Quyết định 2580/QĐ-UBND về Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Thanh Hóa năm 2022

Số hiệu 2580/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/07/2022
Ngày có hiệu lực 26/07/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Lê Đức Giang
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2580/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 26 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TỈNH THANH HÓA NĂM 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 về giống cây trồng và canh tác;

Căn cứ Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 2901/SNN&PTNT-TT&BVTV ngày 21/7/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tỉnh Thanh Hóa năm 2022.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng toàn tỉnh năm 2022; tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh về kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương theo quy định.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ quy định tại Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh ban hành kèm theo Quyết định này để ban hành kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên phạm vi toàn huyện năm 2022; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện năm 2022; tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) về kết quả thực hiện năm 2022 và lập Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng năm 2023 trước ngày 20 tháng 12 năm 2022.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để b/cáo);
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (để b/cáo)
- Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND tỉnh;
- UBMTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể;
- Báo Thanh Hóa, Đài PT&TH tỉnh;
- Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Đức Giang

 

KẾ HOẠCH

CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA NĂM 2022
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2580/QĐ-UBND ngày 26/07/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về nhiệm vụ phát triển Kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2022; Quyết định số 1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc năm 2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2022 như sau:

I. KẾT QUẢ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG NĂM 2021

1. Kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tiếp tục được các địa phương quan tâm chỉ đạo. Năm 2021, toàn tỉnh thực hiện chuyển đổi 2.174,7 ha đất trồng lúa năng suất, hiệu quả thấp sang trồng cây khác và trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản (chi tiết tại biểu số 1 phụ lục I kèm theo).

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm: Diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm là 1.445,1 ha; trong đó, chuyển sang trồng ngô 434 ha, rau 419,7 ha, cây thức ăn chăn nuôi 90 ha, cây trồng khác 502 ha. Nhiều mô hình trồng cây hàng năm trên đất trồng lúa đạt hiệu quả cao như mô hình chuyển từ trồng lúa sang trồng màu (2 vụ ớt - 1 vụ ngô đường) tại huyện Hậu Lộc cho thu nhập 170 triệu đồng/ha/năm, gấp trên 3 lần trồng lúa. Mô hình trồng dưa lê tại huyện Như Thanh cho thu nhập 160 triệu đồng/ha/năm, gấp 4 lần trồng lúa. Mô hình trồng rau tại huyện Nông Cống cho thu nhập cao gấp 6 lần trồng lúa.

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm: Diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng cây lâu năm là 191 ha; trong đó chủ yếu là cây ăn quả 128 ha và các cây trồng khác 63 ha. Hiệu quả mô hình trồng cây ăn quả tại huyện Triệu Sơn cho lợi nhuận 100 - 200 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 5 - 10 lần trồng lúa; mô hình trồng cây cảnh tại Triệu Sơn cho lợi nhuận 200 - 300 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 15 - 20 lần trồng lúa; mô hình trồng cây hoa đào cảnh tại huyện Như Thanh cho lợi nhuận 160 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 8 - 10 lần trồng lúa; mô hình trồng đào cảnh tại huyện Quảng Xương cho thu nhập trên 200 triệu đồng/ha/năm, gấp hơn 5 lần trồng lúa.

- Chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản: Diện tích chuyển từ trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản là 539 ha, trong đó chủ yếu là trồng lúa kết hợp nuôi cá với diện tích 498 ha. Hiệu quả mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá tại huyện Hoằng Hóa cho doanh thu 100 - 200 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận cao gấp 3,5 lần trồng lúa.

2. Kết quả chuyển đổi cơ cấu một số cây trồng khác

2.1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng mía:

[...]