Quyết định 2117/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định 2085/QĐ-TTg trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 2117/QĐ-UBND
Ngày ban hành 29/09/2017
Ngày có hiệu lực 29/09/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2117/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 29 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chính sách đặc thù hỗ trợ phát trin kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ Văn bản số 1025/UBDT-CSDT ngày 26/9/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc góp ý dự thảo Đề án theo Quyết định 2085/QĐ-TTg tỉnh Lâm Đồng;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 371/TTr-BDT ngày 29/9/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Điều 2. Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và các địa phương tổ chức thực hiện Đề án; có trách nhiệm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện hàng năm, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Đề án, định kỳ báo cáo UBND tỉnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Ủy ban Dân tộc;
- C
ác Bộ: KH&ĐT, TC, TN&MT, NN&PTNT;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như điều 3;
- LĐVP;
- Lưu VT, TH
1.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phạm S

 

ĐỀ ÁN

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 2085/QĐ-TTG NGÀY 31/10/2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số: 2117/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Lâm Đồng)

Phần I

TÌNH HÌNH CHUNG

Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây Nguyên, tổng diện tích tự nhiên 9.783,34 km2; có 12 đơn vị hành chính (gồm: 10 huyện; 02 thành phố: Đà Lạt và Bảo Lộc), 01 huyện (Đam Rông) thuộc diện đầu tư hỗ trợ theo Nghị quyết 30a ngày 27/12/2008 của Chính phủ; 147 đơn vị hành chính cấp xã (gồm: 117 xã; 18 phường; 12 thị trấn); 1.573 thôn, buôn, tổ dân phố. Dân số (đến hết năm 2016) là 1.289.326 người, với 43 dân tộc sinh sống; trong đó: đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) chiếm khoảng 24,1% (66.536 hộ với 309.636 người; riêng các dân tộc gốc Tây Nguyên chiếm khoảng 17% dân số); 66 xã và 468 thôn có trên 20% ĐBDTTS. Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh cuối năm 2016 là 5,19 % (giảm 1,58 % so với năm trước), trong đó, tỷ lệ hộ nghèo ĐBDTTS là 14,71% (giảm 4,34 % so với năm trước).

Theo Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ số, tỉnh Lâm Đồng có: 77 xã khu vực I; 62 xã khu vực II (có 116 thôn đặc biệt khó khăn - ĐBKK); 8 xã khu vực III (34 thôn ĐBKK).

Trong những năm qua, nền kinh tế của tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng khá, GDP năm sau cao hơn năm trước; đầu tư toàn xã hội tăng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, đã từng bước khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành để phục vụ cho sự nghiệp phát triển; những vấn đề bức xúc trong xã hội được quan tâm giải quyết, không còn hộ đói, shộ nghèo giảm nhanh.

Thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/3/2007 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào DTTS giai đoạn 2007 - 2010; số 54/2012/QĐ-TTg ngày 04/12/2012 ban hành chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015; số 755/QĐ-TTg ngày 20/05/2013 phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản ĐBKK và các quy định khác có liên quan, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức triển khai thực hiện và đạt được những kết quả nhất định, góp phần giải quyết những khó khăn, từng bước ổn định đời sống cho hộ ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, do nguồn lực đầu tư còn hạn chế và do các nguyên nhân khách quan nên một số nội dung trong thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt, ĐCĐC và vay vốn phát triển sản xuất cho hộ ĐBDTTS nghèo chưa đạt được kết quả như mong muốn, số hộ ĐBDTTS nghèo thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt và có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất còn chiếm tỷ lệ cao cần được Nhà nước tiếp tục quan tâm đầu tư hỗ trợ bằng nhiều chương trình, dự án, chính sách khác.

Chính vì vậy, việc triển khai xây dựng Đề án theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2017 - 2020 trên địa bàn tỉnh là rt cn thiết, thhiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đtiếp tục đầu tư để phát triển sản xuất, ổn định nơi ở và cải thiện cuộc sống cho ĐBDTTS nghèo và hộ nghèo tại các xã, thôn ĐBKK gắn với giữ vững an ninh quốc phòng, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Phần II

KẾT QUẢ THỰC HIỆN MỘT SỐ CHÍNH SÁCH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG NHỮNG NĂM QUA

[...]