Quyết định 2166/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2020

Số hiệu 2166/QĐ-UBND
Ngày ban hành 06/09/2014
Ngày có hiệu lực 06/09/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Lê Thanh Cung
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2166/QĐ-UBND

Bình Dương, ngày 06 tháng 09 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM BỊ NHIỄM HIV/AIDS, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, TRẺ EM KHUYẾT TẬT NẶNG VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI, THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 647/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013 - 2020;

Căn cứ Công văn số 1699/LĐTBXH-BTXH ngày 20/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc triển khai thực hiện Đề án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 2013-2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 79/TTr-SLĐTBXH ngày 28/7/2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa dựa vào cộng đồng trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2020.

Điều 2. Giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức, triển khai thực hiện Đề án này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ LĐTBXH;
- TTTU, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT;
- Các Sở: LĐTBXH, KHĐT, TC, YT, GD-ĐT, TTTT, TP, VHTTDL;
- UBMTTQ tỉnh và các đoàn thể;
- UBND các huyện, tx, tp;
- LĐVP, Thái, TH;
- Lưu: VT.

CHỦ TỊCH




Lê Thanh Cung

 

ĐỀ ÁN

CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, TRẺ EM KHUYẾT TẬT NẶNG VÀ TRẺ EM BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI THIÊN TAI, THẢM HỌA DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2014 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 2166/QĐ-UBND ngày 06/9/2014 của UBND tỉnh)

I. Đặc điểm tình hình

Tỉnh Bình Dương là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cơ cấu hành chính hiện nay có 01 thành phố, 04 thị xã và 04 huyện với 91 đơn vị hành chính cấp xã (48 xã, 41 phường, 02 thị trấn); diện tích tự nhiên là 2.695,22 km2, dân số khoảng 1,8 triệu người; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng 13,5%/năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh đến cuối năm 2013 với tỷ trọng tương ứng: công nghiệp (61,3%) - dịch vụ (35,3%) - nông nghiệp (3,4%). Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh luôn quan tâm thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trợ giúp các đối tượng yếu thế có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Trong đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em nhiễm HIV/AIDS, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em khuyết tật nặng và trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thảm họa (gọi chung là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đặc biệt quan tâm, thông qua các chính sách trợ giúp xã hội từ nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn tài trợ, vận động, huy động từ xã hội.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập do tình hình tăng dân số cơ học quá nhanh (7,3%/năm), những tác động tiêu cực của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa (ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...) ảnh hưởng đến đời sống người dân, nhất là đối tượng trẻ em. Vì vậy, trong thời gian tới, công tác bảo vệ trẻ em nói chung, nhất là đối với trẻ em đặc biệt khó khăn cần phải được tăng cường.

II. Thực trạng và kết quả thực hiện:

1. Thực trạng:

Đến ngày 31/12/2013, tổng số trẻ em dưới 16 tuổi trên địa bàn tỉnh là 408.910 trẻ (chiếm 23,7% trên tổng số dân), trong đó trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (viết tắt TECHCĐBKK) là 7.486 em (chiếm 1,8% trên tổng số trẻ em dưới 16 tuổi), đa số thuộc các hộ gia đình nghèo, khó khăn và các hộ dân nhập cư đến Bình Dương làm ăn sinh sống; cụ thể:

- Trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi: 3.835 trẻ (51,21% tổng số TECHCĐBKK).

- Trẻ em bị khuyết tật: 2.220 trẻ (29,64% tổng số TECHCĐBKK).

- Trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học: 109 trẻ (1,4% tổng số TECHCĐBKK).

- Trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS: 36 trẻ (0,4% tổng số TECHCĐBKK).

2. Kết quả thực hiện:

Thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005 - 2010 (gọi tắt là Đề án 65), tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện và đạt một số kết quả như sau:

[...]