ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
23/2011/QĐ-UBND
|
Hòa
Bình, ngày 31 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH TỰ LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, QUY HOẠCH NGÀNH, QUY HOẠCH CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Nghị định 04/2008/NĐ-CP
ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số
03/2008/TT-BKH ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một
số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ; Quyết
định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/03/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về
việc ban hành định mức chi phí cho lập thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát
triển các sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Thông tư số
24/2008/TT-BTC ngày 14/03/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý, sử dụng và
thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ, dự án quy
hoạch;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế
hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ
yếu trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- TT Tỉnh ủy;
- TT HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Cục Kiểm tra VBPL – Bộ Tư pháp;
- Chánh, Phó VP/UBND tỉnh;
- Lưu: VT, TH (ĐT80).
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Bùi Văn Tỉnh
|
QUY ĐỊNH
TRÌNH
TỰ LẬP, PHÊ DUYỆT VÀ QUẢN LÝ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI,
QUY HOẠCH NGÀNH, QUY HOẠCH CÁC SẢN PHẨM CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
(Kèm theo Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 31/10/2011 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Hòa Bình)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này điều chỉnh một số nội
dung về trách nhiệm và trình tự lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch các sản phẩm chủ yếu
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các
sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có
liên quan đến công tác quy hoạch.
Chương 2.
LẬP DỰ ÁN QUY HOẠCH
Điều 3. Lập, điều chỉnh danh mục
vùng lãnh thổ, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu phải lập, điều chỉnh quy
hoạch
1. Hằng năm, căn cứ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương, đề
xuất của các ngành, địa phương trong tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thống
nhất với Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt danh mục vùng lãnh
thổ, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu phải lập, điều chỉnh quy hoạch.
2. Danh mục vùng lãnh thổ, các
ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch gồm những nội
dung sau: Tên lãnh thổ, ngành, lĩnh vực, sản phẩm phải lập quy hoạch; tên quy
hoạch; căn cứ, sự cần thiết phải lập, điều chỉnh quy hoạch; phạm vi quy hoạch;
thời kỳ quy hoạch; mức kinh phí lập, điều chỉnh quy hoạch; cơ quan, đơn vị chịu
trách nhiệm lập, điều chỉnh quy hoạch; nguồn vốn thực hiện; thời gian thực
hiện.
3. Trong năm, trường hợp có chỉ đạo
của Bộ, ngành Trung ương hoặc có nhiệm vụ quy hoạch phát sinh, theo đề nghị của
các cơ quan, đơn vị, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, thống nhất với Sở Tài chính
trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt bổ sung, điều chỉnh danh mục vùng lãnh
thổ, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch.
4. Thời gian lập danh mục cần lập
quy hoạch được thực hiện trong quý I hàng năm.
Điều 4. Lập, thẩm định, phê
duyệt đề cương, dự toán dự án quy hoạch
1. Căn cứ danh mục vùng lãnh thổ,
các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu cần lập, điều chỉnh quy hoạch được Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ lập đề cương, dự toán dự án quy
hoạch.
2. Đề cương, dự toán dự án quy
hoạch sau khi lập, cơ quan được giao lập dự án quy hoạch trình Sở Kế hoạch và
Đầu tư, Sở Tài chính để thẩm định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì
thẩm định đề cương, Sở Tài chính chủ trì thẩm định dự toán dự án quy hoạch. Sau
khi thẩm định xong, Sở Tài chính có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư về kết
quả thẩm định dự toán. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp trình Ủy ban nhân dân
tỉnh xem xét, phê duyệt đề cương, dự toán dự án quy hoạch.
Thời gian Sở Tài chính thẩm định dự
toán dự án quy hoạch là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình hợp lệ
xin phê duyệt đề cương, dự toán.
Thời gian Sở Kế hoạch và Đầu tư
thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề cương, dự toán (bao gồm cả
thời gian tổng hợp ý kiến thẩm định dự toán của Sở Tài chính) là 15 ngày làm
việc kể từ ngày nhận được tờ trình và đề cương, dự toán hợp lệ của chủ đầu tư.
4. Đề cương dự án quy hoạch phải
đảm bảo các nội dung của quy hoạch theo quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP
ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội hoặc các quy định hiện hành khác của Nhà nước.
5. Dự toán dự án quy hoạch được lập
theo Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập thẩm định quy hoạch và điều
chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy
hoạch phát triển các sản phẩm chủ yếu.
Trường hợp có quy định khác của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hoặc các bộ, ngành liên quan thì dự toán dự án
quy hoạch được lập theo văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Trường hợp hai văn bản có hiệu lực
pháp lý ngang nhau thì dự toán dự án quy hoạch được lập theo văn bản (hoặc kết
hợp 2 văn bản) theo lựa chọn của cơ quan được giao lập dự án quy hoạch.
Dự toán dự án quy hoạch được áp
dụng tính trượt giá theo quy định tại Điểm a, Mục 3, Thông tư số 03/2008/TT-BKH
ngày 01/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Điều 5. Kinh phí cho lập dự án
quy hoạch
Sở Tài chính (sau khi thống nhất
với Sở Kế hoạch và Đầu tư) có trách nhiệm cân đối, bố trí kinh phí sự nghiệp
kinh tế trong dự toán ngân sách hằng năm để thực hiện dự án quy hoạch theo
Thông tư số 24/2008/TT-BTC ngày 14/03/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý,
sử dụng và thanh quyết toán kinh phí sự nghiệp kinh tế thực hiện các nhiệm vụ,
dự án quy hoạch.
Kinh phí bố trí ưu tiên các dự án
chuyển tiếp, dự án mới phải có quyết định duyệt đề cương, dự toán trước ngày 31
tháng 10 năm trước năm kế hoạch.
Dự toán các dự án quy hoạch được
tổng hợp trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà
nước hằng năm.
Điều 6. Lựa chọn nhà thầu tư vấn
lập quy hoạch
Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn lập
dự án quy hoạch được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu hiện
hành và quy định tại Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ và các văn bản liên quan.
Điều 7. Đánh giá môi trường
chiến lược
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh phải lập đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của
Luật Bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Chương 3.
THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
Điều 8. Thành lập hội đồng thẩm
định quy hoạch
1. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập
quy hoạch có trách nhiệm mời các thành viên tham gia hội đồng thẩm định quy
hoạch, thành viên phản biện. Chủ tịch Hội đồng thẩm định là một đồng chí lãnh
đạo Ủy ban nhân dân tỉnh. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch phải thống
nhất danh sách thành viên hội đồng thẩm định và thành viên phản biện với Sở Kế
hoạch và Đầu tư.
2. Sau khi có ý kiến thống nhất của
Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
Điều 9. Tổ chức thẩm định quy
hoạch
1. Hội đồng thẩm định có trách
nhiệm thẩm định quy hoạch. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch có trách
nhiệm tổ chức để Hội đồng thẩm định thực hiện nhiệm vụ được giao.
2. Sau khi thẩm định quy hoạch, cơ
quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch tiếp thu các ý kiến thẩm định, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch.
3. Trước khi trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch, cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy hoạch
phải xin ý kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư về: sự phù hợp về mục tiêu, công
trình trọng điểm, tính đồng bộ đối với quy mô, tiến độ, thứ tự ưu tiên và về
khả năng đáp ứng nguồn lực cho quy hoạch.
Điều 10. Phê duyệt quy hoạch
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê
duyệt quy hoạch trên cơ sở tờ trình của cơ quan được giao nhiệm vụ lập quy
hoạch (khi có đủ hồ sơ, tài liệu liên quan; kết luận của Hội đồng thẩm định, ý
kiến của Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Điều 11. Thủ tục thẩm định, phê
duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Thủ tục thẩm định phê duyệt quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thực hiện theo quy định tại
Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006, Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày
11/01/2008 của Chính phủ và các quy định hiện hành.
Chương 4.
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
Điều 12. Công bố quy hoạch
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
công bố, thông báo công khai quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
2. Cơ quan được giao lập quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu, quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội các huyện, thành phố, chịu trách nhiệm công bố, thông báo công
khai quy hoạch do mình quản lý để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện.
Điều 13. Tổ chức thực hiện quy
hoạch
1. Các cơ quan được giao nhiệm vụ
lập quy hoạch, các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thực hiện và
tuân thủ quy hoạch đã được duyệt.
2. Trường hợp các chương trình, dự
án cần thiết, cấp bách, có hiệu quả, cần đầu tư nhưng chưa có trong quy hoạch
thì phải làm thủ tục điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định.
Chương 5.
THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ QUY HOẠCH
Điều 14. Lập kế hoạch theo dõi,
đánh giá
1. Hằng năm, vào quý I, Sở Kế hoạch
và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan lập kế
hoạch theo dõi, đánh giá công tác quy hoạch chung của tỉnh, báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Nội dung theo dõi, đánh giá công
tác quy hoạch chung của tỉnh gồm: báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch; kiểm
tra trực tiếp tình hình thực hiện quy hoạch ở các ngành, địa phương (thông qua
báo cáo tại các hội nghị hoặc đi kiểm tra thực tế).
3. Trên cơ sở kế hoạch theo dõi,
đánh giá quy hoạch chung của tỉnh, các ngành, địa phương lập kế hoạch theo dõi,
đánh giá quy hoạch thuộc lĩnh vực do ngành, địa phương quản lý.
Điều 15. Tổ chức theo dõi, đánh
giá
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì,
phối hợp với Sở Tài chính, các ngành, địa phương chịu trách nhiệm tổ chức theo
dõi đánh giá quy hoạch theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Các ngành, địa phương tổ chức theo dõi, đánh giá quy hoạch theo kế hoạch của
ngành, địa phương.
Mỗi đợt kiểm tra, cơ quan chủ trì
phải có báo cáo cụ thể kết quả kiểm tra với Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Cuối năm, căn cứ báo cáo của các
ngành, địa phương về tình hình thực hiện công tác quy hoạch, kết quả kiểm tra
trực tiếp tình hình thực hiện quy hoạch, Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo
cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện công tác quy hoạch; các đề
xuất, kiến nghị; đồng thời chuẩn bị cho kế hoạch lập, điều chỉnh quy hoạch năm
sau.
Chương 6.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Tổ chức thực hiện
Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban,
ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân liên
quan có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh các quy định hiện hành của Nhà nước
về công tác quy hoạch và những nội dung quy định tại văn bản này.
Quá trình thực hiện nếu có khó
khăn, vướng mắc cần giải quyết, các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, các tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời với Ủy ban nhân dân tỉnh
(thông qua Sở Kế hoạch và Đầu tư) để xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.