Quyết định 2622/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 2622/QĐ-TTg
Ngày ban hành 31/12/2013
Ngày có hiệu lực 31/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Thương mại,Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2622/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về sa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại tờ trình số 6158/TTr-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với những nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, quy hoạch tng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, thống nhất với các quy hoạch ngành, lĩnh vực. Xây dựng Quảng Ninh là cực tăng trưởng, là cửa ngõ hợp tác kinh tế quốc tế, là nguồn cung cấp nguyên liệu và năng lượng của quốc gia.

2. Phát triển kinh tế - xã hội bền vững phù hợp với các mục tiêu của chiến lược tăng trưởng xanh của Việt Nam. Cơ cấu nền kinh tế từng bước dịch chuyển từ các hoạt động “nâu” sang “xanh”, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ và các ngành công nghiệp phi khai khoáng, đồng thời đảm bảo hoạt động khai thác than được sạch hơn và bền vững hơn.

3. Phát triển kinh tế - xã hội dựa trên nội lực là chính kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài tạo nên bước đột phá trên cơ sở phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh, tiềm năng đặc biệt, cơ hội nổi trội như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa độc đáo và đa dạng của Quảng Ninh. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển và làm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

4. Phát triển kinh tế đi đôi với đảm bảo an sinh xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, nâng cao mức sống của người dân, đảm bảo phát triển và công bằng xã hội giữa các tầng lớp nhân dân, giữa khu vực nông thôn với thành thị và giữa các địa phương trong tỉnh.

5. Chủ động hội nhập và hợp tác quốc tế, nắm bắt các điều kiện thuận lợi, khắc phục các tác động tiêu cực của các xu thế kinh tế quốc tế và khu vực; bảo đảm đường biên gii ổn định, hòa bình, hữu nghị hp tác và phát trin với Trung Quốc. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm vững chắc quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới trên bộ, trên biển; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020, xây dựng Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, là một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc và cả nước với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị đồng bộ, hiện đại, giảm nghèo bền vững, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đảm bảo giữ gìn và bảo vệ môi trường bền vững. Giữ gìn và phát huy tốt bản sắc dân tộc, bảo tn và phát huy bền vững Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và những khác biệt, đặc sắc của Vịnh Bái Tử Long; phấn đấu trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế:

- Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12% - 13%/năm, trong đó giai đoạn 2011 - 2015 đạt 9,5% - 10,5%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14% - 15%/năm; giai đoạn 2020 - 2030 đạt khoảng 6,7%/năm.

- Cơ cấu GDP năm 2015, dịch vụ chiếm 45,0% - 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 49,0% - 49,5%; nông nghiệp chiếm 5,0% - 5,5%. Năm 2020 dịch vụ chiếm 51% - 52%; công nghip và xây dựng chiếm 45% - 46%; nông nghiệp chiếm 3% - 4%. Đến năm 2030, dịch vụ chiếm khoảng 51%; công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 46%; nông nghiệp chiếm khoảng 3%.

- GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2015 đạt 3.600 - 4.000 USD; năm 2020 đạt 8.000 - 8.500 USD; năm 2030 đạt khoảng 20.000 USD.

- Phấn đấu đến năm 2020: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng từ 18 - 20%/năm; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 11 - 12%/năm, nhập khẩu 10 - 11%/năm; tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trên 10%/năm.

b) Về văn hóa xã hội, giáo dục đào tạo:

- Tốc độ tăng dân số tự nhiên 1,11%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,96%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia mới) giảm 1,1%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 0,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020; tỷ lệ thất nghiệp thành thị duy trì ở mức dưới 4,3%.

- Đến năm 2015: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt 73%; tỷ lệ số xã có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế đạt 100%; tỷ lệ người có bảo hiểm y tế đạt trên 80%; tỷ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 10,5; tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân đạt 2,2; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 95%.

- Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo trong lực lượng lao động đạt 89%; tỷ lệ người có bảo hiểm y tế đạt trên 90%; tỉ lệ bác sĩ/vạn dân đạt 12,0; tỷ lệ dược sĩ đại học/vạn dân đạt 2,5; tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng đầy đủ đạt trên 98%.

- Huy động 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 100% trẻ hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, ở trung học cơ sở là 95%; 30% học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề; 90% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và duy trì tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 35 là hơn 99,5%.

[...]