Quyết định 228/QĐ-TTg năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Kết luận 13-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 228/QĐ-TTg
Ngày ban hành 10/02/2014
Ngày có hiệu lực 10/02/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 228/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 10 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 13-KL/TW NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54-NQ/TW NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2005 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Kết luận số 13-KL/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN; các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTTH (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 13-KL/TW NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 54-NQ/TW NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 2005 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BẢO ĐẢM QUỐC PHÒNG, AN NINH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành theo Quyết định số 228/QĐ-TTg ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Để triển khai thực hiện Kết luận số 13-KL/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) để làm căn cứ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương trong vùng tổ chức thực hiện nhằm đưa vùng đồng bằng sông Hồng thực sự trthành trung tâm kinh tế chất lượng cao, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, y tế và giao dịch quốc tế của cả nước với những nội dung như sau:

I. PHẠM VI THỰC HIỆN

Vùng đồng bằng sông Hồng (sau đây gọi tắt là Vùng) gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình.

II. MỤC TIÊU

1. Xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các "đột phá chiến lược", tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành một trong những đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế (bao gồm cả kinh tế biển); góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân và từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các địa phương trong vùng; cải thiện môi trường sinh thái; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

2. Huy động tối đa sức mạnh tổng hợp, phát huy triệt để tiềm năng, lợi thế để xây dựng vùng đồng bằng sông Hồng thực sự trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và du lịch chất lượng cao. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh tế và giá trị cạnh tranh của các sản phẩm chủ lực trong vùng. Khuyến khích phát minh, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm. Thực hiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; ưu tiên sử dụng và đãi ngộ đối vi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao.

3. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 9,6%/năm; GDP bình quân đầu người đến năm 2020 của Vùng bằng 1,3 lần mức trung bình của cả nước; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm khoảng 1 - 2%,... Bảo đảm đạt được các mục tiêu theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 795/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2013.

III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, chỉ đạo tổ chức triển khai toàn diện, đồng bộ, các nhiệm vụ về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh theo Kết luận số 13-KL/TW của Bộ Chính trị, tập trung vào một số nội dung sau:

1. Xây dựng cơ chế liên kết phối hợp giữa các địa phương để điều phối các hoạt động chung trong Vùng nhằm giải quyết những vấn đề mang tính chất vùng và liên vùng, đồng thời phát huy tối đa lợi thế của từng địa phương; tiếp tục rà soát, điều chỉnh công tác quy hoạch bảo đảm sự phát triển gắn kết, hài hòa giữa các tỉnh, thành phố.

2. Duy trì tốc độ tăng trưởng hợp lý, bền vững; phát triển có trọng tâm, trọng đim đối với một số ngành mũi nhọn có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển. Ưu tiên hỗ trợ đối với vùng sản xuất lúa gạo nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, hạn chế việc chuyển đất lúa để làm công nghiệp, đô thị, giữ gìn, bảo vệ đất trồng lúa. Hình thành và phát triển một số sản phẩm chủ lực của Vùng mang thương hiệu Việt Nam, có sức cạnh tranh quốc tế. Chú trọng đẩy nhanh tốc độ phát triển các tỉnh Nam đồng bằng sông Hồng, phát huy tốt hơn nữa vai trò đầu tàu của vùng Kinh tế trọng đim Bắc Bộ và vai trò của trục động lực phát triển kinh tế: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trong việc phát triển kinh tế của Vùng.

3. Tập trung nguồn lực phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng có trọng tâm, trọng điểm, phân kỳ đầu tư hợp lý, bảo đảm cân đối đủ nguồn lực đầu tư, tránh đầu tư dàn trải. Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi với phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn. Huy động mọi nguồn lực đầu tư (vốn trong nước, vốn FDI, vốn ODA, vốn vay các tổ chức tín dụng quốc tế...) với đa dạng hóa hình thức đầu tư (BTO, BOT, PPP,...) để đy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình, dự án trọng điểm của Vùng, đặc biệt là hệ thống hạ tầng tạo sự kết nối liên Vùng và giữa Vùng với cả nước như đường cao tốc, cảng biển, cảng hàng không, các tuyến đường sắt hiện có,...

4. Tăng cường đầu tư giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của Vùng và cả nước; tiếp tục đầu tư xây dựng các trung tâm nghiên cứu, đào tạo, y tế chất lượng cao đạt trình độ khu vực và quốc tế ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nam... Đy nhanh tiến độ di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội; mở rộng quy mô một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa đang quá tải; phát trin mô hình bệnh viện vệ tinh tại các tỉnh để giảm tải cho các bệnh viện tuyến Trung ương; củng cố mạng lưới các cơ sở y tế dự phòng từ Trung ương đến địa phương, các cơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền; chú trọng phát triển lĩnh vực y tế tư nhân.

[...]