Quyết định 2738/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020

Số hiệu 2738/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/11/2013
Ngày có hiệu lực 01/11/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Nguyễn Hữu Hoài
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2738/QĐ-UBND

Quảng Bình, ngày 01 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH QUẢNG BÌNH ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Căn cứ Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Thông tư 12/2011/TT-BTNMT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại;

Căn cứ Quyết định số 213/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ, đề cương và dự toán lập Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại Ttrình số 1198/TTr-SXD ngày 08 tháng 10 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Quảng Bình đến năm 2020, với các nội dung sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG QUY HOẠCH:

- Phạm vi quy hoạch: Trên địa bàn toàn tỉnh, bao gồm các đô thị và các điểm dân cư nông thôn, các trung tâm cụm xã; các khu công nghiệp, khu kinh tế, các khu tiểu thủ công nghiệp; khu di tích lịch sử - văn hóa, khu du lịch.

- Đối tượng quy hoạch: Chất thải rắn sinh hoạt; chất thải rắn công nghiệp; chất thải rắn y tế; chất thải rắn xây dựng.

II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU QUY HOẠCH

1. Quan điểm quy hoạch

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Quảng Bình phù hợp với chiến lược Quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020.

- Phù hợp với định hướng quy hoạch vùng, quy hoạch chung và các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch phát triển công nghiệp, quy hoạch phát triển ngành y tế, quy hoạch phát triển du lịch).

- Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam.

- Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế, giảm tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm giảm thiểu tác động môi trường, giảm chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Quy hoạch phân bố hợp lý địa điểm xây dựng các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh đảm bảo mỗi khu xử lý CTR sẽ phục vụ 1 địa bàn có cự ly vận chuyển phù hợp (không khép kín theo đơn vị hành chính). Quy hoạch và xây dựng khu xử lý CTR đảm bảo vệ sinh môi trường, không ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

2. Mục tiêu quy hoạch

2.1. Mục tiêu tổng quát

- Quy hoạch đồng bộ hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn trên toàn tỉnh nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững.

- Xây dựng được hệ thống quản lý tổng hợp chất thải rắn, theo đó chất thải rắn được phân loại tại nguồn, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý triệt để bằng những công nghệ tiên tiến và phù hợp, hạn chế tối đa lượng chất thải phải chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và hạn chế gây ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được quản lý và xử lý theo các phương thức phù hợp.

- Tăng cường nhận thức của cộng đồng về quản lý tổng hợp chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Các điều kiện cần thiết về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực cho quản lý tổng hợp chất thải rắn được thiết lập.

[...]