ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2770/QĐ-UBND
|
Kiên Giang, ngày 29 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH GIAO THÔNG NÔNG THÔN HUYỆN
GIANG THÀNH, TỈNH KIÊN GIANG, GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật
Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật
Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật
Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật số 38/2009/QH12 ngày
19 tháng 6 năm 2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật liên quan
đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Nghị
quyết số 13/2001/QH13 ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Quốc hội về Chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Nghị
quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Kiên Giang lần thứ IX;
Căn cứ
Quyết định số 1255/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kiên Giang thời
kỳ đến năm 2020;
Căn cứ Nghị
định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị
định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Căn cứ
Quyết định số 11/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm vùng
đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 và định hướng đến 2030;
Căn cứ
Quyết định số 35/2009/QĐ-TTg ngày 03 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020
và tầm nhìn đến năm 2030;
Căn cứ
Quyết định số 03/2012/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kiên Giang về việc công bố số hiệu đường tỉnh trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Căn cứ
Quyết định số 32/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Kiên Giang về việc công bố số hiệu đường huyện trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
Xét đề nghị
của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 224/TTr-SGTVT ngày 22 tháng
7 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này là Quy hoạch
giao thông nông thôn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang, giai đoạn đến năm 2020
và định hướng đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
phát triển:
- Phát triển
giao thông nông thôn là phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, đáp ứng nhu
cầu đi lại của nhân dân, từng bước xóa đói nghèo, giảm sự chênh lệch kinh tế
giữa thành thị với nông thôn, gắn liền với việc củng cố an ninh quốc phòng.
- Nhanh chóng
phát triển theo hướng bền vững hóa hệ thống giao thông nông thôn và phải dựa
trên cơ sở quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và huyện.
- Hệ thống
giao thông nông thôn phải đi trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực cho
các ngành kinh tế khác phát triển trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại
hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Đầu tư xây
dựng mạng lưới giao thông nông thôn gắn liền với phát triển nông thôn mới và
phải gắn với công tác quản lý bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn.
- Phát triển
giao thông nông thôn là sự nghiệp của toàn dân, quán triệt phương châm nhà nước
và nhân dân cùng làm; phát huy nội lực và tranh thủ nguồn vốn từ trung ương,
nguồn vốn nước ngoài, huy động mọi nguồn lực từ nhân dân, từ các thành phần
kinh tế và các nguồn vốn để xây dựng mới và cải tạo hệ thống giao thông nông
thôn.
2. Mục tiêu
phát triển:
2.1. Mục tiêu
tổng quát:
- Thiết lập
quy hoạch phát triển mạng lưới giao thông đồng bộ và liên hoàn trong tương lai,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ an ninh quốc phòng. Góp
phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền
vững.
- Kết nối với
mạng lưới quốc lộ và đường tỉnh, nâng cao hiệu quả khai thác của hệ thống giao
thông nông thôn. Bảo đảm thông suốt đến các xã và cơ bản có đường ô tô đến
trung tâm xã. Từng bước nâng cao chất lượng đường nông thôn; có cơ chế, chính
sách đảm bảo duy tu, bảo dưỡng thường xuyên.
- Làm căn cứ
để thực hiện các dự án đầu tư nâng cấp và phát triển các công trình giao thông
trọng điểm trên địa bàn huyện, làm cơ sở trong công tác quản lý và lập kế hoạch
đầu tư toàn bộ hoặc từng phần hệ thống giao thông.
2.2. Mục tiêu
cụ thể:
- Đầu tư nâng
cấp, mở mới các tuyến đường huyện, đường xã đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và
cắm lộ giới giữ quỹ đất.
- Đến 2015,
phấn đấu đạt được tỷ lệ cứng hóa đường huyện là 100%; 100% xã có đường ô tô đến
được trung tâm xã; đường trục xã, liên xã được láng nhựa hoặc bê tông hóa và có
trên 60% đường giao thông liên ấp được bê tông hóa.
- Đến 2020,
các tuyến đường liên ấp được đầu tư cứng hóa đạt tối thiểu 80%.
- Đầu tư hệ
thống bến xe trung tâm huyện nhằm đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân;
- Ưu tiên đầu
tư nạo vét một số tuyến đường thủy nội địa quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu vận
tải.
3. Quy hoạch
phát triển:
3.1. Đường bộ:
3.1.1. Hệ
thống đường tỉnh (ĐT), gồm:
Hệ thống đường
tỉnh trong phạm vi nghiên cứu của quy hoạch này sẽ bao gồm các tuyến hiện hữu
được nâng cấp cải tạo để đạt cấp theo quy hoạch, các tuyến đường tỉnh mở mới và
một số tuyến chuyển cấp quy hoạch. Quy hoạch đề xuất như sau:
- Đối với hệ
thống các tuyến đường tỉnh hiện hữu: Từ nay đến năm 2020 đề xuất khôi phục,
nâng cấp, đưa vào cấp kỹ thuật với quy mô tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng
bằng, mặt đường rộng Bm=7,0m, nền rộng Bn=9,0m, lề gia cố mỗi bên 1,0m, đất bảo
vệ bảo trì mỗi bên 1,0m, hành lang an toàn mỗi bên 9,0m với kết cấu mặt đường
cấp cao; lộ giới tối thiểu 32m. Đối với các tuyến quan trọng có nhu cầu đi lại
lớn, sẽ cắm trước lộ giới theo tiêu chuẩn cấp III là 45m nhằm giảm chi phí đền
bù giải phóng mặt bằng sau này. Định hướng sau năm 2020, các tuyến quan trọng
sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng, lộ giới tối thiểu 45m.
- Đối với các
tuyến đường tỉnh dự kiến: Được hình thành trên cơ sở nâng cấp từ các tuyến
đường huyện, đường xã hiện hữu kết hợp việc mở mới hoàn toàn một vài đoạn
tuyến. Xây dựng các tuyến đạt tiêu chuẩn cấp IV, mặt đường rộng Bm=7,0m, nền
rộng Bn=9,0m, lề gia cố mỗi bên 1,0m, đất bảo vệ bảo trì mỗi bên 1,0m, hành
lang an toàn mỗi bên 9,0m với kết cấu mặt đường cấp cao; lộ giới tối thiểu là
32m. Trong giai đoạn đến năm 2020, khi nguồn kinh phí còn hạn chế tùy điều kiện
thực tế sẽ đầu tư các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp V (mặt rộng
5,5m, nền 7,5m) và cấp VI (mặt rộng 3,5m, nền 6,5m). Định hướng sau năm 2020,
nâng cấp, mở rộng đạt tiêu chuẩn cấp quy hoạch.
- Các yêu cầu
quy hoạch khác, gồm: Đối với những đoạn tuyến đi qua khu vực đô thị sẽ được đầu
tư theo quy hoạch xây dựng đô thị đã được phê duyệt. Quy mô xây dựng cầu trên
tuyến phải phù hợp với cấp quy hoạch, tải trọng từ 0.65HL93 - HL.93 tùy theo
từng tuyến quy hoạch. Các yếu tố hình học trên tuyến (bán kính đường cong đứng,
nằm, lồi, lõm, tầm nhìn, siêu cao,…) phải phù hợp với cấp quy hoạch.
3.1.2. Hệ
thống đường huyện (ĐH):
Hệ thống đường
huyện bao gồm tất cả các tuyến đường trên địa bàn được công bố theo Quyết định
số 32/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên
Giang. Quy hoạch giai đoạn đến 2020 và định hướng đến năm 2030: Đề xuất chung
đối với các tuyến đường hiện hữu và mở mới sẽ đạt tiêu chuẩn tối thiểu cấp VI,
mặt đường rộng Bm=3,5m, nền đường rộng Bn=6,5m và cấp V mặt đường rộng Bm=5,5m,
nền đường rộng Bn=7,5m theo Tiêu chuẩn thiết kế đường ô tô TCVN4054-2005. Lộ
giới tối thiểu 32m, được xác định bằng tổng chiều rộng của nền đường, đất bảo
vệ, bảo trì, hành lang an toàn và bề rộng mái ta luy.
Kết cấu mặt
đường và tải trọng cầu: Cán đá láng nhựa hoặc bê tông xi măng; cầu trên tuyến
có tải trọng từ 0,5HL93 - 0,65HL93 và bề rộng toàn cầu từ 4,5m đến 7,0m.
3.1.3. Hệ
thống đường xã (thôn, ấp): Các tuyến đường xã có chức năng kết nối các khu dân
cư và vùng sản xuất nông nghiệp ra đường huyện. Các tuyến này phục vụ cho việc
vận chuyển, đi lại và sinh hoạt hàng ngày của người dân tại các làng, xã, thôn
ấp. Quy mô cấp đường quy hoạch căn cứ theo Quyết định số 1265/QĐ-UBND ngày 10
tháng 6 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy định về quy
mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Tiêu chuẩn tối thiểu cần
đạt được:
- Đối với các
tuyến trục chính và liên xã: Đề xuất quy hoạch đạt tối thiểu loại B theo cấp
đường giao thông nông thôn, mặt rộng 2,5m, lề đường mỗi bên 1,25m, nền 5,0m,
kết cấu mặt đường bê tông xi măng.
- Đối với
những tuyến trục ấp còn lại quy hoạch đạt loại B hoặc loại C (mặt rộng 2,0m,
nền 3,0m, lề đường mỗi bên rộng 0,5m).
- Đối với
những xã có điều kiện thì ngành Giao thông vận tải nên khuyến khích xây dựng
các tuyến đường xã ở cấp cao hơn (A, AH hoặc VI).
3.1.4. Hệ
thống cầu:
- Tải trọng
tính toán tối thiểu đạt 5 tấn (Quy trình thiết kế cầu cống theo trạng thái giới
hạn 22TCN 18-79). Áp dụng cho đường cấp B.
- Hoạt tải
tính toán tối thiểu đạt 10 tấn (tương đương 0,5HL93 theo 22TCN272-05). Áp dụng
cho các đường cấp AH và cấp A.
Đối với đường
cấp C: Tùy theo điều kiện của địa phương, nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện an
toàn cho phương tiện lưu thông qua cầu.
3.1.5. Hệ
thống bến bãi:
- Bến xe: Trên địa bàn huyện có bến
xe khách rộng 5.797m2 nằm ở xã Tân Khánh Hòa. Đến sau năm 2020 sẽ nâng cấp bến
xe đạt tiêu chuẩn bến xe loại III.
- Bến thủy nội
địa: Đến năm 2015 xem xét cấp phép hoạt động cho các bến hiện hữu đang hoạt
động không phép trên cơ sở đáp ứng các tiêu chuẩn hoạt động bến thủy nội địa,
quy định hiện hành của Nhà nước. Đình chỉ chấm dứt các hoạt động của bến tự
phát không giấy phép và có biện pháp xử lý nghiêm ngặt để tránh tình trạng bến
không phép tự do mở bến. Nhằm nâng cao năng lực khai thác vận tải thủy trên địa
bàn huyện, quy hoạch xây dựng các bến thủy nội địa tại các tuyến vận tải chính
của huyện (kênh Vĩnh Tế, kênh Nông Trường, kênh T3) nhằm phục vụ nhu cầu vận
chuyển hàng hóa và đi lại trên địa bàn. Quy mô bến thủy nội địa với khả năng
tiếp nhận tàu-ghe trọng tải nhỏ, gồm: Các tàu tự hành có tải trọng đến 200DWT;
các đoàn sà lan có tải trọng đến 750DWT.
- Bến khách
ngang sông được quy hoạch phải đảm bảo các tiêu chí sau: Bến không nằm trong
khu vực cấm theo quy định của pháp luật; có địa hình, thủy văn ổn định đảm bảo
cho phương tiện hoạt động an toàn, thuận lợi; có đường, cầu cho người, phương
tiện giao thông đường bộ lên xuống an toàn; có đèn chiếu sáng nếu hoạt động ban
đêm; có nơi chờ cho khách, có bảng nội quy và bảng niêm yết giá vé; vùng nước
bến không được chồng lấn với luồng chạy tàu thuyền; lắp đặt báo hiệu đường thủy
nội địa theo quy định; được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động bến
khách ngang sông; đối với bến được phép chở ô tô thì đường lên xuống bến phải
đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với loại ô tô được phép chở ngang sông.
3.2. Đường
thủy nội địa địa phương:
3.2.1. Đối với
hệ thống đường thủy tỉnh quản lý: Quy hoạch đạt cấp V, rộng luồng 15m, sâu 2,2m.
3.2.2. Đối với
hệ thống kênh nội đồng, kênh thủy lợi: Trong giai đoạn từ nay đến 2020, tiếp
tục đầu tư nạo vét hệ thống kênh do huyện quản lý để phục vụ tưới tiêu và sản
xuất và đi lại của nhân dân.
3.2.3. Tĩnh
không và bề rộng thông thuyền: Các cầu được xây dựng mới bắc ngang các tuyến
sông kênh có vận tải thủy trên địa bàn huyện phải có tĩnh không và khẩu độ thực
hiện theo Thông tư 36/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ Giao thông
vận tải. Đối với các tuyến kênh không có nhu cầu vận tải đường thủy căn cứ
Quyết định số 1265/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh về ban hành Quy định về quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn
phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 trên địa bàn
tỉnh Kiên Giang. Bề rộng thông thuyền tối thiểu không nhỏ hơn 6,0m; chiều cao
thông thuyền tối thiểu không nhỏ hơn 1,5m. Mực nước thông thuyền căn cứ vào mức
nước sử dụng thường xuyên trong năm.
3.3. Dự kiến
quỹ đất:
Dự kiến quỹ
đất dành cho hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông huyện Giang Thành bao gồm:
Đường bộ, bến bãi (không tính giao thông đô thị) đến năm 2020 khoảng 1.611ha,
chiếm 3,90% diện tích tự nhiên của huyện.
4. Các giải
pháp, chính sách chủ yếu:
4.1. Các giải
pháp, chính sách về nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông:
Ngoài việc tập
trung huy động tối đa từ nguồn vốn ngân sách huyện, tỉnh để phát triển hệ thống
đường nông thôn trên địa bàn huyện, các nguồn vốn có thể huy động được cho phát
triển giao thông nông thôn của huyện là:
- Vốn đầu tư
từ các dự án phát triển giao thông vận tải của Bộ Giao thông vận tải và vốn tài
trợ của Ngân hàng Thế giới (WB). Vốn tài trợ từ các tổ chức nhân đạo, từ thiện,
phi chính phủ.
- Vốn từ các
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.
- Vốn đóng góp
từ các đơn vị kinh tế trên địa bàn huyện, bao gồm các tổ chức, cá nhân có đăng
ký kinh doanh (kể cả các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) và đóng góp của nhân
dân.
4.2. Tổ chức
và quản lý trong đầu tư phát triển:
4.2.1. Xây
dựng kế hoạch: Căn cứ vào quy hoạch, xét mức độ cần thiết và khả năng nguồn
vốn, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch phát triển giao thông của huyện theo từng
năm, theo các nguyên tắc sau:
- Tập trung
đầu tư dứt điểm, không dàn trải.
- Chú ý đến sự
liên hoàn, không để chia cắt.
- Các trục
đường chính có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an
ninh quốc phòng được ưu tiên làm trước.
4.2.2. Quản lý
nguồn vốn: Công trình đầu tư bằng nguồn vốn nào là chính thì quản lý đầu tư xây
dựng theo các quy định phù hợp với nguồn vốn đó. Công trình đầu tư bằng nguồn
vốn nhà nước là chính thì quản lý theo điều lệ xây dựng cơ bản hiện hành, công
trình đầu tư bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp thì vận dụng các quy định quản
lý hiện hành để thực hiện cho phù hợp với từng nơi và từng công trình, đảm bảo
nguyên tắc công khai dân chủ.
4.2.3. Tổ chức
quản lý xây dựng:
- Đối với các
đường do huyện làm chủ đầu tư, căn cứ vào quy mô công trình việc đấu thầu, chọn
thầu, chỉ định thầu, quản lý giám sát chất lượng, nghiệm thu, thanh toán, quyết
toán, bảo hành được thực hiện theo quy định của điều lệ xây dựng cơ bản.
- Công tác bảo
trì và sửa chữa đường bộ: Sau khi xây dựng hoàn thành phải bảo trì, đường đi
qua xã nào thì xã đó quản lý, vốn bảo trì và sửa chữa nhỏ do nhân dân tự nguyện
làm và tự quản lý chi phí, ngân sách huyện hỗ trợ từ sửa chữa lớn trở lên.
- Dùng lực
lượng công ích hàng năm để tiến hành công tác bảo trì theo hướng dẫn của Bộ
Giao thông vận tải về tổ chức và quy trình. Lực lượng công ích có thể đưa từ
huyện này sang huyện khác, xã này sang xã khác.
- Công khai
hóa các nguồn thu, chi trong xây dựng giao thông nông thôn.
- Đối với các
đường do xã là chủ đầu tư, các xã tổ chức thi công trên cơ sở ưu tiên vận động
lao động tại chỗ. Tăng cường công tác giám sát cộng đồng do xã tổ chức.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện quy hoạch:
1. Giao Sở
Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban
nhân dân huyện Giang Thành, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách
nhiệm tổ chức, hướng dẫn việc triển khai thực hiện Quy hoạch theo những nội
dung được phê duyệt tại Quyết định này. Trong quá trình thực hiện, tiến hành
xem xét, đánh giá để điều chỉnh, bổ sung kịp thời và đáp ứng yêu cầu thực tế
tại địa phương.
2. Giao Chủ
tịch Ủy ban nhân dân huyện Giang Thành phối hợp với các sở, ngành có liên quan
tiến hành rà soát, điều chỉnh các quy hoạch phù hợp với quy hoạch phát triển
kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn huyện, đảm bảo quy hoạch triển khai
đồng bộ, tạo được hệ thống giao thông vận tải kết nối liên hoàn, nhằm nâng cao
năng lực toàn mạng lưới giao thông.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
(Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giang
Thành; Giám đốc (Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này
có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Văn Huỳnh
|
PHỤ LỤC
TỔNG HỢP QUY HOẠCH, QUỸ ĐẤT CHO GIAO THÔNG VÀ DANH MỤC CÁC
DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 29 tháng 12 năm 2014 của Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
1. Tổng hợp
quy hoạch:
Quy hoạch giao
thông nông thôn huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030 chủ yếu tập trung phát triển mạng lưới đường bộ. Kết quả quy hoạch
mạng lưới đường bộ được thể hiện theo một số chỉ tiêu như sau:
STT
|
So sánh
|
Chiều dài đường bộ
(km)
|
Đường nhựa
(km)
|
Mật độ đường
(km/km2)
|
Tỷ lệ nhựa hóa
(%)
|
I
|
Trước
quy hoạch
|
321,95
|
69,72
|
0,78
|
21,66%
|
1
|
Quốc lộ
|
37,00
|
37,00
|
|
100,00%
|
2
|
Đường tỉnh
|
12,00
|
0,50
|
|
4,17%
|
3
|
Đường
huyện
|
39,20
|
12,20
|
|
31,12%
|
4
|
Đường xã
|
233,75
|
20,02
|
|
8,57%
|
II
|
Sau
quy hoạch
|
569,61
|
569,61
|
1,38
|
100,00%
|
1
|
Quốc lộ
|
37,00
|
37,00
|
|
100,00%
|
2
|
Đường tỉnh
|
21,00
|
21,00
|
|
100,00%
|
3
|
Đường
huyện
|
85,78
|
85,78
|
|
100,00%
|
4
|
Đường xã
|
425,83
|
425,83
|
|
100,00%
|
2. Quỹ đất phát
triển mạng lưới giao thông đường bộ:
Theo quy định về quản
lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phạm vi đất dành cho đường bộ
gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
- Phần đất của đường
bộ, gồm:
+ Phần đất trên đó
công trình đường bộ được xây dựng.
+ Phần đất bảo vệ, bảo
trì đường bộ.
- Đất hành lang an
toàn đường bộ: Là phần đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm đảm bảo an toàn
giao thông và bảo vệ công trình đường bộ.
Quỹ đất phát triển
giao thông trên địa bàn huyện Giang Thành như sau:
STT
|
Hạng mục
|
Quỹ đất chiếm dụng (ha)
|
Đất xây dựng
|
Đất bảo vệ, bảo trì
|
Đất hành lang an toàn
|
Tổng
|
1
|
Quốc lộ
|
166,5
|
27,4
|
167,6
|
361,5
|
2
|
Đường tỉnh
|
52,5
|
4,2
|
37,8
|
95
|
3
|
Đường
huyện
|
102,936
|
2
|
154
|
259
|
4
|
Đường xã
|
425,83
|
85
|
341
|
851,66
|
5
|
Bến xe
|
|
|
|
0,6
|
6
|
Đường thủy
|
|
|
|
43,5
|
|
Tổng
|
748
|
118
|
700
|
1.611
|
3. Danh mục dự án
ưu tiên đầu tư:
- Quốc lộ: Sửa chữa
định kỳ, sửa chữa lớn đường Quốc lộ N1 (Tịnh Biên - Hà Tiên).
- Đường tỉnh: Đầu tư ĐT.970B
(Đường T3) đoạn qua địa bàn huyện Giang Thành dài 12,0km.
- Đường huyện: Đường kênh
Nông Trường dài 25,0km; đường Trà Phô dài 9,0km; đường Cửa khẩu Giang
Thành dài 5,5km.