Quyết định 21/2002/QĐ-UB về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, bộ máy biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình

Số hiệu 21/2002/QĐ-UB
Ngày ban hành 13/03/2002
Ngày có hiệu lực 28/03/2002
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Đinh Hữu Cường
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/2002/QĐ-UB

Đồng Hới, ngày 13 tháng 3 năm 2002

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN; TỔ CHỨC, BỘ MÁY BIÊN CHẾ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG BÌNH

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;

- Căn cứ Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch thực hiện nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng (Khoá VIII);

- Căn cứ Nghị quyết số 16/2000/NQ-CP ngày 18/10/2000 của Chính phủ về việc tinh giản biên chế trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp;

- Căn cứ Thông tư số 07/LB-TT ngày 24/4/1996 của Liên bộ Bộ Nông nghiệp và PTNT và Ban tổ chức - Cán bộ chính phủ;

- Xét Đề án kiện toàn tổ chức, tinh giản biên chế của Sở Nông nghiệp và PTNT, theo đề nghị của Trưởng Ban tổ chức chính quyền tỉnh tại tờ trình số: 95/TCCQ ngày 18/2/2002,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức, bộ máy; biên chế của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Bình

Điều 2: Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng Ban tổ chức chính quyền tỉnh để sắp xếp lại tổ chức bộ máy và biên chế theo quy định. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Chính quyền tỉnh, thủ trưởng các ngành có liên quan và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- Ban TCCB-CP (b/c);
- T.vụ Tỉnh uỷ (b/cáo);
- TT HĐND tỉnh (b/cáo);
- Như điều 3;
- Ban tổ chức Tỉnh uỷ (b/cáo);
- Lưu VP-TCCQ .

TM/ UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
CHỦ TỊCH




Đinh Hữu Cường

 

QUY ĐỊNH

CHỨC NĂNG; NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN; TỔ CHỨC, BỘ MÁY; BIÊN CHẾ CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 21/2002/QĐ-UB ngày 13 tháng 3 năm 2002 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

Điều 1: Chức năng của Sở Nông nghiệp và PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân tỉnh, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Nông nghiệp, lâm nghiệp thuỷ lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu sự quản lý trực tiếp của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về nghiệp vụ chuyên môn chuyên ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước.

Điề0u 2: Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và PTNT

1. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các văn bản pháp quy (quyết định, chỉ thị...) để thực hiện Luật, Pháp lệnh và các văn bản pháp quy về lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, diêm nghiệp và phát triển nông thôn của Nhà nước và Bộ ban hành. Ban hành các văn bản theo thẩm quyền về lĩnh vực do Sở phụ trách;

2. Trình Uỷ ban nhân dân tỉnh chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch dài hạn và hàng năm trên địa bàn tỉnh và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt về các lĩnh vực:

- Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông lâm sản, diêm nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn;

- Quản lý, bảo vệ và phát triển vốn rừng, trồng rừng, khai thác chế biến lâm sản;

- Quản lý tài nguyên (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa nhiệt), quản lý việc xây dựng, khai thác công trình thuỷ lợi, công tác phòng chống lụt bão, bảo vệ đê điều (đê sông và đê biển), quản lý việc khai thác và phát triển tổng hợp các dòng sông trên địa bàn tỉnh; Quản lý nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn, thuộc trách nhiệm được giao.

- Quản lý Nhà nước và các hoạt động dịch vụ thuộc ngành ở địa phương.

[...]