Quyết định 26/2004/QĐ-UB phê chuẩn và ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Thăng Long do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu 26/2004/QĐ-UB
Ngày ban hành 23/02/2004
Ngày có hiệu lực 23/02/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Thế Quang
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 26/2004/QĐ-UB

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA UBND THÀNH PHỐ.VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN VÀ BAN HÀNH ĐIỀU LỆ KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994;
Căn cứ Qui chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định số 36/CP ngày 24/4/1997;
Căn cứ vào văn bản số 7902/BKH/KCN ngày 8/12/1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Điều lệ mẫu;
Xét đề nghị của Trưởng Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội tại Tờ trình số 14 ngày 25 tháng 11 năm 2003 về việc ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Thăng Long,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Phê chuẩn và ban hành Điều lệ Khu công nghiệp Thăng Long (đóng tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội) gồm 12 chương, 68 điều kèm theo Quyết định định này.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3:: Chánh Văn phòng HDND và UBND Thành phố, Trưởng ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội, Thủ trường các Sở, Ngành có liên quan , Chủ tịch UBND huyện Đông Anh, Giám đốc Công ty Khu công nghiệp Thăng Long, Giám đốc các doanh nghiệp trong Khu Công nghiệp Thăng Long chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI.  
 KT/ CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Quang

 

 

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ĐIỀU LỆ

QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2004/QĐ-UB ngày 23/02/2004 của UBND Thành phố Hà Nội)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Điều lệ này quy định cụ thể việc quản lý và điều hành Khu công nghiệp Thăng Long (sau đây gọi tắt là Khu công nghiệp) được Chính phủ cho phép thành lập và hoạt động theo Giấy phép đầu tư số 1845/CP do Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp ngày 22/02/1997.

Điều 2: Việc quản lý và điều hành Khu công nghiệp Thăng Long được phân định như sau:

1. Ban Quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội (sau đây được gọi tắt là Ban Quản lý) được thành lập và hoạt động theo Quyết định số 758/TTg ngày 20/11/1995 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 36/CP ngày 24 tháng 4 năm 1997 của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với Khu công nghiệp theo chức năng và thẩm quyền của mình và theo ủy quyền của các bộ, ngành Trung ương của UBND Thành phố Hà Nội.

2. Công ty Khu công nghiệp Thăng Long được thành lập và hoạt độngt heo Giấy phép đầu tư số 1845/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 22/2/1997, thực hiện nhiệm vụ xây dựng, tiếp thị, kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp, cung cấp các dịch vụ và chịu sự chỉ đạo, kiểm tra và giám sát của Ban Quản lý.

3. Doanh nghiệp sản xuất Khu công nghiệp và doanh nghiệp dịch vụ Khu công nghiệp là doanh nghiệp có tư cách pháp nhân được thành lập trong Khu công nghiệp và hoạt động của Quy chế Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao ban hành kèm theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 của Chính phủ, chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của Ban Quản lý theo cơ chế “một cửa”; thực hiện các quan hệ với Công ty KCN Thăng Long trên cơ sở “Hợp đồng kinh tế” theo quy định của Pháp luật Việt Nam.

Chương 2

BAN QUẢN LÝ

Điều 3: Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là cơ quan quản lý Khu công nghiệp có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

1. Xây dựng Điều lệ quản lý Khu công nghiệp trên cơ sở Điều lệ mẫu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành, trình UBND Thành phố phê duyệt.

2. Tổ chức xây dựng và quản lý thực hiện quy hoạch chi tiết, tiến độ xây dựng, phát triển Khu công nghiệp gồm: qui hoạch phát triển công trình kết cấu hạ tầng, qui hoạch kiến trúc, qui hoạch bố trí ngành nghề, tham gia ý kiến với các cơ quan hữu quan về việc phát triển công trình kết cấu hạ tầng ngoài Khu công nghiệp và khu dân cư phục vụ cho Khu công nghiệp.

3. Chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật các dự án nhóm B (đầu tư nước ngoài), nhóm B, C (đầu tư trong nước) đầu tư vào khu công nghiệp trình UBND Thành phố phê duyệt; quản lý xây dựng trong khu công nghiệp theo quy định của Bộ Xây dựng và UBND Thành phố.

4. Đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài Khu công nghiệp có liên quan để đảm bảo việc xây dựng và đưa vào hoạt động đồng bộ theo đúng qui hoạch và tiến độ được duyệt.

[...]