ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 303/KH-UBND
|
Đồng Tháp, ngày 26
tháng 08 năm 2022
|
KẾ
HOẠCH
CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG
LÚA NĂM 2022 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
Thực hiện Nghị định
số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác; Quyết định số
1625/QĐ-BNN-TT ngày 09/5/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về
việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa toàn quốc
năm 2022; Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp ban hành Kế hoạch Chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 như sau:
I. MỤC ĐÍCH
- Chuyển đổi cơ cấu
cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng các loại cây ăn trái, cây hàng năm khác
có giá trị kinh tế cao, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho hộ
sản xuất.
- Tổ chức lại sản
xuất nông nghiệp ở một số vùng, khu vực nhằm khai thác được những lợi thế về
đất đai, điều kiện tự nhiên của từng địa phương, tạo thuận lợi để phát triển
nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng
sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa, xây dựng được thương hiệu cho
nông sản Đồng Tháp, xây dựng mã số vùng trồng phục vụ cho xuất khẩu.
II. YÊU CẦU
- Thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng phải đúng quy định của pháp luật về quản lý đất đai và phù
hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của địa phương và kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được cấp có thẩm quyền
phê duyệt.
- Việc chuyển đổi cơ
cấu cây trồng bảo đảm khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất
nông nghiệp của địa phương, bảo đảm phục hồi lại hiện trạng ban đầu để trồng
lúa trở lại khi cần thiết và việc chuyển đổi từ trồng lúa sang các loại cây
trồng khác phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
- Việc chuyển đổi từ
đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác phải lựa chọn cây trồng, cơ cấu
giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc, thâm canh phù hợp để việc chuyển đổi bảo đảm
hiệu quả kinh tế cao, ổn định và bền vững.
III. CHỈ TIÊU
Tổng diện tích chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 là 9.368,32 ha (chi tiết
phụ lục 1, 2 kèm theo).
* Nguyên tắc chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang trồng cây hằng năm, cây lâu năm
hoặc trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản
- Phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và
khí hậu.
- Hình thành vùng sản
xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản
xuất theo chuỗi.
- Bảo đảm khai thác
hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có; phù hợp với quy hoạch và định hướng hoàn thiện
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương.
- Không làm mất đi
các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng, không gây ô
nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công
trình thuỷ lợi phục vụ trồng lúa.
- Trường hợp chuyển
trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thuỷ sản, được sử dụng tối đa 20% diện
tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thuỷ sản với độ sâu không quá
120 cm so với mặt ruộng.
IV. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Về tuyên truyền
- Tăng cường công tác
tuyên truyền, vận động, hướng dẫn thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện
tích đất trồng lúa không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp và
diện tích lúa sản xuất kém hiệu quả sang trồng các cây trồng khác hoặc trồng
lúa kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế hơn.
- Tuyên truyền, vận
động người dân thay đổi tư duy, phương thức sản xuất từ quy mô hộ sang hình
thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm
mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả
sản xuất.
2. Về chỉ đạo sản
xuất
- Các địa phương tiếp
tục quy hoạch vùng sản xuất rau màu, cây ăn trái tập trung, đầu tư phát triển
cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến bảo quản sau thu hoạch, hướng dẫn nông dân tổ
chức sản xuất gắn với các doanh nghiệp để tiêu thụ.
- Khuyến cáo nông dân
mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hoa màu, cây công nghiệp ngắn
ngày, cây ăn trái, giảm diện tích trồng lúa Hè Thu trên những khu vực trồng lúa
kém hiệu quả, thiếu nước tưới trong mùa khô.
- Các khu vực, đê bao
vững chắc, vùng gò cao, cù lao,... có thể chuyển 2 lúa - 1 màu, 1 lúa - 2 màu,
trong đó chú trọng các loại cây trồng có khả năng tiêu thụ, chế biến lớn (mè,
bắp, khoai,...), hoặc có thể 1 lúa - 1 thuỷ sản, 1 lúa - 1 màu (chuyển thành 2
vụ) nhưng cho giá trị, lợi nhuận cao hơn sản xuất 3 vụ lúa.
3. Giải pháp ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật
3.1. Đối với hoa màu,
cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn trái
- Hỗ trợ xây dựng các
mô hình canh tác hoa màu theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và thực hành
nông nghiệp tốt (GAP); xây dựng mô hình áp dụng đồng bộ cơ giới hóa từ làm đất
đến khâu thu hoạch trên một số cây màu như bắp, mè, ớt... nghiên cứu ứng dụng
các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa kiểng.
- Rà soát lại hệ
thống đê bao, địa hình, thuỷ lợi nội đồng, bảo đảm an toàn trong mùa lũ, chủ
động tưới tiêu. Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật về lĩnh vực canh tác, chăm
sóc cây trồng trong điều kiện thiếu nước ngọt; tưới tự động, tưới nhỏ giọt,
phun sương,... để tiết kiệm nước.
- Thực hiện các hoạt
động khuyến nông như: đào tạo, tập huấn, thông tin tuyên truyền, tư vấn kỹ
thuật (tỉa cành, tạo tán, bón phân giúp cây phát triển tốt, tăng tính chống
chịu và thích nghi dưới những điều kiện bất lợi của hạn hán...) nâng cao kỹ
thuật sản xuất nhằm làm tăng chất lượng, tiết kiệm nước tưới tiêu, giảm phèn,
mặn, giảm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
- Khuyến cáo ứng dụng
giải pháp phòng, chống hạn, thiếu nước vào mùa khô như: chủ động sử dụng ao hồ
trữ nước ngọt, khuyến khích người dân ứng dụng các hệ thống tưới tự động, tưới
nhỏ giọt, màng phủ nông nghiệp…
- Chủ động phòng khô
hạn như nạo vét, khơi thông các sông, kênh, rạch, ao, hồ… để lưu thông dòng
chảy và trữ nước ngọt để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
3.2. Về cơ giới hóa
Đẩy mạnh cơ giới hóa
trong sản xuất nông nghiệp, nghiên cứu các loại máy phù hợp từng bước áp dụng
cơ giới hóa trong sản xuất cây hoa màu, đặc biệt trong khâu làm đất, sử dụng
màng phủ nông nghiệp, gieo hạt, bón phân, thu hoạch và sau thu hoạch, nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất cây hoa màu.
4. Về liên kết sản
xuất với tiêu thụ
- Từng bước gắn kết
nông dân trong vùng sản xuất hoa màu, cây ăn trái, trồng lúa kết hợp với nuôi
thuỷ sản tập trung thông qua các tổ hợp tác, hội quán, hợp tác xã để tập hợp
sản phẩm với sản lượng lớn, chất lượng và an toàn, đáp ứng nhu cầu thu mua của
các công ty, doanh nghiệp.
- Xúc tiến thương
mại, liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm thông qua ký hợp đồng với các công ty chế
biến thức ăn thuỷ sản, chăn nuôi.
5. Về cơ chế, chính
sách
5.1. Về chuyển đổi cơ
cấu cây trồng
- Nghị định số
94/2019/NĐ-CP, ngày 13/12/2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của
Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.
- Quyết định số
22/2019/QĐ-TTg ngày 26/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chính sách
hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp.
- Nghị quyết số
199/2018/NQ-HĐND ngày 06/12/2018 của Hội đồng nhân dân Tỉnh về chính sách hỗ
trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh
Đồng Tháp.
- Nghị quyết số
44/2021/NQ-HĐND ngày 17/8/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc ban
hành Quy định một số chính sách khuyến khích các tổ chức kinh tế đầu tư vào
hoạt động khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
- Quyết định
11/2018/QĐ-UBND ngày 14/5/2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về quy định mức hỗ trợ
sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch
bệnh trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
5.2. Về thuỷ lợi
- Trung ương hỗ trợ
miễn thu bù thuỷ lợi phí và hỗ trợ đất lúa hàng năm để đầu tư nâng cấp hệ thống
thuỷ lợi trong tỉnh.
- Xem xét cân đối
nguồn vốn vay từ Quỹ đầu tư phát triển của tỉnh hỗ trợ cho vay đầu tư bơm điện
và hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất.
IV.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn
- Chỉ đạo các đơn vị
trực thuộc phối hợp chặt chẽ với chính quyền, địa phương các cấp trong công tác
hướng dẫn, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng
trên đất trồng lúa theo quy định, bảo đảm và hiệu quả.
- Phối hợp với Uỷ ban
nhân dân huyện, thành phố hướng dẫn về cơ cấu loại cây trồng chuyển đổi, các
biện pháp kỹ thuật, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn sản phẩm,...
- Chủ trì, phối hợp
với các sở, ngành theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch
chuyển đổi cơ cấu cây trồng bảo đảm có hiệu quả; hướng dẫn các địa phương tổ
chức thực hiện kế hoạch.
- Tham mưu Uỷ ban
nhân dân Tỉnh báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
năm 2022 trước ngày 31/12/2022.
2. Sở Tài nguyên và
Môi trường
Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn các địa phương triển khai thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ
đất trồng lúa sang các loại cây trồng khác trên địa bàn Tỉnh theo đúng quy
định.
3. Sở Công Thương
- Định hướng phát
triển ngành công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến, chế biến nông sản xuất
khẩu phù hợp với vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
- Phối hợp với Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư thu hút các doanh
nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến, bảo quản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm,
liên kết sản xuất với tiêu thụ, xuất khẩu.
4. Sở Kế hoạch và Đầu
tư
- Tham mưu, ưu tiên
bố trí nguồn vốn của Trung ương và địa phương để đầu tư cơ sở hạ tầng bảo đảm
điều kiện cho các vùng chuyển đổi cây trồng trên đất lúa theo hướng tạo ra vùng
sản xuất hàng hóa tập trung.
- Thu hút các doanh
nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư liên kết với người dân sản xuất tập trung
tạo thành vùng sản xuất hàng hóa.
5. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, bố trí kinh phí, hướng dẫn
lồng ghép các chính sách để thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa.
6. Sở Khoa học và
Công nghệ
Tổ chức triển khai
hoặc phối hợp đề xuất triển khai các nội dung nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng
kỹ thuật mới trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, sử
dụng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học để thực hiện các nhiệm vụ khoa học công
nghệ phục vụ Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa.
7. Uỷ ban nhân dân
huyện, thành phố
- Chỉ đạo công tác
tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác vận động
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn.
- Lập và ban hành kế
hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022 của cấp huyện
trên cơ sở kế hoạch chuyển đổi của Tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp
với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp xã
thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, bảo đảm đúng
quy hoạch, đúng mục đích sử dụng đất và định hướng lựa chọn cây trồng phù hợp
vào sản xuất.
- Hướng dẫn, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tại
địa bàn huyện, thành phố theo quy định.
- Đề xuất các cơ chế,
chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa; thực hiện
lồng ghép các nguồn vốn để triển khai các cơ chế, chính sách khuyến khích
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa, nâng cao hiệu quả trên đơn vị
diện tích.
- Định kỳ ngày 10
tháng 6, 9,12 tổng hợp kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa
gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (theo Phụ lục 1 và 2, qua Chi cục
Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, số điện thoại: 02773.853.606, email:
phongkythuat.ccttbvtvdongthap@gmail.com).
- Chỉ đạo Uỷ ban nhân
dân cấp xã:
+ Thực hiện chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp với cơ cấu cây trồng tại
địa phương, hướng dẫn các hộ dân chuyển đổi những diện tích trồng lúa không đảm
bảo nước tưới, hiệu quả thấp sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn.
+ Tuyên truyền, công
khai thủ tục hành chính về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa sang
các loại cây trồng khác tại địa phương đến người dân có nhu cầu chuyển đổi nắm,
thực hiện đúng theo quy định.
+ Hướng dẫn, chỉ đạo
các hợp tác xã, tổ hợp tác, hội quán và nông dân ký hợp đồng sản xuất, bao tiêu
sản phẩm theo chuỗi giá trị.
- Tăng cường công tác
cập nhật trên trang thông tin điện tử của cấp xã, cấp huyện về nội dung chuyển
đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa để người dân có điều kiện theo dõi,
giám sát cùng chính quyền cơ sở triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.
Yêu cầu Sở, ngành
Tỉnh, các đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố khẩn trương phối
hợp thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các nội dung nêu trên. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và phát
triển nông thôn để tổng hợp, trình Uỷ ban nhân dân Tỉnh giải quyết kịp thời./.
Nơi nhận:
-
Bộ Nông
nghiệp và PTNT (b/c);
- Cục Trồng trọt;
- CT, các PCT/UBND Tỉnh;
- Các Sở: NNPTNT; TNMT, CT, KHĐT, TC, KHCN;
- Cục Thống kê Tỉnh;
- Lãnh đạo VP/UBND Tỉnh;
- UBND huyện, tp;
- Lưu VT, NC/KT (VA).
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Huỳnh Minh Tuấn
|
PHỤ
LỤC 1
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT
TRỒNG LÚA NĂM 2022
(Kèm theo Kế hoạch số 303/KH-UBND ngày 26/8/2022 của UBND tỉnh Đồng Tháp
STT
|
Loại
cây trồng chuyển đổi
|
Diện
tích đất trồng lúa chuyển đổi năm 2022 (ha)
|
Thời
gian chuyển đổi (Vụ: ĐX, HT, TĐ)
|
Ghi
chú (phù hợp quy hoạch, tự phát)
|
Tổng
|
3
vụ lúa 2 vụ lúa 1 vụ lúa
|
(1)
|
(2)
|
(3=4+5+6)
|
(4)
|
(5)
|
(6)
|
|
|
|
Kế hoạch chuyển đổi
năm 2022
(I) + (II) + (III)
|
9,368.32
|
7,249.52
|
2,118.80
|
0.00
|
|
|
I
|
Trồng cây hàng năm
|
3,222.80
|
1,720.60
|
1,502.20
|
0.00
|
ĐX,
HT, TĐ
|
|
1
|
Bắp (ngô)
|
319.8
|
263.0
|
56.8
|
0
|
|
|
2
|
Đậu nành (đậu
tương)
|
2.0
|
0.0
|
2.0
|
0
|
|
|
3
|
Mè (vừng)
|
50.0
|
50.0
|
0.0
|
0
|
|
|
4
|
Đậu phộng (lạc)
|
25.0
|
25.0
|
0.0
|
0
|
|
|
5
|
Ớt
|
458.7
|
140.2
|
318.5
|
0
|
|
|
6
|
Sen
|
182.0
|
120.0
|
62.0
|
0
|
|
|
7
|
Khoai môn
|
453.0
|
95.0
|
358.0
|
0
|
|
|
8
|
Kiệu
|
162.0
|
59.0
|
103.0
|
0
|
|
|
9
|
Khoai lang
|
264.0
|
2.0
|
262.0
|
0
|
|
|
10
|
Dưa hấu
|
628.7
|
471.5
|
157.2
|
0
|
|
|
11
|
Rau màu khác
|
677.6
|
494.9
|
182.7
|
0
|
|
|
II
|
Trồng cây lâu năm
|
3,036.76
|
2,763.46
|
273.30
|
0.00
|
ĐX,
HT
|
|
1
|
Cây Xoài
|
1,034.4
|
924.4
|
110.0
|
0
|
|
|
2
|
Cây Nhãn
|
50.6
|
50.6
|
0.0
|
0
|
|
|
3
|
Cây Cam
|
57.4
|
57.4
|
0.0
|
0
|
|
|
4
|
Cây quýt
|
30.8
|
25.8
|
5.0
|
0
|
|
|
5
|
Cây chanh
|
103.8
|
103.8
|
0.0
|
0
|
|
|
6
|
Thanh Long
|
1.0
|
1.0
|
0.0
|
0
|
|
|
7
|
Cây ổi
|
71.2
|
71.2
|
0.0
|
0
|
|
|
8
|
Cây mít
|
1,046.4
|
929.7
|
116.7
|
0
|
|
|
9
|
Cây ăn trái khác
(……)
|
641.3
|
599.7
|
41.6
|
0
|
|
|
III
|
Trồng lúa kết hợp
với
nuôi trồng thuỷ sản
|
72.0
|
2.0
|
70.0
|
0.0
|
|
|
* Ghi chú:
Tổng số = Cây hàng
năm + Cây lâu năm x 2 (lần), (2 lần để quy ra diện tích trồng lúa);
Cây hàng năm (cây
hàng năm, trồng lúa kết hợp NTTS): tính theo diện tích gieo trồng;
Cây lâu năm: tính
theo diện tích canh tác.
(Nghị định
94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 Quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt
về giống cây trồng và canh tác).