Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 2722/QĐ-UBND năm 2015 về Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 2722/QĐ-UBND
Ngày ban hành 05/08/2015
Ngày có hiệu lực 05/08/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Huỳnh Khánh Toàn
Lĩnh vực Thương mại

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2722/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 05 tháng 8 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA NGÀNH CÔNG THƯƠNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG THƯƠNG PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂNBỀN VỮNGGIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 2146/QĐ-TTg ngày 01/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 11476/QĐ-BCT ngày 18/12/2014 của Bộ Công Thương về việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 877/TTr-SCT ngày 29/7/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch hành động của ngành Công Thương thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án theo Kế hoạch hành động đã được phê duyệt.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh Quảng Nam, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận
- NhưĐiều 3;
- BộCôngThương;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CPVP ;
- Lưu: VT, KTN.
D:\Dropbox\TAM a\Chung\Quyet dinh\2015
\08.04 QD KHHD tai co cau nganh CT.docx

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Huỳnh Khánh Toàn

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TÁI CƠ CẤU NGÀNH CÔNG THƯƠNG PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2722 /QĐ-UBND ngày 05 tháng 8 năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)

I. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG

1. Mục tiêu

Tái cơ cấu ngành Công Thương nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của ngành Công Thương với các mục tiêu cụ thể sau:

- Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2016-2020 mỗi năm tăng 14%. Giá trị sản xuất tăng thêm giai đoạn 2016-2020 ước đạt trên 46.942 tỷ đồng;

- Đến năm 2020, tỷ trọng công nghiệp chiếm 41% trong cơ cấu GDP;

- Lao động công nghiệp đến năm 2020 chiếm tỷ trọng 26,5% trong tổng số lao động các ngành kinh tế;

- Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trưởng bình quân 16%/năm;

- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân giai đoạn 2016-2020 khoảng 16%/năm; kim ngạch nhập khẩu tăng trưởng bình quân duy trì ở mức 14%/năm.

2. Định hướng

- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước, rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách, tạo khung pháp lý minh bạch, thông thoáng, cải cách thủ tục hành chính theo hướng tạo mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp thông tin có chất lượng, tháo gỡ khó khăn, rào cản cho phát triển của doanh nghiệp, tạo động lực khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành Công Thương;

- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, đảm bảo phát triển bền vững; cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo với hàm lượng khoa học công nghệ cao. Khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng có hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, tạo giá trị gia tăng cao, ứng dụng công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Phát triển công nghiệp gắn với thực hiện tốt kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020;

[...]