Quyết định 2485/QĐ-UBND năm 2008 quy hoạch phát triển công nghệ thông tin đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành

Số hiệu 2485/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/08/2008
Ngày có hiệu lực 13/08/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Nguyễn Hoàng Sơn
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2485/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 13 tháng 8 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TỈNH BÌNH DƯƠNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06 tháng 10 năm 2005 phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 81/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 05/2007/QĐ-BTTTT ngày 26 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin Việt Nam đến năm 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 06/2008/NQ-HĐND7 ngày 22 tháng 7 năm 2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa VII - kỳ họp lần thứ 10 thông qua ngày 11 tháng 7 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Bình Dương đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với nội dung chủ yếu sau đây:

I. Quan điểm và mục tiêu phát triển

1. Quan điểm phát triển

Công nghệ thông tin là công cụ quan trọng để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Ứng dụng công nghệ thông tin để giúp các doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập.

Phát triển công nghệ thông tin phải gắn với quá trình đổi mới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách hành chính và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Phát triển công nghệ thông tin theo cơ cấu, quy mô hợp lý, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo định hướng phát triển Bình Dương trở thành thành phố loại 1, theo kịp khả năng và trình độ phát triển thông tin của quốc gia, của các nước trong khu vực và trên thế giới.

Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần được ưu tiên phát triển, bảo đảm công nghệ hiện đại, cho phép quản lý và khai thác hiệu quả, đáp ứng tốt nhu cầu triển khai ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.

Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố quyết định đối với việc phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương.

Công nghiệp công nghệ thông tin là ngành kinh tế được ưu tiên, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực cùng phát triển. Khai thác triệt để các lợi thế, đặc biệt là thế mạnh về tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào, thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin một cách có hiệu quả.

2. Mục tiêu phát triển đến 2010, định hướng đến năm 2015

Mục tiêu phát triển là đưa công nghệ thông tin trở thành động lực phát triển kinh tế xã hội, đáp ứng đầy đủ nhu cầu thông tin trong xã hội, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Triển khai chính quyền điện tử và cung cấp nhiều dịch vụ công. Giai đoạn 2011 - 2015, Bình Dương giữ vững là tỉnh ở tốp 5 của cả nước về phát triển công nghệ thông tin, chuẩn bị các điều kiện để Bình Dương trở thành thành phố điện tử năm 2020.

Phấn đấu tỷ lệ chi ngân sách cho công nghệ thông tin đạt ít nhất 1,2% so với tổng chi ngân sách của tỉnh tính bình quân cho cả giai đoạn 2008 - 2015 với cơ cấu các khoản chi cho công nghệ thông tin bao gồm: Ít nhất 10% cho phát triển nhân lực công nghệ thông tin, 30% cho phần mềm và cơ sở dữ liệu, phần còn lại dành cho đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các chi phí khác.

a) Mục tiêu về ứng dụng công nghệ thông tin

Năm 2010: Tỷ lệ các Sở, ban, ngành có Website và hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành đạt 50%; đến năm 2015 đạt 100%.

Năm 2010: Ít nhất 4 dịch vụ công mức độ 3 và 07 cơ sở dữ liệu trọng điểm; năm 2015: Ít nhất 10 dịch vụ công mức độ 3 trở lên và 12 cơ sở dữ liệu trọng điểm.

Năm 2010: 100% các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, các cơ sở y tế có mạng nội bộ và kết nối Internet băng rộng; 100% các trường từ tiểu học trở lên có máy tính và kết nối Internet băng rộng; 40% cán bộ nhân viên y tế biết sử dụng máy tính vào nghiệp vụ y tế, 40% giáo viên thực hiện giáo án điện tử; đến năm 2015 cả đội ngũ này đạt tỷ lệ 80%.

Năm 2010: Trên 40% doanh nghiệp có Website, 15% doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp, quản lý bán hàng, điều khiển sản xuất (ERP, CRM); đến năm 2015, tỷ lệ này là 85% và 65%.

b) Mục tiêu xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin

[...]