Thứ 6, Ngày 25/10/2024

Quyết định 795/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 795/QĐ-TTg
Ngày ban hành 23/05/2013
Ngày có hiệu lực 23/05/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 795/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 23 tháng 05 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. VỊ TRÍ, VAI TRÒ

Vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) bao gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh, là cửa ngõ ở phía biển Đông với thế giới và là một trong những cầu nối trực tiếp giữa hai khu vực phát triển năng động là khu vực Đông Nam Á và Đông Bắc Á.

Vùng ĐBSH có dân cư đông đúc, có lịch sử phát triển lâu đời gắn với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó, vùng có Thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành phố quan trọng như thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh... đã tạo cho vùng có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng trung tâm đầu não về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học công nghệ của cả nước. Với các cơ quan Trung ương, các trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn và các trung tâm, cơ sở đào tạo, nghiên cứu và triển khai lớn của quốc gia, Vùng ĐBSH đã, đang và sẽ tiếp tục giữ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển của cả nước.

II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIN

- Phát triển kinh tế - xã hội vùng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, phù hợp với quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực của cả nước theo hướng mở, có khả năng hội nhập quốc tế sâu, rộng, gắn kết chặt chẽ với các vùng trong cả nước.

- Tận dụng tốt các lợi thế của Vùng để nâng cao tăng trưởng và khả năng cạnh tranh, gắn với phát triển bền vững. Ưu tiên phát triển có trọng tâm đối với một số ngành mũi nhọn có khả năng tạo động lực và dẫn dắt các ngành khác phát triển, tạo được thương hiệu đặc trưng cho sản phm của Vùng.

- Là vùng đi đầu của cả nước trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng xanh hóa, phát thải thấp và phù hp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

- Phát triển nhanh các ngành kinh tế, nâng cao rõ rệt thu nhập của lao động và chất lượng cuộc sống dân cư; kết hp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế và bảo đảm quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền của Tổ quốc.

- Đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản thiên nhiên, các nhu cầu an sinh và trật tự an toàn xã hội.

III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng Vùng ĐBSH thực sự là địa bàn tiên phong của cả nước thực hiện các “đột phá chiến lược”, tái cấu trúc kinh tế, đổi mới thành công mô hình tăng trưởng, trở thành đầu tàu của cả nước về phát triển kinh tế, đảm đương vai trò to lớn đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và trật tự an toàn xã hội.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về kinh tế:

- Nâng tỷ trọng đóng góp cho GDP cả nước của vùng từ 24,7% năm 2010 lên 26,6% năm 2015 và 28,7% năm 2020; tỷ trọng đóng góp cho xuất khẩu cả nước lên 32,5% vào năm 2015 và 35,0% vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020 các địa phương trong vùng đều trích nộp cho ngân sách Trung ương.

- Nâng cao thu nhập bình quân đầu người lên 2.500 USD vào năm 2015 và khoảng 4.180 USD vào năm 2020 (bằng 1,3 lần mức trung bình của cả nước). Năng suất lao động năm 2020 gấp ít nhất 2,3 lần so với năm 2010.

- Phấn đấu đến năm 2020 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP của Vùng đạt 7-7,5%; công nghiệp, xây dựng từ 45 - 47%; dịch vụ từ 46 - 48%.

- Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu tăng 16 - 18%/năm trong cả kỳ quy hoạch. Tiến dần đến cân bằng cán cân xuất - nhập khu và đạt mức xuất siêu trung bình 3 - 4 tỷ USD/năm.

- Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân đạt khoảng 20%/năm.

b) Về văn hóa - xã hội:

[...]