu số 07 |
THEO DÕI HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN CHƯƠNG
TRÌNH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP TỰ NGUYỆN TUÂN THỦ
(từ
ngày
….
đến ngày ....)
Đơn vị: Chi cục Hải quan……………
I. Theo dõi tình hình hỗ trợ:
STT |
Doanh nghiệp yêu cầu (tên, mã số) |
Đơn vị, công chức đầu mối tiếp nhận thông tin |
Hình thức, (điện thoại, hoặc email) |
Thời gian tiếp nhận |
Nội dung đề nghị hỗ trợ |
Đơn vị, công chức, thực hiện hỗ trợ |
Nội dung hướng dẫn/Kết quả (Hoàn thành/ chưa hoàn thành, lý do?) |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
(8) |
1. |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
…… |
…… |
…… |
…… |
…… |
|
…. |
|
|
|
|
|
|
|
II. Những vấn đề cần cảnh báo, khuyến nghị doanh nghiệp:
……….
* - Phiếu số: ……/DSDN
- Lập tại ……. ngày … tháng ....năm …..
- Công chức/Đơn vị thực hiện: ………..
Chú thích:
1. Biểu mẫu này dùng cho công chức hải quan để ghi nhận các hoạt động hỗ trợ hướng dẫn của cơ quan hải quan trong khuôn khổ Chương trình. Các nội dung này được thực hiện và trao đổi qua hộp thư điện tử của đầu mối Chương trình.
2. Mục (1) đến (7): Dành cho đơn vị, công chức hải quan đầu mối để ghi nhận việc tiếp nhận, điều phối thông tin.
3. Mục (8): Đơn vị công chức thực hiện ghi nhận sau khi đã hoàn thành việc hỗ trợ hướng dẫn và chuyển cho đơn vị đầu mối để tổng hợp
4. Công chức thực hiện điền đầy đủ các nội dung tại mục *
|
Mẫu số 08 |
(từ ngày …. đến ngày ....)
Đơn vị: Chi cục Hải quan……………
1. Bảng tổng hợp tình hình hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp
Tổng số doanh nghiệp gửi yêu cầu |
Tổng số yêu cầu |
Tổng số yêu cầu đã xử lý |
Tổng số yêu cầu đang xử lý |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
|
|
|
|
2. Nhận xét, đánh giá
a) Nội dung yêu cầu, đề nghị hỗ trợ chủ yếu của doanh nghiệp:
- Hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể: ………………………………….
- Hỗ trợ trong quá trình làm thủ tục hải quan: …………………….
- Các nội dung cần hỗ trợ khác: ………………………………………..
b) Đánh giá, đề xuất:
………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………..
*- Phiếu số: …………./DSDN
- Lập tại …….….. ngày …. tháng ....năm ………
- Công chức/Đơn vị thực hiện: ………………..
|
Mẫu số 09 |
Đơn vị: Cục Hải quan ………………
1. Thay đổi đầu mối cơ quan Hải quan
Stt |
Họ và tên đầu mối thay đổi |
Họ và tên đầu mối thay thế |
Đơn vị đầu mối thay thế |
Số điện thoại di động đầu mối thay thế |
Số điện thoại cố định đầu mối thay thế |
Email đầu mối thay thế |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
2. Thay đổi đầu mối doanh nghiệp
Stt |
Họ và tên đầu mối thay đổi |
Họ và tên đầu mối thay thế |
Đơn vị đầu mối thay thế |
Số điện thoại di động đầu mối thay thế |
Số điện thoại cố định đầu mối thay thế |
Email đầu mối thay thế |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
|
|
|
|
|
|
- Lập tại …….….. ngày …. tháng ....năm ………
- Công chức/Đơn vị thực hiện: ………………..
|
Mẫu số 10 |
TỔNG CỤC HẢI QUAN THE GENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS
HERE BY CETIFIES THAT
CÔNG TY ………………………………………………… COMPANNY ……………………………………………… TAX CODE:.... Là thành viên Chương trình khuyến khích doanh nghiệp tự nguyện tuân thủ pháp luật hải quan Has participated in the Programme to encourage businesses to voluntary compliance with Customs laws and regulations (Theo Quyết định số ……… ngày tháng năm của Tổng cục Hải quan) (According to Decision No……… of the General Department of Viet Nam Customs)
Biên bản ghi nhớ số:... Ngày tháng năm |
||
|
BỘ CHỈ SỐ TIÊU CHÍ LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP THAM GIA CHƯƠNG
TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2790/QĐ-TCHQ ngày 04 tháng 12 năm 2024 của
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
1. Tại Cục Hải quan: Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Hà Nội, Bình Dương, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hà Nam Ninh, Long An.
a) Tiêu chí tham gia Chương trình đối với doanh nghiệp tuân thủ Mức 2
(1) DN có thông tin Hồ sơ doanh nghiệp được thu thập cập nhật đầy đủ, chính xác;
(2) DN không bị xử lý vi phạm trong 365 ngày kể từ ngày rà soát trở về trước (loại trừ các hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế; Vi phạm quy định về khai hải quan);
(3) Tỷ lệ phân luồng Vàng, Đỏ > 30%/năm;
(4) Số tờ khai XNK > 100 TK/năm;
(5) Kim ngạch XNK > 10 triệu đô la Mỹ/năm;
(6) Số lượng nhân viên > 50 nhân viên;
(7) Số tiền thuế đã nộp > 10 tỷ VNĐ/năm;
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (4) hoặc tiêu chí số (5)
Trong đó:
Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: DN phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí từ tiêu chí số (1) đến tiêu chí số (3) và:
(4) Số tờ khai XNK > 150 TK/năm;
(5) Kim ngạch XNK > 20 triệu đô la Mỹ/năm;
(6) Số lượng nhân viên > 100 nhân viên;
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (4) hoặc tiêu chí số (5)
b) Tiêu chí tham gia Chương trình đối với doanh nghiệp tuân thủ Mức 3
(1) DN có thông tin Hồ sơ doanh nghiệp được thu thập cập nhật đầy đủ, chính xác;
(2) DN không bị xử lý vi phạm trong 365 ngày kể từ ngày rà soát trở về trước (loại trừ các hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế; Vi phạm quy định về khai hải quan);
(3) Tỷ lệ phân luồng Vàng, Đỏ > 30%/năm;
(4) Số tờ khai XNK > 50 TK/năm;
(5) Kim ngạch XNK > 5 triệu đô la Mỹ/năm;
(6) Số lượng nhân viên > 50 nhân viên;
(7) Số tiền thuế đã nộp > 5 tỷ VNĐ/năm;
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (4) hoặc tiêu chí số (5)
Trong đó:
Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: DN phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí từ tiêu chí số (1) đến tiêu chí số (3) và:
(4) Số tờ khai XNK > 70 TK/năm;
(5) Kim ngạch XNK > 7 triệu đô la Mỹ/năm;
(6) Số lượng nhân viên > 70 nhân viên
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (4) hoặc tiêu chí số (5)
2. Đối với các Cục Hải quan còn lại, không thuộc danh sách các Cục Hải quan nêu tại điểm 1.
a) Tiêu chí tham gia Chương trình đối với doanh nghiệp tuân thủ Mức 2
(1) DN có thông tin Hồ sơ doanh nghiệp được thu thập cập nhật đầy đủ, chính xác;
(2) DN không bị xử lý vi phạm trong 365 ngày kể từ ngày rà soát trở về trước (loại trừ các hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế; Vi phạm quy định về khai hải quan);
(3) Tỷ lệ phân luồng Vàng, Đỏ > 10%/năm;
(4) Số tờ khai XNK > 100 TK/năm;
(5) Kim ngạch XNK > 10 triệu đô la Mỹ/năm;
(6) Số lượng nhân viên > 10 nhân viên;
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (4) hoặc tiêu chí số (5)
Trong đó:
Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: DN phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí từ tiêu chí số (1) đến tiêu chí số (3) và:
(4) Số tờ khai XNK > 150 TK/năm;
(5) Kim ngạch XNK > 20 triệu đô la Mỹ/năm;
(6) Số lượng nhân viên > 50 nhân viên;
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (4) hoặc tiêu chí số (5)
b) Tiêu chí tham gia Chương trình đối với doanh nghiệp tuân thủ Mức 3
(1) DN có thông tin Hồ sơ doanh nghiệp được thu thập cập nhật đầy đủ, chính xác;
(2) DN không bị xử lý vi phạm trong 365 ngày kể từ ngày rà soát trở về trước (loại trừ các hành vi vi phạm quy định về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế; Vi phạm quy định về khai hải quan);
(3) Số tờ khai XNK > 50 TK/năm;
(4) Kim ngạch XNK > 5 triệu đô la Mỹ/năm;
(5) Số lượng nhân viên > 10 nhân viên;
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (3) hoặc tiêu chí số (4)
Trong đó:
Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất: DN phải đáp ứng đồng thời các tiêu chí từ tiêu chí số (1), tiêu chí số (2) và:
(3) Số tờ khai XNK > 70 TK/năm;
(4) Kim ngạch XNK > 7 triệu đô la Mỹ/năm;
(5) Số lượng nhân viên > 50 nhân viên
DN có thể đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí số (3) hoặc tiêu chí số (4)
3. Tiêu chí tham gia Chương trình đối với doanh nghiệp tuân thủ Mức 4 áp dụng đối với tất cả các Cục Hải quan:
(1) DN có thông tin Hồ sơ doanh nghiệp được thu thập cập nhật đầy đủ, chính xác;
(2) DN không bị xử lý vi phạm trong 365 ngày kể từ ngày rà soát trở về trước;
(3) Doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất;
(4) Doanh nghiệp xếp hạng 7 và có thời gian hoạt động XNK (tính từ tờ khai đầu tiên): từ 06 tháng đến 9 tháng;
(5) Số tờ khai nhập khẩu > 50 TK/năm;
(6) Kim ngạch XNK > 2 triệu đô la Mỹ/năm;
(7) Số lượng nhân viên > 100 nhân viên;