Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 2754/QĐ-BGDĐT năm 2016 về phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu 2754/QĐ-BGDĐT
Ngày ban hành 10/08/2016
Ngày có hiệu lực 10/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký Phùng Xuân Nhạ
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2754/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA BỘ TRƯỞNG VÀ CÁC THỨ TRƯỞNG

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18/4/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19/3/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 736/QĐ-CTN ngày 09/4/2016 của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc phân công và thực hiện nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ và là người đứng đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bộ trưởng chịu trách nhiệm toàn diện trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, Quốc hội về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ trưởng theo các quy định, hiện hành của pháp luật.

2. Thứ trưởng thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng về các quyết định của mình, Các Thứ trưởng thường xuyên báo cáo Bộ trưởng tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao; kịp thời báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng về nhng vấn đề quan trọng, phức tạp hoặc nhạy cảm trước khi quyết định.

3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các Thứ trưởng phi hợp, trao đổi và hỗ trợ nhau, đảm bảo mọi hoạt động của Bộ được thực hiện hiệu quả, đúng kế hoạch. Trường hợp không thống nhất được ý kiến giữa các Thứ trưởng khi xử lý công việc liên quan đến nhiều Thứ trưởng thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định.

4. Bộ trưởng tham gia giải quyết công việc thuộc trách nhiệm của Thứ trưởng khi có yêu cầu hoặc thấy cần thiết.

5. Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì các cuộc hp giao ban lãnh đạo Bộ định kỳ hoặc đột xuất để phối hợp xử lý công việc.

Điều 2. Phân công nhiệm vụ cụ thể của Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ

a) Lãnh đạo, quản lý toàn diện mọi hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn của Bộ và Bộ trưởng được quy định trong Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

b) Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào tạo; Tổ chức cán bộ và phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; Kế hoạch - Tài chính ngành.

c) Trực tiếp phụ trách các đơn vị: Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch - Tài chính; Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

d) Trực tiếp phụ trách các địa bàn: Các thành phố trực thuộc Trung ương.

đ) Trực tiếp phụ trách Đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020.

e) Làm nhiệm vụ: Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước nhiệm kỳ 2014-2019; Phó Trưởng ban chỉ đạo đổi mới giáo dục đại học; Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo dục quốc phòng - an ninh Trung ương, quân khu; Ủy viên thường trực Hội đng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2011-2015; Ủy viên Ủy ban Quốc gia Đi mới giáo dục và đào tạo; Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin; Ủy viên Ban chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công và các nhiệm vụ khác theo phân công của Đảng, Nhà nước.

g) Là chủ tài khoản số 1 của Bộ.

h) Thực hiện các nhiệm vụ của Thành viên Chính phủ và các nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công.

2. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển

a) Phụ trách các lĩnh vực: Giáo dục tiu học; giáo dục trung học; giáo dục thường xuyên; phân lung và hướng nghiệp học sinh; đi mới chương trình giáo dục phổ thông; phát triển ngành sư phạm.

b) Phụ trách các đơn vị: Vụ Giáo dục Tiểu học; Vụ Giáo dục Trung học; Vụ Giáo dục thường xuyên; Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục.

c) Phụ trách các địa bàn: Các tỉnh miền núi phía Bắc.

[...]