BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------
|
Số:
216/QĐ-TCLN-VP
|
Hà
Nội, ngày 16 tháng 8 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN
LÝ, TRƯỞNG PHÒNG, PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG
CỤC LÂM NGHIỆP
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
Căn cứ Quyết định số
04/2010/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 855/QĐ-BNN-TCCB ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định tiêu chuẩn chức danh cán
bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 521/QĐ-BNN-TCCB ngày 18 tháng 2 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định tạm thời Tiêu chuẩn Trưởng
phòng, Phó trưởng phòng và tương đương các Cục, Vụ, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Tổng cục,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo,
quản lý, trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương các cơ quan, đơn vị thuộc
Tổng cục Lâm nghiệp.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Vụ TCCB (B/c);
- Lãnh đạo TC;
- Lưu VT.
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
Hứa Đức Nhị
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ, TRƯỞNG PHÒNG,
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ THUỘC TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 216/QĐ-TCLN-VP Ngày 16 tháng 8 năm 2010)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định tiêu chuẩn
chung và tiêu chuẩn cụ thể của các vị trí chức danh cán bộ lãnh đạo, trưởng
phòng, phó trưởng phòng và tương đương của các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục
Lâm nghiệp.
Điều 2.
Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn
1. Cán bộ khi được xem xét bổ
nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương của
các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp phải đảm bảo các tiêu chuẩn chung
và tiêu chuẩn cụ thể của từng chức danh theo quy định của Đảng, Nhà nước, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Quy định này.
2. Tiêu chuẩn nêu tại Quy định
này là căn cứ xem xét bổ nhiệm, quy hoạch cán bộ và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi
dưỡng nhằm chuẩn hoá đội ngũ cán bộ theo từng chức danh.
Chương II
TIÊU CHUẨN CHUNG
Điều 3.
Tiêu chuẩn chung
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc,
tận tuỵ phục vụ nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của
Nhà nước.
2. Cần kiệm liêm chính, chí công
vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức tổ
chức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được
nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ hiểu biết về lý
luận chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước; có trình độ văn hoá, chuyên môn, đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có
hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Năng
lực lãnh đạo và quản lý
1. Đối với chức danh lãnh đạo
các cơ quan quản lý nhà nước thuộc Tổng cục lâm nghiệp:
a) Am hiểu về chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực
bảo vệ và phát triển rừng;
b) Giữ vai trò trung tâm đoàn kết,
tập hợp được sức mạnh đội ngũ cán bộ thuộc đơn vị;
c) Có kinh nghiệm lãnh đạo và quản
lý, có năng lực quản lý vĩ mô toàn ngành lâm nghiệp và lĩnh vực công tác được
giao, đã qua công tác quản lý, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, được tập thể lãnh
đạo và quần chúng tín nhiệm;
d) Có năng lực tham gia các quyết
định của tập thể và khả năng tổ chức thực hiện các quyết định đó.
2. Đối với chức danh lãnh đạo
các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục lâm nghiệp:
a) Am hiểu về chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là trong lĩnh vực
được phân công phụ trách;
b) Có năng lực và trình độ
chuyên môn phù hợp với lĩnh vực phụ trách. Đối với lãnh đạo Viện Điều tra quy
hoạch rừng phải có kinh nghiệm về điều tra và quy hoạch rừng; đối với lãnh đạo
các Vườn Quốc gia phải có kinh nghiệm về bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên, quản
lý các khu rừng đặc dụng.
c) Giữ vai trò trung tâm đoàn kết,
tập hợp được sức mạnh đội ngũ cán bộ thuộc đơn vị;
d) Có năng lực tham gia các quyết
định của tập thể và khả năng tổ chức thực hiện các quyết định đó.
3. Đối với trưởng phòng, phó trưởng
phòng và tương đương của các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục lâm nghiệp:
a) Am hiểu về chủ trưởng, đường
lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhất là trong lĩnh vực được
giao phụ trách;
b) Có trình độ chuyên môn sâu và
phù hợp với lĩnh vực công tác được giao;
c) Hoàn thành tốt nhiệm vụ, được
tập thể lãnh đạo và quần chúng tín nhiệm.
Điều 5. Tuổi
bổ nhiệm lần đầu đối với các vị trí chức danh
Đối với chức danh lãnh đạo các
cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục, tuổi bổ nhiệm lần đầu không quá 55 đối với nam,
và không quá 50 đối với nữ; đối với cấp trưởng, phó phòng và tương đương không
quá 50 đối với nam, và không quá 45 đối với nữ.
Chương III
TIÊU CHUẨN CỤ THỂ ĐỐI VỚI
TỪNG CHỨC DANH
Điều 6. Tiêu
chuẩn chức danh Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh văn phòng, Chánh thanh tra, Viện
trưởng, Giám đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp
1. Là chuyên viên chính hoặc
tương đương trở lên.
2. Có bằng đại học trở lên phù hợp
với lĩnh vực công tác được giao, cụ thể:
a) Đối với Vụ Phát triển rừng, Vụ
Sử dụng rừng, Viện Điều tra quy hoạch rừng: chuyên ngành lâm nghiệp (trong đó
ưu tiên đối với Vụ Phát triển rừng là chuyên ngành lâm sinh, Vụ Sử dụng rừng là
chuyên ngành công nghiệp rừng, Viện Điều tra quy hoạch rừng là chuyên ngành lâm
sinh hoặc công nghiệp rừng);
b) Vụ Bảo tồn thiên nhiên:
chuyên ngành lâm nghiệp (trong đó ưu tiên chuyên ngành lâm sinh, quản lý tài
nguyên rừng và môi trường); sinh học; môi trường;
c) Vụ Khoa học công nghệ và Hợp
tác quốc tế: chuyên ngành lâm nghiệp;
d) Vụ Kế hoạch – Tài chính:
chuyên ngành kinh tế lâm nghiệp hoặc kinh tế, tài chính;
đ) Cục Kiểm lâm, Thanh tra Tổng
cục: chuyên ngành lâm nghiệp; luật;
e) Cơ quan quản lý CITES: chuyên
ngành lâm nghiệp; sinh học; luật; ngoại thương;
g) Văn phòng Tổng cục: chuyên
ngành lâm nghiệp; quản lý hành chính công và các chuyên ngành phù hợp khác;
h) Vườn quốc gia: chuyên ngành
lâm nghiệp (ưu tiên chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng và môi trường); sinh học;
môi trường.
Đối với những trường hợp không
có văn bằng chuyên môn phù hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải am hiểu
sâu sắc lĩnh vực được giao quản lý.
3. Có một ngoại ngữ thông dụng ở
trình độ C trở lên; ưu tiên người có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ phục
vụ cho công việc được giao. Đối với Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác
quốc tế, Giám đốc Cơ quan quản lý CITES yêu cầu thông thạo một ngoại ngữ thông
dụng.
4. Có trình độ lý luận chính trị
cao cấp hoặc cử nhân chính trị.
5. Có 5 năm công tác trở lên
trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành được giao; ưu tiên người có kinh nghiệm công tác tại địa phương,
đơn vị cơ sở.
Những trường hợp không có văn bằng
chuyên môn phù hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì phải có thời gian công tác
trong ngành lâm nghiệp và lĩnh vực được giao từ 10 năm trở lên.
Điều 7. Tiêu
chuẩn chức danh Phó vụ trưởng, Phó cục trưởng, Phó chánh văn phòng, Phó chánh
thanh tra, Phó viện trưởng, Phó giám đốc các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Lâm
nghiệp
1. Là chuyên viên chính hoặc
tương đương trở lên.
2. Có bằng đại học trở lên phù hợp
với lĩnh vực công tác được giao. Các chuyên ngành cụ thể áp dụng theo khoản 2,
Điều 6 của Quy định này.
3. Có một ngoại ngữ thông dụng ở
trình độ C trở lên; ưu tiên người có khả năng sử dụng thông thạo ngoại ngữ phục
vụ cho công việc được giao. Đối với Phó vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Hợp
tác quốc tế, Phó giám đốc Cơ quan quản lý CITES yêu cầu thông thạo một ngoại ngữ
thông dụng.
4. Có trình độ lý luận chính trị
cao cấp, cử nhân chính trị hoặc đang theo học lớp lý luận chính trị cao cấp.
5. Có 5 năm công tác trở lên
trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên
môn, chuyên ngành được giao, ưu tiên đối với
người có kinh nghiệm công tác tại
địa phương, đơn vị cơ sở.
Những trường hợp không có văn bằng
chuyên môn phù hợp quy định tại khoản 2 Điều 6 của Quy định này thì phải có thời
gian công tác trong ngành lâm nghiệp và lĩnh vực được giao từ 7 năm trở lên.
Điều 8. Tiêu
chuẩn chức danh Trưởng phòng và tương đương
1. Là chuyên viên hoặc tương
đương trở lên.
2. Có bằng đại học trở lên phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của phòng và của đơn vị.
3. Có một ngoại ngữ thông dụng
trình độ B trở lên; ưu tiên người có khả năng giao tiếp thông thường và sử dụng
ngoại ngữ phục vụ cho công việc được giao.
4. Có trình độ lý luận trung cấp
hoặc tương đương trở lên, hoặc đang theo học lớp lý luận chính trị từ trung cấp
trở lên.
5. Có 5 năm công tác trở lên
trong ngành, trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác về lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành được giao.
Điều 9. Tiêu
chuẩn Phó trưởng phòng và tương đương
1. Là chuyên viên hoặc tương
đương trở lên.
2. Có bằng đại học trở lên phù hợp
với chức năng, nhiệm vụ của phòng và của đơn vị.
3. Có tối thiểu một ngoại ngữ
thông dụng trình độ B trở lên; ưu tiên người có khả năng giao tiếp thông thường
và sử dụng ngoại ngữ phục vụ cho công việc được giao.
4. Có trình độ lý luận trung cấp
hoặc tương đương trở lên, hoặc đang theo học lớp lý luận chính trị từ trung cấp
trở lên.
5. Có 3 năm công tác trở lên
trong ngành, trong đó có ít nhất 2 năm làm công tác về lĩnh vực chuyên môn,
chuyên ngành được giao.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10.
Trách nhiệm thi hành
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Tổng cục căn cứ quy định này tổ chức thực hiện ở cơ quan, đơn vị, quy định
tiêu chuẩn đối với các chức danh cho phù hợp với đơn vị mình.
2. Chánh văn phòng Tổng cục có
trách nhiệm theo dõi, đôn đốc tổng hợp việc thực hiện quy định này.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có vướng mắc cơ quan, đơn vị cần kịp thời báo cáo Tổng cục (thông qua Văn phòng
Tổng cục) để tổng hợp báo cáo Tổng cục trưởng xem xét, giải quyết./.