Quyết định 2786/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch giao thông nông thôn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030

Số hiệu 2786/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/12/2014
Ngày có hiệu lực 30/12/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kiên Giang
Người ký Mai Văn Huỳnh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2786/QĐ-UBND

Kiên Giang, ngày 30 tháng 12 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN GÒ QUAO, TỈNH KIÊN GIANG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2001/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Kiên Giang lần thứ IX;

Căn cứ Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời kỳ đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;

Căn cứ Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến 2030;

Căn cứ Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc công bố số hiệu đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Căn cứ Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc công bố số hiệu đường huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 348/TTr-SGTVT ngày 08 tháng 12 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Quy hoạch giao thông nông thôn huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:

1. Quan điểm phát triển:

- Phát triển giao thông nông thôn là phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, từng bước xóa đói nghèo, giảm sự chênh lệch kinh tế giữa thành thị với nông thôn, gắn liền với việc củng cố an ninh quốc phòng.

- Nhanh chóng phát triển theo hướng bền vững hóa hệ thống giao thông nông thôn và phải dựa trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện.

- Hệ thống giao thông nông thôn phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực cho các ngành kinh tế khác phát triển trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông nông thôn gắn liền với phát triển nông thôn mới và phải gắn với công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.

- Phát triển giao thông nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, quán triệt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm; phát huy nội lực và tranh thủ nguồn vốn từ trung ương, nguồn vốn nước ngoài, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần kinh tế và các nguồn vốn để xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông nông thôn.

2. Mục tiêu phát triển:

2.1. Mục tiêu tổng quát:

- Thiết lập quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ và liên hoàn trong tương lai, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng. Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững.

[...]