Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 2125/QĐ-UBND năm 2014 về công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

Số hiệu 2125/QĐ-UBND
Ngày ban hành 13/08/2014
Ngày có hiệu lực 13/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Sơn La
Người ký Cầm Ngọc Minh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2125/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 13 tháng 8 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ QUY HOẠCH BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TỈNH SƠN LA ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

Căn cứ Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 16 tháng 7 năm 2014 của HĐND tỉnh Sơn La về việc thông qua Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 904/TTr-STNMT ngày 08 tháng 8 năm 2014,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Sơn La đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Bảo tồn và nâng cao tính đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh bao gồm các hệ sinh thái, các loài, nguồn gen và các chức năng của chúng phục vụ phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo đến mức cao nhất an ninh sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh - quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020

- Bảo tồn phát triển các hệ sinh thái đặc thù vốn có của tỉnh Sơn La và giám sát đa dạng sinh học tỉnh Sơn La.

- Xây dựng dự án đầu tư cho khu bảo tồn thiên nhiên mới và khu bảo vệ cảnh quan (văn hóa - lịch sử - môi trường).

- Xây dựng các v­ườn thực vật, trại cứu hộ, thuần dưỡng. Xây dựng cơ sở dữ liệu về các loài vật nuôi, cây trồng bản địa và quý hiếm. Đánh giá sự hiện diện các nhóm sinh vật ngoại lai và sự xâm lấn của chúng đối với các nhóm sinh vật bản địa.

- Quản lý bền vững đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Đánh giá tác động đến môi tr­ường và đa dạng sinh học của các chương trình phát triển trên địa bàn tỉnh.

- Tăng c­ường năng lực cho cơ quan quản lý và bảo vệ đa dạng sinh học.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu đa dạng sinh học.

II. TẦM NHÌN BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2030

Đến năm 2030, xã hội khẳng định được tầm quan trọng của đa dạng sinh học là nền tảng đảm bảo cho phát triển bền vững của tỉnh cũng như toàn quốc; tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái được bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững dựa trên một hệ thống cơ sở dữ liệu khoa học tiên tiến, pháp luật, chính sách và cơ chế quản lý hiệu lực và hiệu quả nhằm phục vụ lợi ích thiết yếu cho xã hội bao gồm phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, đảm bảo đến mức cao nhất an ninh sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh - quốc phòng.

III. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Đến năm 2020

1.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng tự nhiên đặc thù của tỉnh Sơn La

1.1.1. Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng

[...]