ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH BÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1263/QĐ-UBND
|
Ninh Bình, ngày 28 tháng 9 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
V/V BAN HÀNH ĐỀ ÁN THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN
2017-2020.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa
phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg
ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách đặc thù hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017-2020;
Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg
ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt
khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020;
Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT
ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ;
Công văn số 468/UBDT-CSDT ngày 26/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc xác định đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Xét đề nghị của Chánh văn phòng Ủy
ban nhân dân tỉnh,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án thực hiện
chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và
miền núi tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2017-2020.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký và thay thế Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 20/9/2017 của UBND tỉnh Ninh
Bình.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế
hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường; Ngân hàng Chính sách xã hội
tỉnh; UBND huyện Nho Quan và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Ủy ban Dân tộc;
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Ban Dân vận Tỉnh ủy;
- Hội Liên Hiệp Phụ nữ tỉnh;
- Hội Nông dân tỉnh
- Lưu VT, VP5, VP8.
- QD-UBND.HB02CT134
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Chung Phụng
|
ĐỀ ÁN
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG
DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ MIỀN NÚI TỈNH NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1263/QĐ-UBND ngày 28 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh
Ninh Bình)
Phần I
SỰ CẦN THIẾT VÀ
CĂN CỨ PHÁP LÝ
I. Sự cần thiết
- Việc lập Đề án thực hiện một số
chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt phân tán
và nhu cầu vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội cho những hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở
xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình nhằm thực hiện
ngày càng tốt hơn chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về an sinh xã hội
đối với người dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đồng bào
dân tộc thiểu số trong xã, thôn đặc biệt khó khăn, tăng cường sự đoàn kết gắn
nói riêng và cả tỉnh nói chung.
- Việc lập Đề án để làm cơ sở triển
khai, tổ chức thực hiện hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt, vay vốn tín
dụng và chuyển đổi ngành nghề cho những hộ nghèo nhằm tạo điều kiện để giúp các hộ này phát triển sản xuất, cải thiện, ổn định và nâng cao hơn
nữa cuộc sống, đồng thời vươn lên thoát nghèo bền vững và
khá giàu; rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị với nông thôn và các đối
tượng trong xã hội.
II. Căn cứ pháp lý
- Căn cứ Quyết định số 2085/QĐ-TTg
ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính sách đặc thù hỗ
trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2017-2020;
- Căn cứ Quyết định số 582/QĐ-TTg
ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách thôn đặc biệt
khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn
2016-2020;
- Căn cứ Quyết định 59/2015/QĐ-TTg
ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận
đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;
- Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-UBDT
ngày 22/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định số
2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chính
sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền
núi giai đoạn 2017-2020;
- Căn cứ Công văn số 468/UBDT-CSDT ngày 26/5/2017 của Ủy ban Dân tộc về việc xác định đối tượng
thụ hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020.
Phần II
NỘI DUNG ĐỀ ÁN
I. Quan điểm, mục
tiêu:
1. Quan điểm:
a) Việc thực hiện đảm bảo nguyên tắc
hỗ trợ trực tiếp đến hộ gia đình, đúng mục đích, đối tượng, nhằm ổn định sản xuất,
cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo bền vững, nâng cao
dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tăng cường đoàn kết dân tộc,
ổn định trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng an ninh trên địa bàn.
b) Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn
thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các doanh nghiệp và cộng đồng dân tộc có
trách nhiệm tham gia vào việc thực hiện chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
c) Thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động nguồn lực và hỗ trợ như bằng tiền, vật liệu,
ngày công lao động và các hình thức khác để giải quyết chính sách theo phương
châm “nhân dân tự làm, nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ”.
d) Các hộ được hỗ trợ đất ở, đất sản
xuất, nước sinh hoạt phải sử dụng đúng mục đích để phát triển sản xuất, cải thiện
đời sống; không được tự ý chuyển nhượng, tặng, cho, cầm cố cho thuê đất ở, đất
sản xuất trong thời gian 10 năm, kể từ ngày được Nhà nước giao đất.
e) Thực hiện xã hội hoá với việc công
khai hóa chính sách, nguồn lực được hỗ trợ, tổ chức tốt việc
bình xét từ cơ sở, đảm bảo đúng (công bằng, đoàn kết trong
địa bàn dân cư, phù hợp với phong tục, tập mỗi dân tộc, vùng miền; phù hợp với
điều kiện thực tiễn và gắn với phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
2. Mục tiêu:
Tập trung giải quyết những vấn đề khó
khăn, bức xúc nhất về đời sống, từng bước cải thiện và nâng cao điều kiện sống
cho hộ dân tộc nghèo, hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; góp phần giảm nghèo bền
dần chênh lệch trong phát triển giữa vùng dân tộc thiểu số và vùng miền khác
trong tỉnh.
II. Đối tượng hỗ
trợ:
1. Đối tượng: Hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo (kể cả vợ hoặc
chồng là người dân tộc thiểu số) ở các thôn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và
miền núi; hộ nghèo (gồm cả dân tộc Kinh) ở xã khu vực III, thôn, bản đặc biệt
khó khăn sinh sống bằng nghề nông, lâm nghiệp; chưa có hoặc thiếu đất ở, đất sản
xuất; thiếu nước sinh hoạt; chưa được hưởng các chính sách của nhà nước hỗ trợ
về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt có trong danh sách hộ nghèo đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt, do UBND cấp xã quản lý được thông qua bình xét công
khai tại cộng đồng dân cư nơi các hộ đang sinh sống.
2. Kết quả xác định:
Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc,
UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo UBND các huyện, thành phố tổ chức xác định đối tượng
thụ hưởng chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc
thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020 theo đúng quy định, kết quả cụ thể như
sau:
- Tổng số huyện,
thành phố thực hiện xác định đối tượng thụ hưởng chính sách đặc thù: 06 huyện,
thành phố.
- Tổng số huyện, thành phố có đối tượng
thụ hưởng chính sách đặc thù: 01 huyện (huyện Nho Quan).
- Tổng số xã, phường, thị trấn có đối
tượng thụ chính sách đặc thù: 20 xã.
- Tổng số hộ được thụ hưởng chính
sách đặc thù: 1890 hộ.
Trong đó:
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách về
đất ở: 279 hộ.
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách về
đất sản xuất: 416 hộ.
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách
chuyển đổi nghề: 61 hộ.
+ Số hộ được thụ hưởng chính sách hỗ
trợ nước sinh hoạt phân tán: 754 hộ.
+ Số hộ được vay vốn từ Ngân hàng
chính sách xã hội: 380 hộ.
III. Các chính
sách hỗ trợ cụ thể:
1. Chính sách về đất ở:
- Đối với hộ không có đất ở: Thực hiện giao đất ở cho các hộ, hạn mức giao đất 250m2/hộ. Kinh phí
giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất do ngân sách nhà nước đảm bảo, với định mức
300.000 đồng/m2 (bảng giá đất cơ bản 150.000 đồng/m2 x 2 lần).
- Đối với hộ thiếu đất ở: Thực hiện giao đất còn thiếu cho hộ (đối với đơn vị còn quỹ đất) hoặc hỗ trợ kinh phí để mua lại đất của các hộ liền kề với diện
tích tương ứng còn thiếu, mức hỗ trợ 300.000 đồng/m2.
2. Chính sách về đất sản xuất:
- Mức hỗ trợ:
+ Đối với hộ chưa có đất: Mức hỗ trợ
từ ngân sách nhà nước 15 triệu đồng/hộ và được vay vốn Ngân sách Chính sách xã
hội.
+ Đối với hộ thiếu đất: Mức hỗ trợ từ
ngân sách nhà nước tương ứng với diện tích đất còn thiếu so với mức bình quân
chung trên địa bàn xã và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội.
- Hình thức hỗ trợ:
+ Đối với các xã còn quỹ đất: Thực hiện
giao đất sản xuất cho các hộ, hạn mức giao đất bằng mức bình quân chung của xã;
trường hợp phải khai hoang, phục hóa, cải tạo đất, ngân sách nhà nước hỗ trợ 15
triệu đồng/hộ.
+ Đối với các xã không còn quỹ đất:
Thực hiện hỗ trợ chuyển đổi nghề thay thế đất sản xuất, mức hỗ trợ bằng tiền tối
đa 05 triệu đồng/hộ và được vay vốn Ngân sách Chính sách xã hội.
3. Chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt: Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/hộ để xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt
(xây bể nước, đào giếng, khoan giếng...).
4. Chính sách vay tín dụng ưu đãi: Mức vay tối đa 50 triệu đồng/hộ.
IV. Tổng hợp nhu cầu
kinh phí thực hiện: 46.558 triệu đồng.
1. Hỗ trợ đất ở:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách:
279 hộ (diện tích đất 6,19 ha), trong đó hộ không có đất ở 242 hộ (diện tích
5,87 ha), hộ thiếu đất ở 37 hộ (diện tích 0,32 ha).
- Kinh phí thực hiện: 18.570 triệu
đồng (300.000 đồng/m2 x 6,19 ha).
2. Hỗ trợ đất sản xuất:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách:
416 hộ (diện tích 70,6 ha), trong đó hộ không có đất sản xuất 201 hộ (diện tích
39 ha), hộ thiếu đất sản xuất 215 hộ (diện tích 31,6 ha).
- Kinh phí thực hiện: 6.240 triệu
đồng (416 hộ x 15 triệu đồng/hộ).
3. Hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách:
754 hộ.
- Kinh phí thực hiện: 1.131 triệu đồng (754 hộ x 1,5 triệu đồng/hộ).
4. Vay vốn tín dụng ưu đãi từ ngân
hành chính sách xã hội:
- Tổng số hộ được hưởng chính sách:
380 hộ.
- Kinh phí thực hiện: 19.000 triệu
đồng (380 hộ x 50 triệu đồng/hộ).
5. Hỗ trợ chuyển đổi nghề:
- Kinh phí thực hiện: 305 triệu đồng
6. Vốn quản lý chương trình (5%):
- Kinh phí thực hiện: 1.312 triệu
đồng
(Chi
tiết có biểu số 1 và 2 kèm theo)
V. Thời gian thực
hiện: Giai đoạn 2017-2020.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài
chính: Căn cứ chức năng nhiệm vụ bố trí vốn cho UBND huyện Nho Quan để tổ chức thực hiện Đề án.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường: Căn cứ chức năng nhiệm vụ hướng dẫn UBND huyện Nho Quan về các thủ tục
liên quan đến giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được
hưởng chính sách, đảm bảo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ bố trí nguồn vốn và thực hiện cho vay theo
quy định.
4. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam tỉnh, Ban Dân vận Tỉnh ủy, Hội Liên hiệp Phụ nữ
tỉnh, Hội Nông dân tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ phối
hợp với các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động hội viên và toàn dân hưởng
ứng, tham gia thực hiện có hiệu đề án này.
5. UBND huyện Nho Quan: Chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn bộ việc thực hiện Đề án này, có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo các phòng ban chuyên môn,
UBND các xã tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách đảm bảo đúng đối tượng,
không để xảy ra thất thoát, tiêu cực.
- Phê duyệt danh sách hộ được hưởng
các chính sách hỗ trợ; xây dựng kế hoạch gửi các ngành có
liên quan để bố trí, đăng ký vốn để tổ chức thực hiện; thực hiện thanh, quyết
toán theo quy định;
- Định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp
kết quả, báo cáo UBND tỉnh và các ngành có liên quan.
6. Văn phòng UBND tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan đôn đốc, hướng dẫn
UBND huyện Nho Quan tổ chức thực hiện có hiệu các nội dung Đề án, định kỳ 6
tháng, hàng năm tổng hợp kết quả báo
cáo UBND tỉnh, Ủy ban Dân tộc và các bộ ngành liên quan./.