Quyết định 1900/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Số hiệu 1900/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/09/2014
Ngày có hiệu lực 15/09/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Nguyễn Xuân Tiến
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1900/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 15 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH LÂM ĐỒNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;

Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020;

Xét Tờ trình số 329/SXD-HTKT ngày 14/4/2014 của Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 90/TTr-KHĐT-TH ngày 12/5/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn (CTR) tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với nội dung chủ yếu như sau:

1. Phạm vi: Trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu chung: Huy động và tập trung các nguồn lực tham gia đầu tư vào lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTR, cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần phát triển bền vững.

b) Mục tiêu cụ thể:

TT

Loại chất thải rắn

2015

2020

2030

Tỷ lệ thu gom, xử lý tại khu xử lý

Trong đó thu hồi, tái chế

Tỷ lệ thu gom, xử lý tại khu xử lý

Trong đó thu hồi, tái chế

Tỷ lệ thu gom, xử lý tại khu xử lý

Trong đó thu hồi, tái chế

1

CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn

85%

40%

90%

65%

100%

85%

2

CTR xây dựng

50%

70%

80%

60%

100%

70%

3

CTR nông nghiệp thông thường

40%

30%

70%

60%

100%

70%

4

CTR nông nghiệp nguy hại

40%

0%

70%

0%

100%

0%

5

CTR công nghiệp thông thường

80%

20%

90%

40%

100%

60%

6

CTR công nghiệp nguy hại

85%

0%

90%

0%

100%

0%

7

CTR y tế thông thường

85%

15%

100%

20%

100%

35%

8

CTR y tế nguy hại

70%

0%

100%

15%

100%

20%

3. Nội dung quy hoạch:

3.1 Quy hoạch phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTR:

a) Chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn:

- Phân loại CTR sinh hoạt đô thị và nông thôn gồm chất thải hữu cơ, chất thải có thể tái chế và chất thải không còn khả năng tái chế; từng bước thực hiện phân loại CTR sinh hoạt đô thị ngay tại nguồn trước hết là tại các đô thị trên địa bàn tỉnh.

- Chất thải rắn sinh hoạt được xử lý tại các khu xử lý cấp vùng tỉnh đối với thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc và huyện Đức Trọng, Di Linh, áp dụng công nghệ chế biến phân hữu cơ, tái chế CTR, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; xử lý tại khu xử lý cấp vùng huyện đối với khu vực trung tâm và vùng phụ cận của huyện, áp dụng công nghệ chế biến phân hữu cơ, đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; xử lý tại khu xử lý tập trung cấp huyện đối với khu dân cư nông thôn tập trung, áp dụng công nghệ đốt và chôn lấp hợp vệ sinh; đối với khu dân cư không tập trung xa khu xử lý tập trung cấp huyện, CTR được thu gom đến các bãi chôn lấp của xã (theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới).

b) Chất thải rắn xây dựng:

- Phân loại CTR xây dựng tại công trình gồm CTR có khả năng tái chế, tái sử dụng và CTR không còn khả năng tái chế, tái sử dụng;

- Xử lý CTR xây dựng gồm phần lớn chất thải được tái sử dụng hoặc tận dụng để san lấp mặt bằng tại công trình; khối lượng còn lại được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý gần nhất. Tại thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, huyện Đức Trọng huyện Di Linh chất thải được xử lý tại khu xử lý cấp vùng tỉnh bằng công nghệ tái chế và chôn lấp; các huyện còn lại xử lý bằng công nghệ chôn lấp.

c) Chất thải rắn nông nghiệp:

- Chất thải rắn nông nghiệp thông thường khuyến khích nông dân tái sử dụng cho các hoạt động sản xuất và đời sống (làm thức ăn chăn nuôi, làm phân bón, sản xuất khí đốt biogas); khối lượng còn lại được thu gom, vận chuyển đến khu xử lý gần nhất và xử lý cùng với CTR sinh hoạt.

- Chất thải rắn nông nghiệp nguy hại phải lưu chứa trong những thùng, túi không thấm và thu gom, vận chuyển bằng xe chuyên dụng hoặc thông qua các đơn vị có chức năng (có giấy phép vận chuyển CTR nguy hại) vận chuyển đến khu xử lý cấp vùng tỉnh; xử lý bằng công nghệ đốt và chôn lấp hợp vệ sinh.

d) Chất thải rắn công nghiệp:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ