Quyết định 2700/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 do Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình ban hành

Số hiệu 2700/QĐ-UBND
Ngày ban hành 15/11/2012
Ngày có hiệu lực 15/11/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Ca
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 2700/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 15 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA THỜI KỲ 2011 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Công văn số 7979/BCT-XNK ngày 27/8/2012 của Bộ Công Thương về việc xây dựng Kế hoạch hàng động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 58TTr-SCT ngày 06/11/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Thái Bình, với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG.

- Nhằm cụ thể hóa những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu và những chương trình, dự án trọng tâm của tỉnh Thái Bình để triển khai, tổ chức thực hiện trong thời gian tới góp phần thực hiện Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 25/7/2012 của Chính phủ.

- Tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11,5%/năm trong thời kỳ 2011-2020 (đến năm 2020 đạt 1.300 triệu USD).

- Tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa bình quân 12%/năm trong thời kỳ 2011-2020, (đến năm 2020 đạt 1.200 triệu USD).

- Duy trì xuất siêu hàng năm từ 50 triệu USD đến 100 triệu USD.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU.

1. Phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

a. Về sản xuất công nghiệp:

- Rà soát, bổ sung và hoàn chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp giai đoạn 2008-2015, định hướng đến 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Xác định sản phẩm hàng hóa xuất khẩu có tiềm năng, lợi thế cạnh tranh của tỉnh; nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: Thịt lợn sữa, rau quả, gạo xuất khẩu; chế biến thủy hải sản xuất khẩu, đặc biệt là chế biến ngao (nhuyễn thể); sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Mây tre đan, chiếu thảm xuất khẩu, chạm bạc và một số sản phẩm khác.

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển công nghiệp công nghệ cao: Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa; phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ đối với: Công nghiệp cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giầy và công nghệ cao.

- Quan tâm, tháo gỡ khó khăn cho các chương trình dự án lớn của tỉnh triển khai, thực hiện đúng tiến độ đề ra như: Dự án Trung tâm Điện lực Thái Bình, dự án Amonnitrat, dự án dẫn khí từ ngoài khơi vào KCN Tiền Hải để cung cấp khí mỏ phục vụ phát triển sản xuất.

- Nghiên cứu xây dựng trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu phục vụ ngành dệt, may trên địa bàn tỉnh; thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; tiếp tục đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, hệ thống xử lý chất thải trong các khu, cụm công nghiệp, làng nghề; nghiên cứu sửa đổi chính sách khuyến khích thu hút đầu tư; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông có sự giám sát và minh bạch tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

b. Về sản xuất nông nghiệp:

- Tiếp tục triển khai, hoàn thành xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Thái Bình đến năm 2020 phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030.

- Tích cực thực hiện đề án dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp hướng tới tích tụ đất đai, đẩy mạnh cơ giới hóa, từng bước áp dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất; xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đáp ứng công nghiệp chế biến để xuất khẩu và tiêu dùng trong nước.

- Đẩy mạnh thực hiện các dự án: Phát triển gia trại, trang trại chăn nuôi tập trung quy mô lớn, chăn nuôi gia công giai đoạn 2011-2015; xây dựng và nhân rộng mô hình sản xuất tập trung cánh đồng mẫu; dự án gieo trồng 10.000 ha giống lúa Nhật Bản để tạo nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, gắn sản xuất với chế biến xuất khẩu; chỉ đạo thực hiện có hiệu quả đề án phát triển nuôi ngao giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; chuyển mạnh nuôi trồng hải sản từ quảng canh sang thâm canh và bán thâm canh, tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh sản phẩm thủy hải sản xuất khẩu của tỉnh.

- Nhân rộng mô hình thí điểm Doanh nghiệp - Hợp tác xã - Hộ nông dân và Doanh nghiệp - Hộ kinh doanh - Hộ hông dân, thực hiện “Cung ứng vật tư nông nghiệp, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp cho nông dân” thông qua hợp đồng liên doanh, liên kết, hợp đồng dài hạn, cung ứng vật tư nguyên liệu đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

[...]