Quyết định 2318/QĐ-UB năm 1999 ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết Khu Kinh thành Huế - thành phố Huê - tỉnh Thừa Thiên Huế
Số hiệu | 2318/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 07/10/1999 |
Ngày có hiệu lực | 07/10/1999 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thừa Thiên Huế |
Người ký | Nguyễn Văn Mễ |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2318/QĐ-UB |
Huế, ngày 07 tháng 10 năm 1999 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đô thị;
- Căn cứ Quyết định số: 166/1999/QĐ-TTg ngày 10/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 2317/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây Dựng tại tờ trình số: 230 /SXD-QH ngày 21 tháng 6 năm 1999.
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu Kính thành Huế -thành phố Huế -tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2: Mọi quy định trước đây trái với các quy định trong Điều lệ này đều bị bãi bỏ.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Văn hóa -Thông tin, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
Nơi nhận: |
TM/ UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU KINH THÀNH HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết số 2318/QĐ-UB ngày 07
tháng 10 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
Điều 1: Điều lệ này qui định việc quản lý xây dựng, cải tạo, tôn tạo bảo vệ sử dụng các công trình theo đúng Đồ án quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế đã được phê duyệt.
Điều 2: Ngoài những quy định trong Điều lệ này, việc quản lý xây dựng trong khu vực Kinh thành Huế còn phải tuân theo các văn bản pháp luật của Nhà nước khác có liên quan.
Điều 3: Việc điều lệnh, bổ sung hoặc thay đổi điều lệ phải dựa trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 4: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất quản lý việc xây dựng trên toàn Thành phố nói chung và Kinh thành Huế nói riêng, Sở Xây Dựng, UBND thành phố Huế thực hiện quản lý xây dựng tại khu vực Kinh Thành Huế theo đúng với phân cấp quản lý và quy hoạch được duyệt.
Điều 5: - Ranh giới khu đất thiết kế bao gồm: Diện tích 486,23 ha
Đông giáp: Sông Đông Ba
Tây giáp: Sông Kẻ Vạn
Bắc giáp: Sông An Hòa
Nam giáp: Sông Hương
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2318/QĐ-UB |
Huế, ngày 07 tháng 10 năm 1999 |
QUYẾT ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Nghị định 91/CP ngày 17/8/1994 của Chính Phủ về việc ban hành Điều lệ quản lý đô thị;
- Căn cứ Quyết định số: 166/1999/QĐ-TTg ngày 10/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2020;
- Căn cứ Quyết định số 2317/QĐ-UB ngày 07 tháng 10 năm 1999 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây Dựng tại tờ trình số: 230 /SXD-QH ngày 21 tháng 6 năm 1999.
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Điều lệ quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch chi tiết khu Kính thành Huế -thành phố Huế -tỉnh Thừa Thiên Huế.
Điều 2: Mọi quy định trước đây trái với các quy định trong Điều lệ này đều bị bãi bỏ.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 4: Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Huế, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Địa chính, Giám đốc Sở Văn hóa -Thông tin, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này ./.
Nơi nhận: |
TM/ UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ |
THEO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU KINH THÀNH HUẾ
(Ban hành kèm theo Quyết số 2318/QĐ-UB ngày 07
tháng 10 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế)
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1: Điều lệ này qui định việc quản lý xây dựng, cải tạo, tôn tạo bảo vệ sử dụng các công trình theo đúng Đồ án quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế đã được phê duyệt.
Điều 2: Ngoài những quy định trong Điều lệ này, việc quản lý xây dựng trong khu vực Kinh thành Huế còn phải tuân theo các văn bản pháp luật của Nhà nước khác có liên quan.
Điều 3: Việc điều lệnh, bổ sung hoặc thay đổi điều lệ phải dựa trên cơ sở điều chỉnh đồ án quy hoạch chi tiết được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 4: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thống nhất quản lý việc xây dựng trên toàn Thành phố nói chung và Kinh thành Huế nói riêng, Sở Xây Dựng, UBND thành phố Huế thực hiện quản lý xây dựng tại khu vực Kinh Thành Huế theo đúng với phân cấp quản lý và quy hoạch được duyệt.
Điều 5: - Ranh giới khu đất thiết kế bao gồm: Diện tích 486,23 ha
Đông giáp: Sông Đông Ba
Tây giáp: Sông Kẻ Vạn
Bắc giáp: Sông An Hòa
Nam giáp: Sông Hương
Toàn bộ khu kinh thành Huế nằm trong giới hạn hành chính của 4 phường thành nội thuộc Thành phố Huế (xem sơ đồ) và các phường Phú Thuận, Phú Bình, Phú Hoà.
Điều 6 - Khu vực quy hoạch được chia thành những khu chức năng sau:
1- Các khu di tích đã được xếp hạng thuộc khu vực I
2- Các khu dân cư
3- Các khu cơ quan, công trình dịch vụ công cộng
4- Các khu xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
5- Các khu công viên, vườn hoa, cây xanh
6 -Các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật đô thị
Điều 7: - Các khu di tích được Bộ Văn hóa xếp hạng thuộc khu vực I gồm:
- Đại nội 38,6242 ha
- Thành, hào thành, eo bầu, đường vận hành 58,9663 ha
- Hệ thống sông, hồ 33,2550 ha
- Khu lục bộ và một số dinh phủ 12,1400 ha
- Mang cá lớn, Mang cá nhỏ 43,9992 ha
- Quảng trường Ngọ Môn 6,0430 ha
- Đình làng Phú Xuân 0,2700 ha
- Đàn xã tắc 0,3000 ha
Quản lý các khu di tích thuộc khu vực I trong kinh thành Huế phải tuân thủ theo pháp lệnh ''Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh" số 14/LCT/HĐNN ngày 31/3/1984 của Hội đồng Nhà nước. Nghị định số 288 ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành pháp lệnh và thông tư số 206-VHTT ngày 22/7/1986 của Bộ Văn hóa- Thông tin hướng dẫn thi hành pháp lệnh và qui hoạch chi tiết được duyệt.
Đất ở trong các khu dân cư thuộc 4 phường Kinh thành có 2 loại:
Đất ở theo hộ nhà vườn và đất ở của các hộ liền kề nằm dọc theo các tuyến đường chính như. Đinh Tiên Hoàng, Mai Thúc Loan, Nguyễn Trãi.
Quy định các chỉ tiêu sử dụng và kiến trúc của 2 loại đất ở như sau:
1- Căn hộ nhà có diện tích đất ³ 200m2
a) Các chỉ tiêu sử dụng đất:
- Diện tích lô đất: 115,49 ha
- Mật độ xây dựng: < 30%
- Tầng cao tối đa 2 tầng (chiều cao công trình h £ 11m, bao gồm mái dốc)
- Hệ số sử dụng đất: 0,5
- Khoảng cách giữa chỉ giới xây dựng và lộ giới :4m
b) Các yêu cầu về quy hoạch và kiến trúc:
- Giữ gìn các công trình kiến trúc cổ còn lại
-Khôi phục, tôn tạo và bố trí sử dụng hợp lý. Nghiêm cấm việc phá bỏ, thay đổi diện mạo các di sản văn hoá, kiến trúc đã được thống kê, xếp hạng. Kiểm soát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc chia nhỏ nhà vườn để xây dựng nhà hộp theo kiểu khu phố thương mại.
-Các công trình kiến trúc nói chung phải tôn trọng các đặc trưng chủ yếu:
+ Nhà mái dốc, lợp ngói.
+ Hình dáng, họa tiết trang trí, màu sắc của công trình, hàng rào, cổng: Đẹp, đơn giản phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc cổ.
+ Khuyến khích tạo hàng rào bằng cây xanh cắt xén và trồng hoa, cây bóng mát, cây ăn quả trong sân nhà.
2- Các hộ nhà liền kề:
a) Các chỉ tiêu sử dụng đất:
- Diện tích: 80,93 ha
- Mật độ xây dựng 50 ~ 70%
- Tầng cao tối đa 2 tầng (chiều cao công trình h £ 11m, bao gồm mái dốc)
- Hệ số sử dụng đất: 0,62
- Chiều rộng mặt tiền > 4m
- Chiều cao nền nhà so với vỉa hè £ 0,15m
b) Các yêu cầu về quy hoạch và kiến trúc:
- Nhà mái dốc
- Hình dáng, họa tiết trang trí, sử dụng vật liệu, màu sắc, biểu hiện của công trình đẹp, đơn giản phù hợp với cảnh quan và kiến trúc phố cũ.
- xem xét để có kế hoạch giải tỏa, giảm mật độ xây dựng ở một số điểm để bố trí khu cây xanh, điểm vui chơi giải trí.
Điều 9: - Quy định việc xây dựng đối với các công trình theo hệ thống đường thẳng Nội thành.
a) Đối với các trục đường tiếp giáp với khu vực Đại Nội: Gồm các đường Lê Huân, Đặng Thái Thân, Đoàn Thị Điểm, 23/8.
· Giữ nguyên hiện trạng sử dụng đất của các hộ gia đình và các cơ sở công cộng hiện tại, không được phân đất để xây dựng làm biến dạng các nhà vườn sẽ được đánh giá và thống kê bảo vệ, chỉ được phép chuyển quyền sử dụng đất trên cơ sở hiện có và không xây dựng manh mún.
· Tầng cao chỉ được xây dựng nhà một tầng, mái dốc (ngói hoặc xi măng màu...), chiều cao tối đa không quá 4 m, phần mái dốc không tính để tạo sự phong phú trong kiến trúc mái.
· Mật độ sử dụng đất nhỏ hơn 50%.
· Độ lùi công trình: 6m so với chỉ giới đường đỏ. ( đối với công trình được phép xây dựng mới hoặc mở rộng) nhưng phải có giải pháp tổ chức hàng rào phù hợp để tạo thế liên hoàn với hàng rào của các công trình đã có.
· Màu sắc của công trình: Phải hài hòa với các công trình cổ và gam màu nhạt, sử dụng các màu: Vàng nhạt, nâu nhạt, xanh lơ, xám, trắng.
· Các hình thái kiến trúc công trình phải mang dáng dấp kiến trúc Việt Nam, sử dụng vật liệu xây dựng hài hòa với các công trình cổ và cảnh quan thiên nhiên, vườn, ao, hồ ...
b) Các đường Ông Ích Khiêm, Xuân 68, Lương Ngọc Quyến, Tôn Thất Thiệp là các đường tiếp cận phòng thành: chỉ được xây dựng nhà 1 tầng, mái dốc chiều cao £ 4m ( chưa kể mái). Chỉ giới xây dựng lùi so với đường đỏ 6m, có thể xây dựng nhà 2 tầng về phía đối diện với phòng thành, nhưng chỉ giới xây dựng phải lùi so với đường đỏ là 12m.
c) Các đường bao quanh khu vực Lục Bộ, Tam Toà gồm: đường Lê Thánh Tôn ( đoạn từ đường Ông Ích Khiêm đến đường Đinh Công Tráng và đoạn từ đường Nguyễn Chí Diễu đến đường Mai Thúc Loan); đường Đinh Công Tráng ( đoạn từ đường Đinh Tiên Hoàng đến đường Lê Thánh Tôn) đường Nguyễn Chí Diễu ( đoạn từ đường Đinh Tiên Hoàng đến đường Lê Thánh Tôn ) được xây dựng nhà 1 tầng, mái dốc chiều cao £ 4m ( chưa kể mái ) Chỉ giới xây dựng lùi so với đường 6m, có thể xây dựng nhà 2 tầng nhưng chỉ giới xây dựng lùi so với đường đỏ là 12m. Khi sửa chữa, cải tạo công trình yêu cầu khôi phục kiểu dáng kiến trúc cổ.
d) Các đường Mai Thúc Loan ( đoạn từ đường Huỳnh Thúc Kháng đến đường Đinh Tiên Hoàng); đường Đinh Tiên Hoàng ( đoạn từ đường Đinh Công Tráng đến đường Nguyễn Chí DIỄU và đoạn từ đường Mai Thúc Loan đến đường Nhật Lệ); đường Nguyên Trãi ( đoạn từ đường Thạch Hãn đến đường Thái Phiên ); được xây dựng nhà liền kề và xây dựng sát với đường đỏ.
f) Khu vực eo bầu: Được sửa chữa trên nguyên trạng nhà trệt, nhưng không vi phạm di tích, chiều cao công trình £ 4m ( chưa kể phần mái).
g) Khu vực tiếp giáp phía trong các cổng thành: Không được xây dựng nhà 2 tầng trọng phạm vi đất có bán kính 50m ( tim đường tròn 1à điểm giữa mặt cắt ngang mặt trong cổng thành).
h) Các đường còn lại trong khu vực Nội thành:
·Mật độ xây dựng < 60%
· Tầng cao tối đa 2 tầng, chiều cao công trình h £ 11m bao gồm mái dốc, chỉ giới xây dựng lùi so với đường đỏ 3m.
· Màu sắc của công trình: Phải hài hòa với các công trình cổ và gam màu nhạt sử dụng các màu: Vàng nhạt, nâu nhạt, xanh lơ, xám trắng.
· Các hình thái kiến trúc công trình phải mang dáng dấp kiến trúc Việt Nam, sử dụng vật liệu xây dựng hài hòa với các công trình cổ và cảnh quan thiên nhiên, vườn, ao, hồ...
Điều 10: - Khu cơ quan và các công trình công cộng, dịch vụ. Diện tích các khu cơ quan và công trình công cộng, dịch vụ là 29,99 ha
Trong đó:
- Khu cơ quan: 2,83 ha
- Khu các công trình dịch vụ công cộng: 27,16 ha
a) Các chỉ tiêu sử dụng đất:
- Mật độ xây dựng cơ quan: 50%; Dịch vụ công cộng: 40%
- Tầng cao tối đa 2 tầng, mái dốc.
- Hệ số sử dụng đất: Cơ quan: K = 0,71; Dịch vụ công cộng: K = 0,5
- Chỉ giới xây dựng của cơ quan ³ 6m và dịch vụ công cộng ³ 8m so với đường đỏ
- Có bãi đỗ xe, nằm phía trung lộ giới với đủ chỉ tiêu 0,8 m2 cho 1 cán bộ đối với cơ quan và ³ 1,2 m2 cho một khách đối với dịch vụ công cộng.
b) Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc:
- Hình dáng, họa tiết trang trí, màu sắc và sử dụng vật liệu của công trình, hàng rào, cổng: Đẹp, đơn giản phù hợp với cảnh quan và kiến trúc cổ.
- Khuyến khích tạo hàng rào trồng cây xanh và trồng các loại cây trang trí' cây bóng mát, mảng hoa, cỏ.
Điều 11: - Khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp bao gồm công nghiệp dệt Phú xuân với diện tích 2,3 ha và các khu tiểu thủ công nghiệp với diện tích 5,12 ha: giữ nguyên trạng và từng bước di dời ra ngoài Kinh Thành
a) Các chỉ tiêu sử dụng đất:
- Mật độ xây dựng: < 35%
- Tầng cao tối đa 2 tầng, mái dốc
- Hệ số sử dụng đất: 0,52
- Chỉ giới xây dựng ³ 6m so với chỉ giới đường đỏ.
- Bãi đỗ xe nằm bên trong 1ộ giới để phục vụ cho cán bộ công nhân nhà máy và yêu cầu sản xuất.
b) Các yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc:
- Bố trí hợp lý giữa khu sản xuất với các khu vực khác, hạn chế tối đa việc xả khơi, bụi, nước thải ảnh hưởng đến môi trường.
- Hình dáng, họa tiết trang trí, màu sắc và sử dụng vật liệu của công trình, hàng rào, cổng: Đẹp, đơn giản phù hợp với cảnh quan xung quanh.
- Khuyến khích tạo hàng rào bằng cây xanh và trồng các loại cây bóng mát, cây chống ô nhiễm khói bụi.
Điều 12: - Hệ thống hồ, sông Ngự Hà, cống cổ v.v...
Diện tích: 29,34 ha
Khu vực 4 phường Nội thành hiện có hơn 40 hồ cổ và hệ thống cống cổ thoát nước trong khu vực Kinh thành, ngoài một số mương cống mới được xây dựng sau này, việc quản lý tốt hệ thống thoát nước sẽ đảm bảo cảnh quan, môi trường càng tốt hơn và giới thiệu được hệ thống xử lý nước thoát của Kinh thành trước đây đồng thời kéo dài tuổi thọ của các công trình cổ liên quan trực tiếp đến hệ thống này.
2.a) Các hồ chính như Tịnh Tâm, Tàng Thơ, Xã Tắc:
· Phía di tích không được xây dựng. Phía đối diện được xây dựng nhà trệt chiều cao £ 4m ( chưa kể phần mái )
· Chỉ giới xây dựng so với chỉ giới đường đỏ 6m, có thể xây dựng nhà 2 tầng nhưng chỉ giới xây dựng lùi so với đường đỏ 12m.
· Dành đất làm đường đi ven hồ và trông cây xanh.
2.b) Sông Ngự Hà:
· Dọc sông Ngự Hà không có phép xây dựng nhà ở, chỉ xây dựng một vài công trình nhỏ dạng ki ốt để phục vụ khách đi dạo dọc hồ và ghế ngồi nghỉ.
· Chỉ giới xây dựng lùi so với đường đỏ 6m, có thể xây dựng nhà 2 tầng nhưng chỉ giới xây dựng lùi so với đường đỏ 12m.
2.c) Đối với các hồ, cống cổ trong hệ thống thoát nước Kinh thành cổ:
· Công trình cách mép ta luy hồ ít nhất là 6m, dành 3m để tại lối đi quanh hồ và cây xanh.
· Công trình cách các cống, mương cổ ít nhất là 3m.
Điều 13: - Các công viên, vườn hoa, cây xanh: Bao gồm các vườn hoa nằm trong các khu di tích và các vườn hoa dịch vụ công cộng
Diện tích các vườn hoa dịch vụ công cộng là: 29,7 ha
a) Các chỉ tiêu sử dụng đất:
Mật độ xây dựng và hệ số sử dụng đất:
+ Đối với vườn hoa trong các khu di tích: Tuân thủ đường pháp lệnh bảo vệ di tích.
+ Đối với vườn hoa công cộng:
Mật độ xây dựng: < 5%
b) Yêu cầu quy hoạch và kiến trúc:
Bố cục quy hoạch, hình thức kiến trúc các công trình kiến trúc nhỏ, bố cục cây xanh, lựa chọn chủng loại hoa, cỏ, cây phù hợp với các vườn hoa cung đình thời Nguyễn và khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng của địa phương.
Điều 14: - Các công trình đầu mối và các tuyến hạ tầng kỹ thuật:
a) San nền thoát nước:
1- Khi san nền cho bất cứ 1 công trình mới nào trên phạm vi đất Kinh thành - đều phải đảm bảo cốt nền riêng công trình cao hơn ³ + 3,20 (xem xét cụ thể từng lô đất và được tính phê duyệt).
2- Hệ thống hồ trong nội kinh thành và sông Ngự Hà phải đảm bảo có đường bảo vệ ven hồ, không để lấn chiếm hoặc đổ rác thải. Đồng thời phải được nạo vét định kỳ (1 năm 1 lần).
3- Hệ thống cống, ga thu, giếng thăm phải được thau rửa, nạo vét theo định kỳ trước mùa mưa.
4 Các Cổng kinh thành và các cổng thoát nước qua thành phải được quản lý vận hành nghiêm ngặt trong mùa mưa.
b) Vệ sinh môi trường:
1- Hệ thống cống thoát nước bẩn, các trạm bơm phải được bảo dưỡng theo định kỳ.
2- Nước thải công nghiệp (nhà máy dệt Phú Xuân) phải được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn 5945 mới được xả vào hệ thống cống chung.
c) Giao thông: Lưu ý các chỉ giới đường đỏ các đường trong khu vực Kinh Thành đã được cắm mốc lộ giới. Việc quản lý quy hoạch phải căn cứ vào các mốc lộ giới để định vị các công trình.
Trong đó:
- Loại đường kính mặt cắt rộng 15-18 m (lòng đường rộng 7,0m hè rộng 5,75m x 2).
- Các loại đường khác rộng 10-14 m (lòng đường rộng 3m6 - 5m5, hè rộng 3m-5m).
d) Cấp điện:
- Đường dây trung thế trong khu Kinh thành phải đi ngầm trong hào cáp.
- Tất cả các trạm biến áp 22/0,4 KV phải xây dựng kín không được đặt tên cột - kiểu cách vỏ trạm phải thiết kế sao cho phù hợp với kiến trúc của Kinh thành Huế.
e) Cấp nước:
- Đường ống cấp nước đặt dưới vỉa hè phải đảm bảo khoảng cách theo mặt bằng từ mặt ngoài ống đến các công trình và các đường ống khác xung quanh (xác định tuỳ theo đường kính ống, tình trạng địa chất, đặc điểm công trình và không nhỏ hơn các quy định sau:
- Cách móng nhà và công trình: 3m
- Cách mép mương hay chân mái dốc đường ô tô: 1,5 m - 2m
- Cách đường dây điện thoại: 0,5 m.
- Cách dây điện cao thế tới 22 KV : 1m.
- Cách mặt ngoài ống thoát nước mưa : 1,5 m.
- Cách cột đèn ngoài đường : 1,5m.
- Cách mép cột điện cao thế : 3m.
- Cách hàng rào : 1,5 m.
- Cách trung tâm hàng cây : 1,5 - 2m.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15: - Điều lệ này có giá trị và được thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với các quy định trong điều lệ này đều bị bãi bỏ.
Điều 16: - Các cơ quan có trách nhiệm quản lý xây dựng dựa trên đồ án quy hoạch chi tiết và điều lệ rày.
Điều 17: - Mọi vi phạm các điều khoản của điều lệ này sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 18: - Đồ án quy hoạch chi tiết khu Kinh thành Huế được ấn hành và lưu giữ lại tại các nơi dưới đây và phổ biến để nhân dân biết và thực hiện.
- Uỷ Ban Nhân Dân Thành Phố Huế.
- Sở Xây Dựng Thừa Thiên Huế.
-Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế
- Ban Xây dựng - Nhà đất Thành phố Huế.
- Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra có bản sao lưu giữ tại các Sở Giao thông vận tải, Sở Địa chính, Sở Văn Hoá thông tin, UBND các phường có liên quan.