Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 3636/QĐ-BVHTTDL năm 2015 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 3636/QĐ-BVHTTDL
Ngày ban hành 23/10/2015
Ngày có hiệu lực 23/10/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Hoàng Tuấn Anh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

B VĂN HÓA, THTHAO
VÀ DU LỊCH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3636/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 23 tháng 10 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG LÃNH ĐẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 2989/QĐ-BVHTTDL ngày 02 tháng 8 năm 2012 về việc ban hành kèm theo Quy chế làm việc của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Nghị quyết số 10/NQ-BCSĐ ngày 12 tháng 10 năm 2015 của Ban Cán sự đảng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nguyên tắc phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng

1. Bộ trưởng là Thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về quản lý ngành văn hóa, gia đình, thể dục thể thao và du lịch.

2. Ngoài những công việc trực tiếp chỉ đạo, Bộ trưởng phân công các Thứ trưởng theo dõi, chỉ đạo, xử lý một số công việc thuộc thẩm quyền của Bộ.

3. Bộ trưởng và các Thứ trưởng họp giao ban hàng tuần để báo cáo, thảo luận và thống nhất chỉ đạo triển khai các lĩnh vực công tác được phân công phụ trách, các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

4. Thứ trưởng không giải quyết các công việc Bộ trưởng không phân công và thực hiện các quyết định của Bộ trưởng

5. Khi vắng mặt, nếu xét thấy cần thiết, Bộ trưởng ủy nhiệm một Thứ trưởng lãnh đạo công tác, giải quyết công việc của Bộ theo quy định.

6. Trong trường hợp xét thấy cần thiết, hoặc khi Thứ trưởng vắng mặt thì Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo xử lý hoặc phân công Thứ trưởng khác chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng.

7. Phân công nhiệm vụ của Bộ trưởng và các Thứ trưởng có thể thay đổi tùy theo tình hình công việc, nhiệm vụ chính trị của Bộ, do Bộ trưởng quyết định.

8. Bộ trưởng và các Thứ trưởng làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và theo Quy chế làm việc của Bộ.

Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng

Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước pháp luật về quyết định của mình. Trong phạm vi lĩnh vực, nhiệm vụ được phân công, Thứ trưởng có trách nhiệm và quyn hạn sau:

1. Chỉ đạo các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng, các đơn vị trực thuộc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển, cơ chế chính sách và các dự án luật, pháp lệnh, các đề án liên quan đến lĩnh vực được phân công để Bộ duyệt hoặc trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Kiểm tra, đôn đốc các Tổng cục, Vụ, Cục chức năng, các cơ quan đơn vị trong việc tổ chức thực hiện các quyết định của Chính phủ và của Bộ; các chủ trương, chính sách, pháp luật; phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung.

3. Thứ trưởng trực tiếp theo dõi ngành, đơn vị nào sẽ chịu trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo thường xuyên các công việc liên quan đến phạm vi, trách nhiệm của Bộ tại ngành, đơn vị đó; đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm, những lĩnh vực công tác hoặc những công việc do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, Thứ trưởng phải báo cáo, xin ý kiến Bộ trưởng trước và sau khi giải quyết.

4. Thứ trưởng được phân công theo dõi, chỉ đạo lĩnh vực công tác chuyên môn nào có trách nhiệm theo dõi, chỉ đạo chung toàn ngành về lĩnh vực công tác chuyên môn được phân công theo quy định.

5. Trong thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến nhiệm vụ do Thứ trưởng khác phụ trách, các Thứ trưởng chủ động phối hợp giải quyết; trường hợp các ý kiến không thống nhất, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.

6. Chủ động phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương có liên quan trong quá trình chỉ đạo, triển khai công việc.

7. Tham gia các Ban chỉ đạo Trung ương theo yêu cầu công việc.

8. Ngoài các nhiệm vụ cụ thể được phân công công tác, các Thứ trưởng có trách nhiệm quán xuyến hoạt động chung của Bộ để có thể đảm nhận các nhiệm vụ khác khi Bộ trưởng giao nhiệm vụ.

[...]